TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM Văn bản pháp quy Hoạt động UBND huyện Long Điền Lịch làm việc của UBND xã An Nhứt
Thứ Năm, 28/3/2024
Tổng quan về xã
Họat động UBND
Sản phẩmDịch vụ
Tin hoạt động-KHCN
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Tin thời sự
Tin Thể Thao, Du Lịch
Sức khỏe và làm đẹp
Bộ máy hành chính
Văn Bản
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

cánh đồng lúa chín

hội thảo khoa học

lễ khánh thành trường TH Đặng Văn Dực

khám bệnh và cấp thuốc miễn phí

Trường tiểu học Đặng Văn Dực : Khai giảng năm học mới và đón bằng công nhận đạt chuẩn quốc gia

Lễ đoán nhận huân chương lao động hạng III của hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ xã An Nhứt

Tiếp nhận Hồ sơ của bộ phận một của Xã An Nhứt

Đại hồng chum của cơ sở đúc đồng Bảy Lai

Lượt truy cập: 232204
  CHĂN NUÔI

  Kỹ thuật nuôi ong
25/05/2018

1. Thành phần đàn ong
- Ong chúa: Bình thường mỗi đàn ong chỉ có một con ong chúa. Ong chúa của giống ong nội đẻ trung bình 400 - 600 trứng/ngày đêm. Ong chúa có hình dạng lớn nhất trong đàn: dáng cân đối, bụng thon dài, chúa mới đẻ có lớp lông tơ nhiều, mịn, bò nhanh nhẹn. Ong chúa là cá thể duy nhất có khả năng sinh sản để duy trì bầy đàn và điều tiết của hoạt động của đàn ong.
- Ong đực: Có màu đen và làm nhiệm vụ duy nhất là giao phối với ong chúa. Ong đực có thể sống trong 50 - 60 ngày. Sau khi giao phối, ong đực bị chết hoặc khi thiếu ăn chúng sẽ bị ong thợ đuổi ra ngoài và bị chết đói.
- Ong thợ: Có số lượng đông nhất trong đàn và có bộ phận sinh sản phát triển không đầy đủ. Ong thợ có cấu tạo cơ thể thích hợp với việc nuôi ấu trùng, thu mật và phấn hoa... Tuổi thọ của ong thợ chỉ kéo dài từ 5 - 8 tuần. Khi phải nuôi nhiều ấu trùng, lấy mật nhiều thì tuổi thọ giảm và ngược lại. Một số ong thợ làm nhiệm vụ trinh sát, bay đi tìm nguồn mật, phấn hoa và thông báo cho các ong thu hoạch biết đến hút mật chuyển cho ong tiếp nhận. Ong tiếp nhận tiết thêm men vào mật, quạt gió và chuyển dần mật từ các lỗ tổ ở phía dưới lên trên của bánh tổ.

2. Kỹ thuật chăm sóc
* Thế nào là một đàn ong cơ bản? 
Một đàn ong cơ bản là một đàn ong có đầy đủ thế hệ ong thợ và các thế hệ trứng và ấu trùng  ong. Số quân phải phủ kín xà cầu vào buổi sáng. Dựa trên tỷ lệ trứng và ấu trùng, nhộng ta có thể đánh giá được chất lượng đàn ong. Theo số ngày tuổi của trứng, ấu trùng và nhộng  của ong thợ thì tỷ lệ đó là: 1 phần trứng – 2 phần trùng - 4 phần nhộng. Đây là thế bền vững của một đàn ong. Nếu ta làm mất cân đối của một trong các tỉ lệ này thì đàng ong sẽ cố gắng sinh sản để trở lại thế cân bằng sinh học. 2. 

* Làm thế nào để tăng cầu ong? 
Một đàn ong muốn tăng thêm cầu thì phải hội đủ các yêu cầu sau:  
- Sức sinh sản chúa con dư  thừa. 
- Nguồn thức ăn dồi dào (dư phấn và mật).  
- Số lượng quân dư. 

* Làm thế nào để biết lúc nào tăng cầu được? 
Muốn thế, ta phải biết cách bố trí các cầu trong thùng ong và nhiệt độ cầu cho ấu trùng phát triển. 
• Nhiệt độ và ẩm độ. 
- Nhiệt độ: ong luôn luôn điều chỉnh để nhiệt độ trong tổ là 350 C. 

- Ẩm độ: ẩm độ trong đàn cũng cần điều chỉnh ở 95%.
• Cách bố trí cầu ong: Mỗi người có cách bố trí riêng của mình nhưng theo chúng tôi thì cách bố trí sau là hợp lý nhất. 
- Số 1: Cầu  để chứa phấn hoa cầu nằm ở vị trí sát vách thùng phía cửa tổ. 
- Số 2: Cầu trùng lớn từ 3 --> 6 ngày tuổi. Vì nhu cầu của cầu trùng này cần lượng thức ăn lớn nên nằm gần cầu chứa phấn rất tốt. 
- Số 3: Cầu trùng nhỏ từ 1 --> 3 ngày tuổi ở đây nhiệt độ tốt cho ấu trùng tuổi nhỏ. 
- Số 4: Cầu trứng là trung tâm nơi có nhiệt độ và ẩm độ tốt nhất nên ong  chúa sẽ sinh sản vòng trứng lớn nhất. 
- Số 5: Cầu nhộng từ 19 --> 21 ngày tuổi tức cầu nhộng đang nở, ong chúa sẽ sinh sản ngay trên cầu này. 
- Số 6, 7, 8 lần lượt là các cầu trùng ở các giai đoạn 15 --> 18 ngày, 12 --> 15 ngày, 9 --> 12 ngày. Nói tóm lại cầu trùng lớn thì gần cầu phấn, cầu trứng ở trung tâm, cầu nhộng non ở ngoài bìa. 
- Số 9: Nếu mùa khai thác thì sẽ là cầu mật, mùa nhân đàn là cầu gắn nền sáp. 

- Khi đàn ong xung mãn ong thợ xây cầu nền sáp và khi ong chúa  ra đẻ ở cầu này tức điều kiện đã đủ để tăng cầu  ta đưa cầu này vào vị trí cầu trứng.
 - Thường thì đàn ong có 9 cầu như trên thì chúa rất ít khi đẻ ở cầu thứ  9, muốn đàn ong tăng cầu nhanh thì ta chỉ nên để thế 5 ->6 cầu (nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ 1 phần trứng, 2 phần trùng, 4 phần nhộng). 

* Làm thế nào để biết phấn và mật đủ hay thừa thiếu? 
- Phấn: ta coi cầu phấn vào sáng sớm nếu còn nhiều là đủ ăn. Nếu không còn là thiếu. Nếu số  lăng để chứa phấn gần hết và ong chứa phấn lung tung ở cầu khác. Như vậy  là đã dư phấn, ta cần gạt phấn để dự trữ lúc thiếu. Nếu thiếu ta phải cho ăn bổ xung phấn hoa nhân tạo. 

- Mật: thường thì ở cầu ong thường có mật ở các ô lăng bên trên (khổ từ 3 --> 5 cm). Tất cả các cầu đều phải có phần (gọi là riềm) chứa mật này. Nếu thiếu, ta phải cho ăn bổ xung xirô đường cho đến khi có riềm mật này và sau đó quan sát nếu thấy ở hai góc bị ong  ăn  hụt bớt thì phải tăng lượng đường, còn nếu thấy các ô lăng phù lên thì giảm lượng đường đi.

3. Tạo chúa và chia đàn
* Tạo chúa
Khi đàn ong xung mãn, Khi nguồn phấn, mật dồi dào hoặc ong chúa đã già thì đàn ong có khuynh hướng tạo những nụ để nuôi chúa mới để thay thế hoặc chia bay. Đây là đặc điểm sinh học nhằm bảo vệ nòi giống, luôn có ong chúa dự trữ trong đàn.
Có hai phương pháp tạo chúa nhân tạo:
+ Phương pháp đàn không chúa: Chọn một đàn ong từ  6 --> 7 cầu tiêu chuẩn, bỏ bớt đi cầu trứng và trùng nhỏ, con chúa có thể nhốt lại hoặc đem đi chổ khác. Sau đó đưa vào giữa tổ 1 khung có gắn 2 thang  nụ chúa có khoảng 20 --> 25 nụ chúa.
- Ngày thứ nhất: Dùng kim di trùng đưa vào mỗi nụ chúa 1 con ấu trùng từ  1 một đến 2 ngày tuổi.
- Ngày thứ hai: Lấy thang chúa này ra gắp bỏ các con ấu trùng đã đưa vào hôm trước. Lấy tăm chấm vào sữa trong nụ và bôi vào các nụ ong không tiếp thu. Sau đó dùng kim di trùng đưa vào mỗi ấu chúa một con ấu trùng một ngày tuổi (càng nhỏ càng tốt). Dĩ nhiều các con ấu trùng này được lấy ở đàn ong giống tốt nhất (nay là phương pháp di kép).
- Bốn ngày sau, đàn ong bắt đầu vít nắp các nụ chúa này.
- Ngày thứ sáu, ta sẽ đưa vào một đàn ong không có chúa để bảo ôn các nụ này.
+ Phương pháp đàn có chúa: Chọn đàn ong có 8 hoặc 9 cầu quân thật đông (có thể quân bu cả trên nắp). Dùng một ván ngắn đặt vào giữa 4 cầu nhộng, như vậy 2 cầu nhộng và cầu mật sẽ ở bên ngoài và ở đây không có ong chúa, bên kia ong chúa vẫn đẻ bình thường. Đưa khung tạo chúa vào giữa hai cầu nhộng và làm công việc như ở phương pháp đàn không chúa.
* Chia đàn
Những đàn từ 7 cầu đông quân trở lên đều có thể chia đàn.
- Lấy 2 cầu nhộng và 1 cầu mật cả quân (9 --> 12, 18 --> 21) đưa vào một thùng không đặt ở chổ thoáng đường bay. Chọn đàn ong đang ra đời có nhiều ong non giũ hết số quân này vào thùng mới (đã có 2 cầu nhộng và một cầu mật). Đóng cửa để nhốt ong lại. Khoảng 5 giờ chiều mở cửa cho số quân già bay về và lấy nụ chúa ở ngày tạo chúa thứ 11 (phương pháp di kép) hoặc ngày thứ 10 nếu di đơn (di một cầu). Cắt rời các nụ này khỏi thang nụ chúa (phải làm nhẹ nhàng và trong thao tác luôn luôn để đầu nụ chúa trúc xuống). Sau đó gắn vào phần trên của cầu nhộng. Tối đó cứ tiếp tục đóng cửa đến 5 giờ chiều hôm sau mới mở của (chắn cửa nhỏ lại, chỉ để khoảng 2cm cho ong ra vào nhằm chống bị cướp mật).

4. Kỹ thuật khai thác
* Khai thác phấn hoa
Vào mùa bông chè, cà phê, mắc cỡ ..vv.., nếu  nguồn phấn dồi dào ta có thể tổ chức khai thác phấn hoa:
- Dùng một tấm lưới có các lỗ có đường kính 5,7mm chận trước cửa tổ, bên dưới dùng một máng để hứng phấn. Ong đi làm về mang hai hạt phấn ở hai chân sau khi chui vào lỗ của lưới thoái phấn sẽ đễ lại hai hạt phấn ở bên ngoài. Hai hạt phấn này sẽ rơi xuống màng hứng phấn. Trưa hoặc chiều người nuôi ong sẽ gom số phấn này lại.
Để bảo quản phấn hoa người ta có 3 cách: 

+ Phơi nắng: trải mỏng phấn hoa trên tấm bạt hay tấm tôn, phơi 3 nắng để đạt độ khô 10%. Phương pháp này phấn hoa sẽ mất đi một số thành phần và không được vệ sinh. Do đó phấn hoa  thành phẩm chỉ để cho ong ăn vào mùa khan phấn hoặc mùa khai thác mật cao su.
+ Sấy bằng tủ sấy: Để phấn hoa có thể trở thành thực phẩm cho người sử dụng được. Ta cần sấy  phấn hoa trong tủ sấy ở 450 C  đựng vào bao bì  sạch và đậy kín có chống ẩm.
+ Bảo quản bằng  cách ủ với đường: Phấn hoa phơi một nắng cho ráo nước, sau đó cho vào những bình miệng rộng cứ 1 lớp phấn khoảng 3cm thì 1 lớp đường 2cm và trên cùng là lớp đường. Sau một thời gian đường chảy ra và hoà vào phấn. Cách bảo quản này hầu như giữ được gần hết các thành phần phấn hoa rất tốt để làm hàng hoá và cho ong ăn.
* Khai thác sữa ong chúa
Tổ chức những đàn ong giống như đàn tạo chúa theo phương pháp đàn có chúa. - Di con ấu trùng 1 ngày tuổi vào các nụ (mỗi nụ một con). - Đến ngày thứ 3 lấy các thanh nụ này ra, dùng kẹp gắp bỏ các  ấu trùng, sau đó dùng một thanh nhựa dẹt múc sữa chúa trong các nụ này vào 1 túi nylon có túi lọc bằng vải nylon mịn, lọc lấy sữa chúa, cột chặt túi sau khi vuốt hết không khí ra.  - Lại di con ấu trùng khác vào các nụ này, sau đó bỏ vào thùng và bắt dầu chu kỳ tiếp theo. - Bảo quản sữa chúa ở  -180 C và không có ánh sáng.
* Khai thác mật ong
Vào những mùa hoa nở rộ như: Cà phê, cao su, chôm chôm, nhãn .v.v. Người ta đem những đàn ong mạnh (tức những đàn đã đạt đến 10 cầu quân thật đông) đến những vùng có hoa nở rộ để khai thác mật ong. 
Có hai phương pháp lấy mật: 

+ Đàn đơn: Đàn ong 10 cầu quân đông đưa vào vùng nguyên liệu  từ 7 --> 10 ngày, khi thấy mật đã vít nắp (mật sau khi đưa về được ong thợ luyện và đưa lên trên, khi đã đủ độ chín  thì dùng sáp ong trám lên trên để bảo quản) 
- Lấy các khung cầu ra (có thể để lại 1 --> 2 cầu hoặc lấy hết) giũ hết ong vào thùng, dùng chổi ong quét hết ong xuống thùng. 
- Dùng dao thật sắt để cắt lớp mặt sáp trám trên các ô lắng chứa mật.  
- Đưa các khung cầu này vào thùng quay ly tâm để lấy mật ra. 
- Sau khi đã lấy hết  mật lại bỏ các khung cầu này vào thùng ong trở lại. 
- Thường thì mùa hoa có thể có từ 10 --> 15 ngày có thể lấy mật một lần. Mỗi lần 1 đàn  10 cầu có thể lấy được từ từ 4 --> 12 kg mật ong. 

+ Đàn kế: Muốn đánh mật đàn kế ta phải tổ chức trước đó 40 ngày, có hai phương pháp tổ chức đàn kế. 
- Phương pháp tự lên: Dùng một thùng kế (là thùng không có đáy và nắp) để lên trên một thùng bình thường (ở giữa hai thùng này có một lưới mà chỉ có ong thợ qua được còn chúa thì không) đưa 4 cầu nhộng bỏ lên trên, thêm cầu không vào bên dưới cho chúa đẻ, 20 ngày sau lại đưa 4 cầu nhộng  lên trên và thêm cầu không vào bên dưới, như vậy khi đi lấy mật thì bên trên toàn là cầu nhộng. - Phương pháp dùng đàn hỗ trợ: Lấy 3 cầu nhộng ở đàn hỗ trợ chuyển lên kế của đàn lấy mật, thêm cầu nhộng vào đàn hỗ trợ, cứ  10 ngày lại chuyển một lần, 40 ngày sau đưa đàn có thùng kế vào khai thác. Khi số lượng quân suy giảm ta loại bớt cầu nhộng và đưa tiếp của đàn hỗ trợ vào, sao cùng đưa hết đàn hỗ trợ vào luôn (sau khi bỏ chúa). 
- Ưu điểm của phương pháp lấy mật ở thùng kế là đàn ong mạnh mật đạt chất lượng tốt. 

- Nhược điểm: nếu mùa mật kéo dài thì khó có thể duy trì đàn kế và khó khăn trong di chuyển vì đàn quá nặng  - Khi lấy mật ta chỉ  lấy mật trên những cầu ở thùng kế. - Mỗi lần mật đàn kế ta có thể lấy được từ 10 --> 25 kg mật.

5. Bệnh ong và phương pháp điều trị
Ở Việt Nam không có vấn đề gì lớn  về bệnh thối ấu trùng ở ong. Có hai loại cần xem xét.
* Bệnh thối ấu trùng châu Âu (Thối ấu trùng tuổi nhỏ)
Tác nhân gây bệnh: Do loại vi khuẩn gây ra, làm thối ấu trùng từ 3-5 ngày tuổi.
Triệu chứng: Màu sắc của ấu trùng thay đổi từ màu trắng sang màu trắng đục, sau đó mấy ngày, càng đậm hơn. ấu
trùng bị doãng ra, mềm nhũn, sau đó thối rữa. Nếu đàn ong bị bệnh nặng, khi mở thùng ong ra thấy có mùi chua. Ong trong đàn hầu hết là ong già, đen, do ấu trùng bị thối nên không có lớp ong non kế tiếp.
Phòng bệnh: Luôn cho ong ăn đủ (có mật vịt nắp), luôn giữ cho đàn ong được ấm áp, quân phủ kín cầu ong.
Điều trị: Có thể sử dụng 1 trong những loại thuốc kháng sinh sau:
- Pha 1 gam (1 lọ) Streptomyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Eromyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha 1 triệu đơn vị Kanamyxin trong 2 lít nước đường cho 20 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
- Pha hỗn hợp Streptomyxin (1gam) với 1 triệu đơn vị Penicilin trong 3 lít nước đường cho 30 cầu ong/tối, cho ăn 3 tối liên tục.
Có thể dùng cách phun ở dạng hạt nhỏ. Cứ 2 ngày phun 1 lần để tránh gây xáo động, ong dễ bốc bay. Chú ý phun chéo mặt cầu ong, phun lên ong thợ là chính. Trước khi điều trị nên loại bớt cầu bệnh thì điều trị mới hiệu quả.
* Bệnh ấu trùng túi (bệnh nhọn đầu)
Là bệnh phổ biến và nguy hiểm nhất trên đàn ong nội nước ta
Tác nhân gây bệnh: Do 1 loại vi rút gây ra, gồm 2 chủng:
- Chủng vi rút Thái Lan: gây bệnh cho đàn ong nội phía Nam.
- Chủng vi rút Trung Quốc: gây bệnh cho đàn ong nội phía Bắc
Triệu chứng:
- Toàn bộ cơ thể ấu trùng bị biến dạng như một cái túi, phía trên nhọn, phía dưới chứa một chất lỏng trong suốt , có màu hơi vàng.
- Ấu trùng chết không có mùi chua.
Phòng bệnh: Luôn duy trì chúa đẻ khỏe, đàn ong khỏe, quân bám đầy cầu.
Điều trị: Các thuốc kháng sinh đều không có hiệu lực, chỉ có thể điều trị bằng phương pháp sinh học, cụ thể như sau:
- Thay chúa cũ bằng mũ chúa khỏe hoặc nhốt chúa 7-10 ngày, nhằm làm gián đoạn sản sinh ấu trùng ong.
- Rũ bớt cầu ong bệnh, để ong phủ dầy các mặt cầu. Nếu đàn ong yếu quá, thì nhập các đàn yếu lại với nhau.
- Cho ăn liên tục 3-4 ngày, hoặc chuyển đàn ong bị bệnh đến nguồn hoa mới.

6. Các phương pháp bổ sung thức ăn
- Mật ong: vào mùa mưa hoặc vùng không có hoa cho mật ta phải bổ xung mật bằng phương pháp cho ăn xirô đường. Cứ 1kg đường trộn với 0.8kg nước ta được hỗn hợp xirô đường, bỏ vào máng để trên xà cầu cho ong tự bò lên ăn, cho ăn vào chiều tối. 
- Ta quan sát nếu riềm mật ở cầu bị ăn giựt góc là cho ăn đủ còn không thì bớt đường hoặc tăng thêm. Dĩ nhiên đến mùa khai thác mật thì không ai cho ăn đường. 
- Phấn nhân tạo: có hai phương pháp phổ biến để cho ăn phấn nhân tạo. 

+ Phương pháp cho ăn trong cầu
Lấy cầu không đưa hỗn hợp phấn nhân tạo khô  
- Đậu nành (rang và xay nhiễn) 10kg. 
- phấn hoa khô 2kg. 
- Đường 10kg. 
- Vitamin bổ xung 0.4kg Xoa đều trên mặt cầu, và rưới nước mật loãng lên trên cho ướt hết mặt cầu. Sau đưa cầu phấn này vào vị trí cầu phấn. 

+ Phương pháp cho ăn trên cầu
Hỗn hợp phấn nhân tạo khô  
- Đậu nành (rang va xay nhiễn)10kg. 
- Phấn hoa khô 10kg. 
- Vitamin bổ xung 0.4kg. 

Nhồi hỗn hợp này trong mật (có thêm ít nước) để được mật hỗn hợp như bột bánh mì (không khô quá cũng không nhão quá). Bỏ trên xà cầu mỗi đàn một cục bằng cái chén cơm, cho ong bò lên ăn.

7. Khắc phục hiện tượng ong bốc bay
Khi ong bốc bay, ong chúa và toàn bộ đàn ong bỏ tổ bay đến nơi ở mới. Hiện tượng ong bốc bay làm giảm số đàn ong trong vườn, giảm sản lượng mật, kích thích đàn ong khác bay theo làm trại ong mất ổn định và làm giảm thu nhập của người nuôi ong.
Để phòng chống hiện tượng ong bốc bay bà con cần nhận biết sớm một số triệu chứng điển hình của đàn ong sắp bốc bay như sau:
Vào buổi sáng ong đi làm kém, có rất ít hoặc không có ong lấy phấn trong khi đó các đàn ong khác đi làm tấp nập. Mở thùng kiểm tra bên trong thấy hiện tượng không có mật, không phấn và không con. Ong trưởng thành không bám cầu mà đậu vào thành thùng hoặc ván ngăn còn gọi là hiện tượng ong treo. Trước khi bay, ong chúa giảm đẻ 10-15 ngày, bụng nhỏ lại. Ong thường bốc bay vào những ngày tạnh ráo khoảng 8-16 giờ, chủ yếu vào 9-11 giờ. Khi chuẩn bị bay, ong chuyển động ầm ầm dưới tín hiệu của ong trinh sát. Ong thợ bay ra ngoài qua cửa tổ và các khe hở của thùng. Ong chúa bay ra sau khi 2/3 ong thợ bay ra.
Sau 2-3 phút toàn bộ đàn ong bay ra khỏi tổ và bay nhằng nhịt trên không trung, một vài phút sau đó bay thẳng đến nơi ở mới.
Biện pháp phòng hiện tượng bốc bay: Giữ cho đàn ong luôn đủ thức ăn bằng cách, vòng mật cuối không quay hoặc chỉ quay tỉa. Cho ăn bổ sung vào thời kỳ không có cây nguồn mật nở hoa (tháng 7, 8, 9, 1, 2). Đặt ong đúng kỹ thuật. Phát hiện và phòng trị bệnh kịp thời. Trường hợp phát hiện thấy ong sắp bốc bay phải lập tức viện một cầu còn mới có đủ mật, phấn, nhộng (lấy từ đàn khoẻ). Có thể nhốt chúa lại một vài ngày. Tối cho ong đi ăn nước đường.
Kinh nghiệm xử lý khi ong bốc bay: Nếu thấy ong bắt đầu bay (ong chúa chưa ra) thì nhanh chóng lấy nón bắt ong bay hứng ngay trước cửa tổ. Trường hợp không kịp lấy nón thì lấy đất ướt vít lỗ tổ và những khe hở không cho ong ra.
Nếu ong đã bay ra đang lượn trên trời thì dùng đất, cát, nước… tung lên hoặc dùng sào có cuốn giẻ ở đầu khua vào chỗ có nhiều ong. Ong sẽ hạ độ cao đậu lại. Dùng nón bắt ong bắt lấy mang về treo ở chỗ tối và mát. Đồng thời kiểm tra đàn ong tìm hiểu nguyên nhân bốc bay.
Chuẩn bị thùng, ván ngăn, khoảng 19 giờ tối đổ ong vào thùng đã viện thêm cầu mới có đủ tiêu chuẩn, đuổi ong bám vào cầu viện. Cho ong ăn thêm. Hôm sau kiểm tra bên ngoài thấy ong đi lấy mật nhiều là đàn ong đã ổn định. Để yên tĩnh 2-3 ngày kiểm tra ong chúa.
Người mới nuôi nên cắt bớt 1/3 cánh chúa để khi ong chia đàn bốc bay không bay xa. Không được cắt cụt mà cắt chéo ở phần ít gân cánh./

Nguồn(kythuatnuoitrong)
|

Nội dung khác

  Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả ban đầu(7/3/2019 12:00:00 AM)
  
TIN MỚI
Thư viện điện tử khoa học và công nghệ
Lễ đoán nhận huân chương lao động hạng III của Hợp tác xã nông nghiệp và dịch vụ An Nhứt
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam
Hội nghị tiếp xúc cử tri kỳ hợp thứ 11
Hội đồng nhân dân xã An Nhứt tổ chức kỳ họp lần thứ XI
Hội đồng nhân dân xã An Nhứt tổ chức tổng kết nhiệm kỳ 2011-2016, khóa III
Tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ năm 2016
HỘI NGHỊ THÔNG BÁO NHANH KẾT QUẢ ĐẠI HỘI ĐẢNG TOÀN QUỐC LẦN THỨ XII VÀ QUÁN TRIỆT NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ TỈNH LẦN THỨ VI
HỘI NGHỊ TIẾP XÚC CỬ TRI VỚI NGƯỜI ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN XÃ AN NHỨT KHÓA IV NHIỆM KỲ 2016-2021 (đợn vị số 04)
HỘI NGHỊ TIẾP XÚC CỬ TRI VỚI NGƯỜI ỨNG CỬ HỘI ĐỒNG NHÂN XÃ AN NHỨT KHÓA IV NHIỆM KỲ 2016-2021 (đợn vị số 02)
Ngày hội Bầu cử của cử tri xã An Nhứt
Xã An Nhứt ra quân chiến dịch diệt lăng phòng chống bệnh do virut zika và bệnh sốt xuất huyết
Đại hội Hội Chữ thập đỏ xã An Nhứt, nhiệm kỳ 2016 – 2021
Đại hội đại biểu liên hiệp phụ nữ xã An Nhứt, nhiệm kỳ 2016 – 2021 khóa IV
Hội nghị tổng kết công tác bầu cử đại biểu quốc hội khóa XIV và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 xã An Nhứt
Kỳ họp thứ nhất HĐND xã An Nhứt Khóa IV nhiệm kỳ 2016 – 2021
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2016 và nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016
Hội nghị quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII
Lễ kỷ niệm 69 năm ngày Thương binh- liệt sỹ 27/7 tại đền thờ liệt sỹ Xã An Nhứt
UBND xã An Nhứt tổ chức hội thi hòa giải viên giỏi lần IV năm 2016
Hội đồng nhân dân xã An Nhứt tổ chức Kỳ họp thứ hai HĐND xã khóa IV, nhiệm kỳ 2016 – 2021
Hội nghị tổng kết phong trào thi đua “ Dân vận khéo ” năm 2016 và họp mặt kỷ niệm 86 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng ( 15/10/1930 – 15/10/2016), 17 năm “ Ngày dân vận của cả nước”
Họp mặt kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam (20/10/1930 – 20/10/2016) và tổng kết hội năm 2016
NGÀY ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ẤP AN HÒA
NGÀY ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ẤP AN LẠC
NGÀY ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ẤP AN ĐỒNG
NGÀY ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC ẤP AN TRUNG
Hội Nông dân xã An Nhứt Tổng kết công tác hội và phong trào nông dân năm 2016, phương hướng nhiệm vụ năm 2017
Hội nghị tổng kết năm 2016 và phương phướng, nhiệm vụ chính trị năm 2017 của Đảng ủy xã An Nhứt
Hội đồng nhân dân xã An Nhứt tổ chức Kỳ họp thứ ba HĐND xã khóa IV, nhiệm kỳ 2016 – 2021
Xã An Nhứt họp mặt 82 năm ngày truyền thống lực lượng dân quân tự vệ
Tổng kết công tác tuyển chọn, gọi công dân nhập ngũ của Xã An Nhứt năm 2017
Đại hội đại biểu Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh xã An Nhứt lần thứ IV, nhiệm kỳ 2017-2022.
Giải bóng chuyền Đại hội thể dục thể thao xã An Nhưt lần thứ V năm 2017
Đại hội chi bộ cơ quan nhiệm kỳ 2017-2020
Cách trồng cây bí ngồi tại nhà đơn giản – ‘thần dược’ giải nhiệt ngày hè
Hội nghị học tập quán triệt Nghị quyết của tỉnh ủy và các kế hoạch của huyện ủy Long Điền.
Hội đồng nghĩa vụ quân sự xã An Nhứt Xét duyệt nghĩa vụ quân sự năm 2018
Hội đồng nhân dân xã An Nhứt tổ chức Kỳ họp thứ ba HĐND xã khóa IV, nhiệm kỳ 2016 – 2021
Thành lập Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Công nghệ cao Thanh niên An Nhứt
Hội nghị công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ An ning Tổ quốc xã An Nhứt năm 2017
Hội đồng nghĩa vụ Quân sự xã Đăng ký NVQS cho thanh niên sẵn sàng nhập ngũ năm 2019
UBND xã An Nhứt tổ chức Hội nghị giao ban tháng 4/2018
Hội Nghị tiếp xúc cử tri chuẩn bị cho kỳ họp thứ 6 HĐND xã
Xã An Nhứt tham dự Hội thi tuyên truyền chuyên đề Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị năm 2018; Các ca khúc về Bác Hồ với chủ đề: “Bác Hồ - Một tình yêu bao la” do Huyện ủy Long Điền tổ chức
Hội thảo đầu bờ mô hình trồng thử nghiệm giống lúa thuần BĐR27
THÔNG BÁO Tuyển dụng những Người hoạt động không chuyên trách xã An Nhứt năm 2018
Hội nông dân huyện Long Điền giải ngân dự án trồng Hoa lan Ngọc Điểm cho hội viên nông dân trên địa bàn xã An Nhứt
Hội nghị Sơ kết tình hình phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm và phương hướng, 6 tháng cuối năm 2018
Lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi gà ta theo hướng ATSH
Hội đồng nhân dân xã An Nhứt tổ chức Kỳ họp thứ sáu HĐND xã khóa IV, nhiệm kỳ 2016 – 2021
Đảng ủy xã An Nhứt tổ chức học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII)
