Nông nghiệp hữu cơ bền vững cần gì phải học đâu xa?
Đất nhà tôi trước đây mịn như bột. Mùa mưa thì nhão, mùa khô lại cứng như thép. Nay vào tay tôi lại hóa đất sỏi cơm. Đó là những phần đất xấu được trùn đất đẩy lên tha mùn xuống sâu lòng đất.
Để vi sinh vật hoạt động mạnh như thế không phải muốn là được mà phải cần đến một quá trình dài. Trước tiên tôi phải thay vi sinh vật hoạt động bằng cách sử dụng biện pháp cơ học. Cho lính đào hố lấp phân chuồng túi bụi. Chỗ nào đất trống là đào. Bao nhiêu tiền tôi đổ vào phân chuồng hoai mục cho bằng hết. Tôi cấy vi sinh vật ngoại lai thành vi sinh vật bản địa trên nền hữu cơ đó.
Đến nay tôi nhận ra con đường đi của mình là hoàn toàn chính xác. Cây phát triển bền vững, ít bệnh tật. Dù có bồn hay không độ rút nước cũng rất cao. Đổ phân chuồng trên mặt chỉ 2 tuần là mất tích. Trùn đất tha xuống làm đất tơi xốp. Vào cuối mùa mưa. Khi chúng chết đi, đẻ trứng cho thế hệ kế cận, thân xác nó lại trở thành nguồn axit amin cực quý. Nhờ vi sinh vật phân giải. Khi bạn biết nhiều thứ tới mức bão hòa.Thì bạn sẽ nhận ra. Con đường thành công với nông nghiệp nó chỉ là như thế. Những thứ cơ bản nếu chưa xử lý thành công thì đi xa cũng bị lổ hổng. Vậy nếu bạn đi con đường bền vững hãy lưu tâm điều tôi nói. Học đâu cho xa vợi. Hãy học cách ủ phân chuồng. Học cách tự sản xuất để giảm chi phí đầu vào. Mắc mấy cũng là rẻ.
Chúc thành công!