Theo Đông y, môn bạc hà có vị nhạt, tính hàn, có các tác dụng giải nhiệt, trừ độc, khu phong. Dùng trị cảm cúm, sưng khớp xương do phong thấp, vết thương do côn trùng có nọc độc cắn.
Môn bạc hà còn gọi là dọc mùng, môn ngọt, có tên khoa học Alocasia odora, thuộc họ Ráy. Bạc hà là cây đa niên, thân thảo, cuống lá (petiole) dầy, xốp và mọng nước.
Cây cao khoảng 1 m, thường mọc ở nơi đất trũng và ẩm. Phần rễ phình ra như dạng "củ".
Lá môn bạc hà to bản hình mũi tên, dài 30–90 cm, giữa có gân lá chạy dọc theo chiều dài của lá. Cây trổ hoa vào mùa xuân sang mùa hè. Trái bạc hà màu đỏ, hình trứng.
Theo Đông y, môn bạc hà có vị nhạt, tính hàn, có các tác dụng giải nhiệt, trừ độc, khu phong. Dùng trị cảm cúm, sưng khớp xương do phong thấp, vết thương do côn trùng có nọc độc cắn.
Dùng mỗi lần 10 - 15 g dược liệu khô hay 60 - 90 g thân rễ tươi. Chú ý không nên dùng quá liều vì có thể gây ngộ độc với các triệu chứng tê lưỡi, sưng lưỡi, ngộ độc thần kinh trung ương.
Có thể giã nát thân rễ tươi, xào với giấm dùng đắp ngoài da (chỉ đắp vào vết thương, tránh vùng da không bệnh).