Đồng chí Nguyễn Văn Trình - Chủ tịch UBND tỉnh làm việc với UBND huyện Long Điền
Nỗi đau muôn thuở của nông dân xã An Nhứt.
Kỳ họp bất thường HĐND xã An Nhứt
Tuyên truyền Bệnh dịch tả lợn châu Phi và cách phòng chống
Lễ công bố Quyết định thành lập chi bộ Doanh nghiệp
Triển khai phong trào "vận động đảng viên tình nguyện tham gia xây dựng tủ sách Chi bộ ấp"
Bước chuyển mình trên vùng quê lúa An Nhứt
Hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam 21/4
Hội CCB xã An Nhứt tổ chức hội nghị tổng kết phong trào thi đua "Cựu chiến binh gương mẫu" giai đoạn 2014 -2019
Đoàn giám sát của Huyện uỷ làm việc với BCH Đảng uỷ xã An Nhứt
Khảo nghiệm vaccine ngừa dịch tả lợn Châu Phi cho kết quả ban đầu
Sơ kết nhiệm vụ chính trị 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2019 của Đảng ủy xã An Nhứt
Các hoạt động ý nghĩa tri ân các anh hùng chiến sĩ đã khuất nhân ngày 27/7/2019 của Đảng uỷ - HĐND – UBND xã An Nhứt
Nhà cổ An Nhứt nét đẹp truyền thống của dân tộc
Tổ chức “Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời” trên địa bàn xã An Nhứt
Hội nghị tọa đàm, giao lưu các gương điển hình tiêu biểu trong " Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Chương trình ngân hàng bò của xã An Nhứt
Hội nghị tiếp xúc cử tri trước kỳ hợp thứ 12 của HĐND xã An Nhứt
Lễ bàn giao nhà đại đoàn kết
Tổ chức hội nghị lấy ý kiến nhân dân về đề án sáp nhập 02 ấp: Ấp An Trung và Ấp An Đồng
Rực rỡ “Tuyến đường hoa Thanh niên kiểu mẫu” tại ấp An Lạc, xã An Nhứt
UBND xã An Nhứt đã tổ chức giải bóng chuyền tứ hùng chào mừng kỷ niệm 74 năm ngày Cách mạng tháng 8 thành công và Quốc khánh nước CHXHCN Việt Nam 2/9/1945 – 2/9/2019; Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc chủ tịch Hồ Chí Minh
Xã An Nhứt tổ chức hoạt động vui tết trung thu cho trẻ em trên địa bàn
Lịch làm việc của UBND xã An Nhứt từ ngày 6/1/2020-11/1/2020
Giải chạy Việt dã truyền thống mừng Đảng, mừng xuân của xã An Nhứt
Trao 40 suất quà cho các đối tượng là hộ nghèo, khó khăn trên địa bàn xã An Nhứt
Thu hoạch vụ Đông Xuân năm 2019 – 2020 của xã An Nhứt
Trao tặng Huy hiệu 30 năm tuổi cho đồng chí Nguyễn Tấn Thành
Giải quyết thủ tục hành chính tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả trên địa bàn xã
Thẩm định kết quả xây dựng huyện NTM tại huyện Long Điền và Đất Đỏ
UBND huyện Long Điền tổ chức cuộc họp thẩm tra hồ sơ đề nghị xét, công nhận đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao cho xã An Nhứt
Lãnh đạo huyện Long Điền thăm chiến sĩ mới
UBND huyện Long Điền giao ban tháng 4/2020
Chung tay xây dựng Nông Thôn Mới Nâng Cao của xã An Nhứt
BIỂU DƯƠNG NÔNG DÂN ĐIỂN HÌNH TIÊN TIẾN GIAI ĐOẠN 2015-2020
Hội nghị công bố và trao quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
Tổ chức lễ mừng thọ hội viên người cao tuổi nhân ngày Người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941-6/6/2020)
Lớp tập huấn trồng hoa Lan nâng cao
Hội nghị xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ
CHUNG TAY ĐẨY LÙI ĐẠI DỊCH COVID-19 TẠI XÃ AN NHỨT
HUYỆN LONG ĐIỀN: TRAO HUY HIỆU ĐẢNG ĐỢT 02/9
Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng chính phủ kêu gọi toàn dân ủng hộ phòng, chống dịch COVID-19
Kiểm tra công tác cách ly tại Trung đoàn Minh Đạm
Bà Rịa - Vũng Tàu có tân Bí thư Tỉnh ủy
Viếng nghĩa trang nhân kỉ niệm 73 năm ngày Thương binh Liệt sỹ
Bế mạc Đại hội Đảng bộ huyện Long Điền lần thứ XII, nhiệm kỳ 2020-2025
Giải ngân 350 triệu đồng cho hội viên nông dân tham gia dự án trồng hoa lan
Đón bẩy giúp nông dân làm giàu
Lịch Làm việc từ ngày 24/8-28/8/2020
Lịch làm việc của UBND xã An Nhứt ngày 10/8-14/8/2020
Lịch làm việc của UBND xã An Nhứt ngày 7/9 - 11/9/2020
Lịch làm việc của UBND xã An Nhứt ngày 14/9 - 18/9/2020
LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 21/9/2020 – 25/9/2020
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 28/9/2020 – 02/10/2020
Tổ chức khám cho tất cả các đối tượng có yếu tố nguy cơ cao dễ mắc lao trên địa bàn An Nhứt
Tập huấn cho 72 đối tượng là phụ nữ và nam giới chăm sóc sức khỏe sinh sản
Hội nghị ra mắt mô hình “Cựu Chiến binh làm Bí thư Đoàn danh dự” trên địa bàn xã An Nhứt
Họp mặt kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống công tác dân vận của Đảng (15/10/1930 - 15/10/2020)
LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 12/10/2020 – 16/10/2020
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 19/10/2020 – 23/10/2020
HUYỆN LONG ĐIỀN PHÁT ĐỘNG ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO MIỀN TRUNG
BÍ THƯ HUYỆN ỦY LONG ĐIỀN THĂM DOANH NGHIỆP NHÂN NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10
