Những người bệnh chịu ăn gạo lứt thường là những người thầy chê thuốc chạy và xem gạo lứt như phương thuốc điều trị “còn nước còn tát”. Bệnh đã quá nặng, không còn phương cách nào chữa trị được, thì họ ăn gạo lứt cũng mất mạng hoặc không ăn gạo lứt cũng mất mạng. Lục phủ ngũ tạng đã suy kiệt hoàn toàn, không còn khả năng để thực hiện chức năng sinh lý của chúng, không thể hấp thu dưỡng chất từ thức ăn thì làm sao cơ thể duy trì sự sống được. Như vậy gạo lứt không phải là nguyên nhân gây nên nỗi đau vô cùng tận này.
Những người khỏe mạnh đang ăn gạo lứt mà ngã bệnh là điều không thể xảy ra. Hai danh y của Việt Nam là Hải Thượng Lãn ông và Tuệ Tĩnh đều công nhận gạo lứt là dược thảo quí nhất. Theo Đông y, cơ thể khỏe mạnh là cơ thể quân bình Âm Dương. Gạo lứt là thức ăn quân bình Âm Dương cho nên gạo lứt đưa cơ thể về quân bình tốt nhất. Ông bà ta xem gạo lứt là thượng phẩm, chứ không phải nem công chả phụng hay sơn hào hải vị, qua sự tích “Bánh Chưng Bánh Dầy” dưới thời Vua Hùng. Hoàng tử dâng “bánh chưng bánh dầy” được chọn truyền ngôi vua đã nói lên hạt gạo luôn đứng ở ngôi vị hàng đầu. Sự tích này dạy chúng ta rằng gạo lứt là thức ăn chính của người Việt (và cả loài người), giống như cỏ là thức ăn của loài bò hoặc thịt là thức ăn của loài hổ. Tạo hóa tạo ra vạn vật và tạo ra thức ăn riêng cho từng loài. Không thể nào thay đổi điều này được. Như vậy, gạo lứt chỉ có lợi cho cơ thể con người, chứ không hề có hại chút nào.
Nhiều người nhịn ăn một tuần không chết, có người có khả năng nhịn đói đến một tháng. Tiên sinh Ohsawa nhịn ăn 60 ngày. Tôi biết có một vị sư nhịn ăn hơn hai tháng. Vậy thì ăn thực dưỡng hoặc ăn số 7 là có ăn, mà lại ăn thượng phẩm nữa, thì làm sao chết được.
Gạo lứt, thực phẩm quân bình âm dương, không những cung cấp dưỡng chất tốt mà còn giúp khai thông hệ thống kinh mạch và khai mở hệ thống huyệt đạo của cơ thể. Cùng với hai lá phổi và mũi, mặt da cũng tham gia “trao đổi khí” qua hệ thống huyệt đạo. “Khí” hấp thu được sẽ lưu chuyển khắp châu thân nhờ hệ thống kinh mạch. Hệ thống kinh mạch thông và hệ thống huyệt đạo mở giúp cơ thể nhận được nhiều năng lượng từ vũ trụ. Khi cơ thể nhận càng nhiều năng lượng vũ trụ thì càng thông suốt. Cơ thể càng thông suốt thì càng nhận nhiều năng lượng vũ trụ. Nguyên tắc này đi theo vòng xoắn ốc. Càng nhận nhiều năng lượng vũ trụ, cơ thể càng khỏe mạnh và trí tuệ càng phát triển, năng lực càng lớn.
Trong thực tế, nhiều người mắc bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, bệnh tim, bệnh thần kinh… được phục hồi sức khỏe nhờ ăn gạo lứt. Theo Đông y, chữa bệnh là lập lại quân bình Âm Dương của cơ thể. Gạo lứt mang tính quân bình nên sử dụng gạo lứt sẽ giúp cơ thể trở về quân bình do đó mọi bệnh tật được chữa lành.
Ở nước ta, nhiều người thực dưỡng khỏe mạnh hoàn toàn, không hề có bệnh, không cần phải uống một viên thuốc Tây hoặc Đông nào cả trong suốt ba, bốn chục năm qua. Vì thế gạo lứt còn được gọi là lương dược, vừa mang tính bổ dưỡng vừa mang tính trị bệnh.
Năng lượng “tinh” quan trọng hơn năng lượng “thô”. Chúng ta có thể không ăn nhiều ngày không chết nhưng không thở 5 phút là chết ngay. Còn nữa, chúng ta sẽ không sống nổi nếu thoa dầu ăn kín hết mặt da mặc dù vẫn chừa hai lỗ mũi để thở. Điều này cho thấy năng lượng khí “tinh” (không nhìn thấy) có sức mạnh gấp nhiều lần nặng lượng thức ăn “thô” (dễ nhìn thấy).
Hiện nay, người mắc bệnh nan y thường chết vì tinh thần sụp đổ chứ không phải vì căn bệnh đang mắc. Nhiều người đang to béo được chẩn đoán mắc bệnh ung thư. Họ sụt cân nhanh chóng và tử vong sau một vài tháng. Đó là do tinh thần và tư tưởng suy sụp. Tinh thần là rộng lớn, bao trùm tất cả. Trong nháy mắt, chúng ta đã nghĩ đến chỗ này chỗ nọ, nghĩ đến nước Anh xa xôi, nước Mỹ xa lắc, thậm chí nghĩ đến cung trăng. Tinh thần có sức mạnh vô biên. Trong khi đó thể xác là khối vật chất nhỏ nhoi trong năm hoặc sáu chục kilogram. Cho nên tinh thần đã chết thì thể xác không thể sống. Bệnh nhân đã chấp nhận cái chết thì vô phương cứu chữa. Nếu tinh thần bảo nhất định phải sống thì thể xác răm rắp nghe theo và có thể vượt qua mọi bệnh tật.
Lý thuyết dinh dưỡng hiện đại khuyến cáo con người ăn nhiều thứ để đủ các nhóm chất đường, đạm mỡ, nước, muối khoáng, các nguyên tố vi lượng và vitamin khi phát hiện trong cơ thể có những nhóm chất này. Chúng ta dễ dàng nhận thấy rằng trong cơ thể các loài vật đều có đầy đủ các nhóm chất trên, chứ không riêng gì loài người. Thức ăn của từng loài cũng khác nhau, loài bò chỉ ăn cỏ, loài cọp chỉ ăn thịt. Lý thuyết này đã xây dựng nên tâm lý ăn nhiều thứ cho đủ chất. Cho nên khi chỉ ăn gạo lứt, chúng ta lo lắng thiếu chất, đặc biệt người bệnh càng sợ hãi nhiều hơn. Chúng ta nên bỏ tâm lý không đúng này để không bị ăn tạp và trở lại ăn đúng thức ăn của loài người là gạo lứt và ngũ cốc.
Lý thuyết này đã đẩy con người vi phạm trật tự thức ăn trong thiên nhiên: mỗi loài đều có thức ăn riêng và thức ăn của loài này có thể là độc tố của loài khác. Con bò ăn cỏ thì sống nhưng ăn thịt và ăn lá sầu đâu thì không thể sống được. Trong khi đó thịt là thức ăn của hổ và lá sầu đâu là thức ăn khoái khẩu của loài dê. Chúng ta hiện bị bệnh nhiều và bệnh nặng là do vi phạm trật tự này. Chúng ta mất mạng dần dần qua bệnh tật mà không hề hay biết.