- Bà Trịnh Kim Thoa hỏi, thẻ BHYT đã rách, nát hoặc hỏng khi làm lại có phải thông qua Cổng Dịch vụ công quốc gia không? Hồ sơ cần những gì?
|
Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau: Rách, nát hoặc hỏng; Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; Thông tin ghi trong thẻ không đúng
|
Về vấn đề này, Bảo hiểm xã hội TP. Hà Nội trả lời như sau:
Trình tự thực hiện
Bước 1: Thẻ BHYT được đổi trong trường hợp sau: Rách, nát hoặc hỏng; Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu; Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
Bước 2: Người tham gia BHYT cần đổi thẻ BHYT đến cơ quan BHXH tỉnh, huyện; ghi Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT… và Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018, gửi bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện.
Bước 3: Cơ quan BHXH: Cán bộ bộ phận một cửa cơ quan BHXH tỉnh, huyện kiểm tra, nhận Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT, Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT và ký nhận (vào ô người tiếp nhận hồ sơ); Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. Tổ chức BHYT phải đổi thẻ BHYT cho người tham gia BHYT; Trong thời gian chờ đổi thẻ, người tham gia BHYT vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.
Cách thức thực hiện
- Hình thức nộp: Qua bưu chính, trực tiếp.
- Thời hạn giải quyết: 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Thành phần hồ sơ: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHYT: 1 bản chính; Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả đổi thẻ BHYT theo Mẫu số 4 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính Phủ: 1 bản chính; Thẻ BHYT (rách, nát hoặc hỏng; thay đổi nơi đăng ksy KCB ban đầu; thông tin ghi trên thẻ không đúng): 1 bản chính.
Theo đó:
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập thành 2 liên, một liên giao cho cá nhân, tổ chức nộp hồ sơ, một liên chuyển cùng hồ sơ cho Bộ phận nghiệp vụ sau đó lưu tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả.
- Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả được lập cho từng loại hồ sơ theo từng thủ tục hành chính (ví dụ: một đơn vị nộp 3 loại hồ sơ khác nhau thì sẽ có 3 giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả).
- Tại phần nội dung yêu cầu giải quyết: Ghi tóm tắt yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính.
Một số trường hợp cần lưu ý: Trường hợp cá nhân yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ BHYT: viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả ghi đầy đủ nội dung mà cá nhân yêu cầu giải quyết; đồng thời ghi mã thẻ BHYT cũ để sử dụng Phiếu hẹn thay thế thẻ BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh; Trường hợp đơn vị yêu cầu cấp lại, gộp, đổi, điều chỉnh thông tin đã ghi trên thẻ BHYT: Viên chức Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ kèm theo Tờ khai cung cấp và thay đổi thông tin người tham gia BHYT; Trường hợp người tham gia BHYT đề nghị cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm có thời gian tham gia BHYT ở nhiều nơi khác nhau ghi cụ thể tên đơn vị tham gia BHYT, BHXH tỉnh, thành phố nơi đã đóng BHYT.
Cá nhân đăng ký nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan BHXH, khi đến nhận kết quả là tiền giải quyết chế độ BHYT, viên chức bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả hướng dẫn cá nhân như sau: Người hưởng chế độ trực tiếp nhận: Cung cấp giấy hẹn và CMND.
Người khác nhận thay: Nếu là thân nhân của người hưởng chế độ: Cung cấp giấy hẹn, CMND dân giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hưởng BHYT (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn...); Nếu là người giám hộ: Cung cấp giấy hẹn, CMND dân giấy tờ chứng minh là giám hộ đương nhiên của người hưởng BHYT (bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh hoặc giấy chứng sinh hoặc giấy đăng ký kết hôn...). Trong trường hợp không có người giám hộ đương nhiên theo quy định của pháp luật thì cung cấp giấy hẹn, CMND, quyết định công nhận việc giám hộ của cấp có thẩm quyền; Nếu không phải là thân nhân hoặc người giám hộ nêu trên: Cung cấp giấy hẹn, chứng minh nhân dân, giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chinhphu.vn