Hiện nay giống mít nghệ do các nhà vườn ĐBSCL tuyển chọn được trồng nhiều nhất bởi chúng vừa có năng suất cao, tỷ lệ ăn được nhiều, ngon đáp ứng cho cả nhu cầu ăn tươi lẫn sấy khô.
Mít cũng là loại trái có độ sạch cao vì lượng thuốc BVTV cần dùng không đáng kể, đồng thời là cây ăn quả duy nhất có vai trò phòng hộ như cây rừng. Đã có nhiều mô hình trồng mít nghệ rất thành công ở Tân Phú – Đồng Nai, Xuyên Mộc – Bà Rịa… nhưng cũng có những mô hình thất bại như dự án trồng 60.000 cây mít nghệ cho thanh niên, đoàn viên các xã nghèo tỉnh Bình Phước.
Mít nghệ là cây dễ tính, thích khí hậu ẩm, mưa nhiều có thể trồng được nhiều nơi từ Nam ra Bắc miễn sao nhiệt độ đừng quá thấp. Mít có khả năng chịu hạn khá, có thể trồng trên đất đồi nghèo dinh dưỡng nhưng khả năng chịu úng lại kém. Trước đây mít chủ yếu được ăn tươi, không được trồng tập trung, không đầu tư chăm sóc nên năng suất thấp. Công nghệ sấy thăng hoa được du nhập vào VN đã thúc đẩy việc trồng mít ở quy mô hàng hóa.
Mít Nghệ có thể trồng được quanh năm, tất nhiên việc trồng vào đầu mùa mưa thì sẽ giảm được chi phí bơm tưới. Mật độ trồng nên tối đa 300 cây/ha, tối thiểu 200 cây/ha. Giống nên sử dụng giống ghép được ươm trong bầu nilon là tốt nhất. Nên chọn loại bầu dài tối thiểu 45 cm, vì nếu ngắn thì rễ cọc bị xoắn. Lưu ý: để nhanh bén thì trước lúc trồng phải làm cho cây cằn lại bằng việc ngưng bón phân và hạn chế tưới nước trong khoảng 2 tuần, nếu rễ cọc bị xoắn thì cần cắt bỏ từ đoạn xoắn. Hố trồng có kích thước 40x40x60 cm, trước lúc trồng cần bón lót phân hữu cơ. Sau khi trồng cần cố định cây khỏi gió lay đổ và tưới cho cây.
Trước đây do không chăm sóc bón phân đầy đủ nên thường những cây trồng gần nhà mới có trái, thậm chí thường xảy ra tình trạng năm được năm thất. Trong khoảng 1-3 năm đầu, cây cần được tủ gốc để hạn chế ánh nắng trực tiếp, xói mòn và cỏ dại. Mỗi năm cần bón 10-20 kg phân hữu cơ vào đầu mùa mưa, nếu sử dụng phân hữu cơ chất lượng cao như phân gà thì nên giảm bớt. Ngoài phân hữu cơ thì phân khoáng cũng rất cần thiết. Theo ThS. Bùi Thanh Liêm (Chợ Lách, Bến Tre), năm thứ 1 sử dụng loại phân NPK có tỷ lệ đạm và lân cao: N:P:K = 2:2:1. Nếu sử dụng NPK 16.16.8.13S thì cần 300 gr/gốc chia làm 4 lần bón, lần sau nhiều hơn lần trước. Năm thứ 2 tăng lên 800 gr/gốc chia làm 4 lần bón. Từ năm thứ 2-3, một số cây đã có thể có trái cần ngắt bỏ để cây sinh trưởng khỏe mạnh. Năm thứ 4 và các năm sau đó thì đã có thể để trái và lượng phân bón cả phân hữu cơ và vô cơ cũng cần được tăng thêm, công thức phân nên đổi thành NPK = 2.2.3.
THAM KHẢO QUY TRÌNH BÓN PHÂN HUMIX
1. Trồng mới: - Phân gà xử lý HUMIX 1,5kg + 400 gr phân lân cao cấp Plantfeed/hố.
2. Thời kỳ kiến thiết cơ bản:
Năm thứ nhất: Bón 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa: 1kg - 1,5kg phân gà xử lý HUMIX + 200gr phân lân cao cấp Plantfeed/cây/lần bón.
Năm thứ hai: Bón 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa: 1,5kg phân gà xử lý HUMIX + 70gr NPK (16-16-8)/cây/lần bón.
Năm thứ ba: Bón 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa: 1,5kg - 2kg phân HCSH HUMIX CD Cây Ăn Trái + 80gr NPK (20-20-15)/cây/lần bón.
Đặc biệt, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản sử dụng thêm phân phun qua lá HUMIX CD Cây Ăn Trái định kỳ 1 tháng phun 1 lần.
3. Thời kỳ kinh doanh:
Bón lần 1 (sau thu hoạch): 2kg phân HCSH HUMIX CD Cây Ăn Trái + 50gr NPK (20-20-15)/cây.
Bón lần 2 (khi cây phân hóa mầm hoa): 2kg phân HCSH HUMIX CD Cây Ăn Trái + 400gr phân lân cao cấp Plantfeed/cây.
Bón lần 3 (khi cây nuôi trái): 2,5kg phân HCSH HUMIX CD Cây Ăn Trái + 50gr KCl/cây.
Ngoài ra nên sử dụng phân phun qua lá HUMIX CD Cây Ăn Trái phun hoặc tưới khoảng 5 lần trong một vụ trái.
|