HUYỆN LONG ĐIỀN CÔNG BỐ CÁC QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN THƯỜNG VỤ HUYỆN ỦY VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ
ĐOÀN LÃNH ĐẠO HUYỆN LONG ĐIỀN THĂM, CHÚC MỪNG CÁC DOANH NGHIỆP NHÂN NGÀY DOANH NHÂN VIỆT NAM 13/10
ĐOÀN GIÁM SÁT HĐND TỈNH LÀM VIỆC VỚI HUYỆN LONG ĐIỀN VỀ CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 VÀ CÔNG TÁC RÀ SOÁT, XÂY DỰNG CHUẨN NGHÈO MỚI CỦA TỈNH VÀ ĐỀ ÁN GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG CHO GIAI ĐOẠN 2021-2025
Khám sơ tuyển sức khỏe cho thanh niên sẵn sàng nhập ngũ năm 2021
Tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy trên địa bàn huyện Long Điền
Tổ chức họp giao ban hàng tháng tại trụ sở ấp An Lạc
BAN CỨU TRỢ HUYỆN LONG ĐIỀN: PHÁT ĐỘNG THAM GIA QUYÊN GÓP ỦNG HỘ ĐỒNG BÀO CÁC TỈNH MIỀN TRUNG BỊ THIỆT HẠI DO MƯA LŨ GÂY RA.
HỌP MẶT KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI LIÊN HIỆP PHỤ NỮ VIỆT NAM 20/10
Lễ ra quân Chiến dịch diệt lăng quăng, diệt muỗi, vệ sinh môi trường phòng, chống bệnh Sốt xuất huyết
Hội LHPN xã An Nhứt đã tổ chức họp mặt truyền thống kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Hội LHPN VN 20/10/1930-20/10/2020
KỶ NIỆM 90 NĂM NGÀY THÀNH LẬP HỘI NÔNG DÂN VIỆT NAM (14/10/1930 – 14/10/2020)
Lễ phát động ủng hộ Miền Trung thân yêu
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 26/10/2020 – 30/10/2020
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 02/11/2020 – 06/11/2020
LÃNH ĐẠO HUYỆN LONG ĐIỀN GẶP GỠ, ĐỐI THOẠI VỚI ĐOÀN VIÊN, THANH NIÊN NĂM 2020
Hội nghị đóng góp ý kiến dự thảo văn kiện Đại hội XIII của Đảng
Tổ chức kỳ họp 18 HĐND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu khóa VI, nhiệm kỳ 2016- 2021
Hỗ trợ người nghèo bệnh trên địa bàn xã An Nhứt
PHIÊN CHỢ “0 ĐỒNG” DO ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM HUYỆN TỔ CHỨC ĐẦY Ý NGHĨA ẤM ẤP TÌNH NGƯỜI TRONG LÚC KHÓ KHĂN ĐẠI DỊCH COVID
Trao tặng 150 con gà giống cho hộ ông Dương Đình Thiết
DIỄN TẬP PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY, CỨU NẠN CỨU HỘ TẠI CHỢ LONG ĐIỀN
Hội cựu chiến binh xã An Nhứt tổ chức trao thẻ BHYT cho các hộ nghèo khó khăn trên đại bàn xã An Nhứt
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 09/11/2020 – 14/11/2020
Hội nghị tuyên truyền đề án 4 giảm của HĐND tỉnh BR-VT
Kế hoạch tổ chức thực hiện quy trình “4 tại chỗ” trong giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công
Quyết định phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ đối với các đề tài nghiên cứu, dự án sản xuất thử nghiệm thực hiện năm 2021 của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Triển khai thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và xử lý một số vấn đề cấp bách phát sinh trên địa bàn tỉnh
Kế hoạch hoạt động công tác gia đình và phòng, chống bạo lực gia đình năm 2021 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Họp trực tuyến UBND tỉnh thường kỳ tháng 10 năm 2020
Lich làm việc của UBND xã An Nhứt từ ngày 16/11/2020 - 20/11/2020
Tổ chức ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại ấp An Đồng
Liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản: Cần những cam kết bền vững
Bí thư huyện ủy Long Điền đã đến thăm mô hình trồng Hoa Lan của hộ ông Phạm Văn Hiền tại ấp An Đồng xã An Nhứt
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 23/11/2020 – 27/11/2020
Tổ chức cuộc họp về tình hình dịch bệnh covid 19
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 30/11/2020 – 04/12/2020
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 07/12/2020 – 11/12/2020
Hội nghị tổng kết công tác Mặt trận năm 2020
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 14/12/2020 – 18/12/2020
Đảng bộ xã An Nhứt tổng kết công tác thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2020, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2021
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 21/12/2020 – 25/12/2020
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 4/01/2021 – 08/01/2021
Thu hoạch vụ Mùa trên cánh đồng xã An Nhứt
Triển khai gieo xạ vụ Đông Xuân 2020-2021
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 11/01/2021 – 15/01/2021
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 18/01/2021 – 22/01/2021
THÔNG BÁO Lịch tiếp Công dân của Chủ tịch UBND xã năm 2021
THÔNG BÁO LỊCH LÀM VIỆC CỦA UBND XÃ TỪ NGÀY 25/01/2021 – 29/01/2021
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã An nhứt, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 869 313 - Fax: (84.064) 3 869 313
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu