TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 186415

  CHĂN NUÔI

  Tuyên Quang: Ứng dụng khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất chăn nuôi
09/12/2015

Tỉnh Tuyên Quang mấy năm qua đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, lợn nái hướng nạc, chế biến bảo quản thức ăn, nuôi lợn, gà trên nền đệm lót sinh học.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, tỉnh Tuyên Quang đã tập trung vào một số loài vật nuôi có thế mạnh; xây dựng được các chuỗi giá trị chăn nuôi liên kết theo tổ nhóm, sở thích; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, gia trại, đầu tư trang thiết bị phục vụ cho chăn nuôi…

Tỉnh Tuyên Quang mấy năm qua đã triển khai nhiều mô hình chăn nuôi lợn sinh sản, lợn nái hướng nạc, chế biến bảo quản thức ăn, nuôi lợn, gà trên nền đệm lót sinh học; mô hình thử nghiệm và nhân rộng máy chế biến thức ăn trong chăn nuôi; trồng cỏ VA06 trong chăn nuôi trâu, mô hình băm thái cỏ, nuôi trâu vỗ béo có sự tham gia của thành phần tư nhân; tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc cỏ trong chăn nuôi đại gia súc. Trong lĩnh vực chăn nuôi thủy sản, trên hồ thủy điện, Chi cục thủy sản đã triển khai nhiều mô hình nuôi cá thương phẩm, đặc sản tại các huyện Lâm Bình, Nà Hang, Chiêm Hóa; các mô hình chế biến thức ăn cho cá, phát triển thủy sản hàng hóa và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Tuyên Quang áp dụng khoa học công nghệ trong chăn nuôi nâng cao năng suất chất lượng

Đi đôi với đó, các đơn vị còn mở các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người chăn nuôi trên hiện trường; chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi gà trứng sinh sản HA, gà hướng thịt, gà Mía lai thương phẩm.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã triển khai các giải pháp bảo tồn, lưu giữ nguồn gen một số loài vật nuôi đặc sản như vịt Minh Hương (Hàm Yên), qua đó lưu giữ nguồn gen quý hiếm này để từng bước xây dựng vùng hàng hóa đặc sản cho người dân địa phương. Đặc biệt từ năm 2013 đến nay, Tuyên Quang đã triển khai và nhân rộng hiệu quả hai mô hình ứng dụng máy chế biến thức ăn trong chăn nuôi và chăn nuôi trên nền đệm lót sinh học. Đối với mô hình ứng dụng máy chế biến thức ăn đa năng, ban đầu được triển khai ở một số xã của huyện Chiêm Hóa nhưng đến nay đã được nhân rộng ở nhiều huyện khác với hàng trăm máy do người dân tự trang bị hoặc do các huyện hỗ trợ người chăn nuôi. 

Xã Nhân Lý (Chiêm Hóa) hiện có hơn 40 hộ chăn nuôi đang sử dụng máy chế biến thức ăn đa năng và men ủ vi sinh hoạt tính trong chăn nuôi. Việc sử dụng máy chế biến thức ăn đa năng kết hợp ủ men hoạt tính đã giúp tận dụng phần lớn nguồn nguyên liệu nông sản, thức ăn thô xanh, phụ phẩm sẵn có; giảm bớt thời gian chế biến thức ăn, lợn được hấp thu dinh dưỡng trong thức ăn một cách tối đa nhờ men ủ vi sinh hoạt tính. Do đó, đã giảm được từ 17 - 24,5% chi phí thức ăn so với thức ăn hỗn hợp trên thị trường.

Việc ứng dụng mô hình đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà thịt cũng đã mang lại hiệu quả rõ rệt so với chăn nuôi truyền thống. Hiện nay nhiều xã trong tỉnh như Bằng Cốc (Hàm Yên), Đại Phú (Sơn Dương), Lực Hành, Mỹ Bằng (Yên Sơn), Kim Bình (Chiêm Hóa), An Khang (thành phố Tuyên Quang) đã triển khai và nhân rộng mô hình này tới các hộ chăn nuôi. Ông Đỗ Văn Dậu, Chủ tịch UBND xã Mỹ Bằng (Yên Sơn) cho biết, hiện nay toàn xã đang có trên 200 hộ chăn nuôi gà quy mô lớn trên nền đệm lót sinh học. Hiện xã đang đăng ký và xây dựng thương hiệu gà thịt Mỹ Bằng, do đó xã khuyến khích người dân phát triển chăn nuôi quy mô lớn và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi gà. Sử dụng nền đệm lót sinh học đã giúp nhiều hộ chăn nuôi gà thịt trong xã chăn nuôi theo đúng quy trình, phòng bệnh cho đàn vật nuôi hiệu quả. 

Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững lĩnh vực chăn nuôi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch chi tiết thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh giai đoạn 2015 - 2020. Trong đó, tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi, là nhiệm vụ trọng tâm, phấn đấu đạt mục tiêu tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp từ 38,7% lên trên 45% vào năm 2020.

 

Theo Thảo Nguyên: Vietq.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu