Viêm đường hô hấp – bệnh lý phổ biến ở trẻ em (ảnh minh họa)
Viêm nhiễm đường hô hấp trẻ em, bệnh lý phổ biến ở Việt Nam
Theo thống kê trên thế giới, tỷ lệ trẻ dưới 5 tuổi tử vong do bệnh lý nhiễm trùng hô hấp chiếm khoảng 19% ca tử vong ở trẻ. Công bố từ Viện Nghiên cứu sức khỏe trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung Ương, trung bình một trẻ em Việt Nam có khoảng 5-7 đợt nhiễm trùng hô hấp cấp tính mỗi năm. Bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ có thể là các bệnh lý viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, viêm tai giữa, viêm xoang… biểu hiện ban đầu của các bệnh lý kể trên có thể đơn giản là đau tai, đau họng, chảy mũi, trẻ khò khè khó thở… Tuy nhiên, hậu quả lại có thể rất lớn.
Nguyên nhân khiến bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp ở trẻ em Việt Nam phổ biến chủ yếu do ô nhiễm môi trường, khí hậu nhiệt đới nóng ẩm của Việt Nam, thời tiết thay đổi thất thường trong khu vực phía Nam và mùa Đông lạnh của khu vực phía Bắc Việt Nam.
Làm gì khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp?
Khi trẻ bị viêm nhiễm đường hô hấp có nhất thiết phải sử dụng kháng sinh?
Theo PGS.TS.BS. Nguyễn Tiến Dũng, nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, thành viên Ban cố vấn quốc tế của CIPP (Hội nghị khoa học về bệnh phổi trẻ em 2017), cho biết “trong rất nhiều trường hợp trẻ bị viêm đường hô hấp không cần phải sử dụng kháng sinh vì không phải do vi khuẩn gây ra. Ngoài ra, theo cập nhật mới đây, khi trẻ bị viêm tai giữa có chảy nước cũng không nên cho trẻ dùng ngay kháng sinh mà chờ khoảng 2-3 ngày tiên lượng lại mới quyết định có sử dụng kháng sinh hay không…”
Các chuyên gia khuyên rằng, các biện pháp hạn chế sử dụng kháng sinh cho trẻ khi bị viêm đường hô hấp như vệ sinh mũi họng thường xuyên, giữ ấm cổ họng, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tăng cường miễn dịch cho cơ thể là cách tốt nhất để để bảo vệ trẻ, hạn chế tình trạng nhờn thuốc.
Giải pháp từ châu Âu giúp giảm tới 50% nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp
Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp giảm 50% nguy cơ viêm đường hô hấp
Một nghiên cứu tại CH Séc trong mùa đông năm 2005-2006 khi cho người sử dụng hỗn hợp Ly giải vi khuẩn hô hấp dạng ngậm giúp giảm tới 50% nguy cơ viêm đường hô hấp cấp, giảm thời gian điều trị, mức độ nặng ở những đối tượng bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp, trong đó có trẻ em.
Biện pháp sử dụng ly giải vi khuẩn hô hấp tăng cường miễn dịch đặc hiệu chống viêm nhiễm đường hô hấp không phải là biện pháp mới mà đã được ứng dụng phổ biến tại châu Âu. Tuy nhiên, dạng ngậm của hỗn hợp này là biện pháp hoàn toàn mới tại Việt Nam, có khả năng ứng dụng rộng rãi vì bệnh lý nhiễm trùng hô hấp trẻ em Việt Nam là một trong những gánh nặng lớn với sức khỏe cộng đồng. Hỗn hợp ly giải 3 chủng vi khuẩn hô hấp phổ biến được nghiên cứu tại CH Séc có khả năng tăng miễn dịch đặc hiệu toàn thân và miễn dịch tại chỗ để phòng ngừa và tăng cường khả năng điều trị bệnh.