Nguyên nhân chính gây đầy bụng khó tiêu chính là do thói quen ăn nhiều thức ăn chứa dầu mỡ, chiên rán, những thực phẩm khó tiêu, sử dụng nhiều đồ uống có gas, độ cồn cao, chất kích thích như rượu, bia, cà phê, trà đắng... Cơ thể bị suy nhược, tinh thần mệt mỏi, stress lâu ngày cũng là nguyên nhân gây ra đầy bụng khó tiêu. Việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh, thuốc an thần, thuốc giảm đau, thuốc tránh thai cũng là nguyên nhân gây bệnh. Ngoài ra, đầy bụng khó tiêu còn do các bệnh về hệ tiêu hóa, rối loạn hệ vi sinh đường ruột, bệnh trào ngược dạ dày - thực quản, trào ngược dịch mật, viêm niêm mạc dạ dày, đau, viêm loét dạ dày, do nhiễm virut, vi khuẩn Helicobacter Pylori...
Căng bụng: triệu chứng bị mọi lúc mọi nơi, vì bụng đói meo nhưng vẫn bị căng cứng.
Cảm giác khó chịu ở vùng thượng vị và vùng ngực: cụ thể là bị tức hoặc hơi đau ở bụng trên, cơn hó chịu này có thể lan tỏa lên ngực. Bệnh nhân có cảm tưởng hơi lên tới ngực rồi nhưng không ợ được.
Bất kể là đói hay no đều không cảm nhận tốt vị ngon của thức ăn dẫn đến chán ăn, bỏ ăn thường xuyên.
Có biểu hiện hiện khó tiêu, thức ăn ở lâu trong dạ dày khiến bệnh nhân ít khi cảm thấy đói bụng.
Ợ hơi nhiều lần: phần hơi sinh ra trong quá trình tiêu hóa nếu không thoát qua đường hậu môn thì phần hơi này gây áp lực khiến cơ thắt thực quản bị giãn và đẩy ngược chúng qua đường miệng.
Hay có cảm giác buồn nôn nếu phần hơi bị nghẹn ở họng, ngực hoặc thức ăn tồn đọng quá lâu.
Ăn không đúng cách gây ra gánh nặng cho hệ tiêu hóa. Ăn quá nhanh, nhai không kỹ, ăn không đúng giờ, vừa ăn xong đã đi nằm ngay làm cho tình trạng đầy hơi, khó tiêu thường xuyên “ghé thăm” bạn; thói quen ăn uống chưa đúng như: ăn quá nhanh, nhai không kĩ, ăn uống tùy tiện không đúng bữa-đúng giờ, ăn no đã vội vàng đi nằm ngay; thói quen vừa ăn vừa xem phim, nuốt nhiều không khí gây ra tình trạng trướng bụng, đặc biệt là ở trẻ em. Vì vậy khi ăn không nên xem phim để tránh hiện tượng đầy bụng xảy ra.
Độc tố từ các loại thức ăn, loạn khuẩn đường ruột, dư acid dịch vị, nhiễm Helicobacter Pylori một loại vi khuẩn gây loét dạ dày- tá tràng. Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mất ngủ kéo dài, stress gây giảm tiết các men tiêu hóa, giảm nhu động đường tiêu hóa; một số người do khả năng dung nạp lactose (có nhiều trong sữa) kém cũng gây trướng hơi, đầy bụng, khó tiêu.
Các bác sĩ khuyến cáo bạn nên chườm túi nước đá lên bụng ít nhất nửa giờ sau bữa ăn để giảm đau cho dạ dày. Bạn cũng có thể thư giãn bằng cách tắm lạnh hoặc đi vào phòng tắm nóng lạnh để cho dạ dày được thư giãn.
Ăn các quả nho ngon ngọt có thể loại bỏ chứng khó tiêu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Vì thế, bạn có thể thay trái cây tráng miệng từ cam sang nho cũng sẽ cùng mang lại lợi ích mong muốn cho dạ dày.Ngoài ra thực phẩm là tác nhân chủ yếu gây nên tình trạng này, vì vậy để tránh chướng bụng, đầy hơi, điều cần lưu tâm nhất là ăn uống.