TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 23/11/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 186473

  TRỒNG TRỌT

  Lót nilon trồng cỏ?
11/12/2014

Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Bình Định vừa nghiệm thu và cho phép đưa vào áp dụng trong sản xuất kết quả đề tài “Thử nghiệm kỹ thuật lót nilon mặt đáy tầng canh tác trong thâm canh cỏ trên đất khô hạn đang bị hoang mạc hóa phục vụ chăn nuôi, bảo vệ môi trường tỉnh Bình Định” của Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp duyên hải Nam Trung bộ do TS. Nguyễn Thanh Phương làm chủ nhiệm sau 3 năm triển khai thực hiện.

Theo nhóm đề tài, đây là phương pháp canh tác đơn giản, dễ áp dụng. Trên các vùng đất cát đang bị sa mạc hóa, chỉ cần đào một lớp cát sâu khoảng 40cm, rộng 4m, dài 100m, rải nilon trên diện tích mặt đáy đã đào. Sau khi rải nylon, cứ 1 lớp đất dày 5-10 cm lại rải đều 1 lớp phân chuồng hoặc phân hữu cơ đã được ủ hoai mục lên trên rồi lấp đầy, tạo thành các băng canh tác giàu chất dinh dưỡng cho các loại cây trồng ngắn ngày, đặc biệt là trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôi.

Mục đích của việc rải nilon là ngăn không cho nước thấm sâu vào lòng đất và giữ lại sau mỗi lần tưới hoặc nước mưa như một lượng nước dự trữ tồn tại cố định trong băng để cung cấp dần cho cây trồng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Chính giữa và dọc theo chiều dài các mặt băng canh tác, đặt một ống dẫn nước được chôn sâu 20 cm nối với hệ thống tưới phun mưa tiết kiệm (cách khoảng 5m lắp 1 vòi phun). Nguồn nước tưới lấy từ các hồ chứa nước nhân tạo có dung tích từ 2.000-4.000 m3/hồ được đào, lót nilon và bố trí rải rác trong khu vực với mật độ 10 ha/hồ để dự trữ nguồn nước mưa tự nhiên trong các tháng mùa mưa.

Kết quả trồng thử nghiệm các loại cỏ voi như King gras, Florida và Madagasca trên diện tích 6 ha vùng đất khô hạn thôn Phú Kim, xã Cát Trinh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cho kết quả rất tốt: năng suất bình quân 3 năm của cỏ voi trồng thâm canh với kỹ thuật tưới phun mưa có lót nilon đạt năng suất 264,25 tấn/ha, trong khi ở ô thí nghiệm tưới phun mưa không lót nilon chỉ đạt 190,62 tấn/ha.

Theo các tác giả, trồng cỏ voi thâm canh với kỹ thuật tưới phu có lót nilon cho lợi nhuận bình quân 52,97 triệu đồng/ha/năm đồng thời có thể tiết kiệm được lượng nước khoảng 46,4% so với các phương pháp tưới tràn và tưới phun không có lót nilon tầng đáy. Một ưu điểm nữa của phương pháp canh tác mới này là sau nhiều năm canh tác đất sẽ tích tụ được thêm nhiều chất mùn, chất dinh dưỡng nên khả năng giữ ẩm ngày càng tốt hơn, hệ vi sinh vật có ích trong đất được cải thiện hơn, hoạt động tốt hơn, góp phần cải tạo tốt hơn trên các vùng đất khô hạn đang bị sa mạc hóa. Ngoài các mô hình thử nghiệm ở Bình Định, kết quả của đề tài cũng đã được ứng dụng để trồng cỏ phục vụ chăn nuôi cừu hoặc trồng thêm một số loại cây ngắn ngày như đậu đỗ, lạc… ở một số vùng khác như xã Phước Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận cho kết quả rất tốt, nông dân hồ hởi làm theo.

Hội đồng khoa học cũng đánh giá cao các kết quả và tính khả thi của đề tài là có thể ứng dụng vào sản xuất đại trà vì đây là phương pháp đơn giản, chi phí đầu tư cho thiết bị, vật tư không cao, nhiều hộ nông dân có thể làm theo. Với phương pháp canh tác mới này thường 5 năm bà con mới phải đào lên để thay lớp nylon và các lớp phân, đất khác nên thực sự giảm được giá thành mà không gây ô nhiễm cho môi trường.

Trong trường hợp bà con không đủ điều kiện để lắp đặt đường ống nước tưới phun, các tác giả khuyến cáo bà con có thể áp dụng biện pháp tưới thủ công vẫn cho hiệu quả kinh tế cao. Cùng với nhiều biện pháp kỹ thuật canh tác khác, công nghệ canh tác mới này đang mở ra triển vọng biến nhiều vùng đất cát trắng khô hạn đang có xu hướng sa mạc hóa dần, đặc biệt là các tỉnh duyên hải miền Trung của nước ta thành những vùng đất mới có khả năng canh tác góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và bảo vệ đất, bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo VNG
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu