Người dân dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai để chữa đau mắt đau tai. Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt ra mồ hôi, làm thuốc mát.
Cây mía dò còn gọi là tậu chó, đọt đắng, đọt hoàng, cát lồi, củ chóc, tên khoa học Costus speciosus Smith (họ Gừng Zinhiberaceae).
Cây mía dò thường mọc hoang khắp nơi trong nước ta, miền núi cũng như đồng bằng, thường ưa những nơi ẩm ướt. Có nơi trồng để lấy thân rễ ăn hay làm thuốc...
Người dân dùng ngọn hay cành non nướng nóng vắt lấy nước nhỏ vào mắt hay vào tai để chữa đau mắt đau tai. Có nơi dùng thân rễ uống, chữa sốt ra mồ hôi, làm thuốc mát.
Theo Đông y, mía dò có vị chua, đắng, cay, tính mát, hơi có độc; có tác dụng lợi thuỷ tiêu thũng, giải độc, chẩn dương; thường dùng chữa viêm thận thuỷ thũng, xơ gan, cổ trướng và viêm nhiễm đường tiết niệu, ho gà, giảm niệu; đái buốt, đái dắt; cảm sốt, môi rộp, khát nước nhiều. Liều dùng: 3-10g có thể đến 8-16g sắc uống, có thể nấu cao uống. Thân rễ được dùng ngoài trị bệnh mày đay, mụn nhọt sưng đau và viêm tai giữa. Có thể giã nhỏ đắp sưng tấy hoặc nấu nước tắm rửa trị mẩn ngứa. Sau đây là một số bài thuốc có dùng mía dò:
- Chữa mụn nhọt (do huyết nhiệt): Mía dò cả cây 100g, sắc nước uống. Có thể giã nhỏ đắp sưng tấy hoặc nấu nước tắm rửa trị mẩn ngứa.
- Chữa cảm sốt: Mía dò 100g, lá tre tươi 20g, gừng tươi 14g sắc nước uống.
- Chữa viêm thận phù thũng viêm tiết niệu: Mía dò cả 30g, rễ tranh 20g sắc uống.
- Chữa ho gà: Mía dò, rau sam mỗi vị 100g sắc nước uống.