Trong đó, khối bã to nhất có đường kính 7cm, có nhiều mảnh xơ từ trái hồng ngâm (hồng giòn) mà bệnh nhân đã ăn cách đây vài ngày. Sau khi được can thiệp, bệnh nhân cho biết cách đây vài ngày bà đã ăn ba trái hồng giòn loại to vào lúc đói. Sau ăn vài giờ, bà thấy đau bụng, nôn, sờ thấy khối cứng trong ổ bụng, ăn uống kém.Gia đình đưa bà đi khám tại bệnh viện địa phương và được chẩn đoán nghi có khối u trong ổ bụng. Sau khi chuyển lên Bệnh viện E, bác sĩ đã chẩn đoán bệnh nhân được chẩn đoán tắc ruột do 4 khối bã thức ăn và được can thiệp bằng nội soi.
Theo bác sĩ Vũ Hồng Anh, trưởng Khoa thăm dò chức năng- nội soi Bệnh viện E, nếu không xử trí kịp thời khối bã tắc ruột có thể gây hoại tử ruột, thủng ruột, viêm màng bụng, nhiễm trùng nhiễm độc toàn thân thậm chí dẫn tới tử vong.Trao đổi với Tuổi Trẻ, chuyên gia về dinh dưỡng Lê Bạch Mai cho rằng có hai lý do có thể dẫn đến tình trạng tắc ruột ở bệnh nhân, trong đó có thể do hồng có chất kết dính, bệnh nhân lại nhai vội, mảnh hồng giòn to vào ruột bệnh nhân trong lúc bệnh nhân đói và không có thức ăn khác làm rời rạc các mảnh hồng, khiến chúng dính chặt thành một khối và làm tắc ruột bệnh nhân. "Từng có nữ bệnh nhân bị tắc ruột do ăn vội nhai vội 8 quả cà"- bà Mai nói.Theo bà Mai, các loại quả có vị ngọt có thể ăn lúc đói, quả quá chua nếu ăn khi đang đói có thể làm người dùng loại quả đó cồn cào, khó chịu và có khi ảnh hưởng đến dạ dày. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, bà Mai khuyến cáo nên nhai kỹ, tránh bị "tai nạn ẩm thực".