Chỉ vài ngày trước, cả thế giới đã hết sức hào hứng tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm kể từ ngày Neil Armstrong đặt những bước chân đầu tiên của con người lên Mặt trăng.
Loài người đặt chân lên Mặt trăng là một thành tựu không nhỏ, nhưng sau đó 10 năm, chúng ta còn ghi nhận một sự kiện khác còn quan trọng hơn
Đó là một sự kiện nhiều ý nghĩa, thu hút sự quan tâm rất lớn từ dư luận thế giới. Tuy nhiên ít người để ý rằng cũng trong những ngày này, chúng ta sẽ được đón chào một lễ kỷ niệm về thành tựu khác thậm chí còn quan trọng hơn với tương lai của văn minh nhân loại.
Thành tựu mang tên: Báo cáo Charney
Cụ thể, bốn mươi năm trước (23-27/1979), một nhóm nhà khí hậu học đã cùng ngồi thảo luận tại Viện Hải dương học Woods Hole ở Massachusetts trong buổi họp đầu tiên của "Ad Hoc Group on Carbon Dioxide and Climate" (tạm dịch: Nhóm Nghiên cứu đặc biệt về khí Các-bon đi-ô-xít và Khí hậu).
Cuộc họp này là bước chuẩn bị cho Báo cáo Charney - đánh giá toàn diện đầu tiên về biến đổi khí hậu toàn cầu do khí nhà kính gây ra. Hay nói cách khác là vào năm 1979, các nhà khoa học đã lần đầu tiên dự đoán được khí hậu Trái đất sẽ biến đổi theo hướng tiêu cực. Và những gì xảy ra vào ngày hôm nay đã chứng minh rằng họ đúng.
Vấn đề này nghe có vẻ như không ấn tượng bằng việc con người đặt chân lên Mặt trăng. Tuy nhiên Báo cáo Charney là một ví dụ điển hình cho lợi ích mà khoa học đem lại, và những dự đoán chính xác của báo cáo này trong suốt 40 năm đã giúp xây dựng được được một ngành khoa học vững chắc cho con người về biến đổi khí hậu.
"Khí nhà kính" là gì?
Kể từ thế kỷ 19, nhiều nhà khoa học đã đưa ra khái niệm carbon dioxide (CO2) chính là thứ mà ngày nay chúng ta gọi là "khí nhà kính". Tới thập niên 1950, các nhà khoa học đã dự đoán Trái đất sẽ ấm lên vài độ C từ việc tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch.
Năm 1972, John Sawyer, nhà nghiên cứu tại cơ quan Khí tượng Vương quốc Anh đã viết một bài báo cáo dài bốn trang xuất bản trên tạp chí Nature. Trong đó tóm tắt các nghiên cứu về biến đổi khí hậu trước đó và dự đoán nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng thêm 0,6 độ C vào cuối thế kỷ 20.
Jule Charney - người đầu tiên đề cập đến biến đổi khí hậu cho nhân loại
Cuộc họp tại Woods Hole năm 1979 tập hợp khoảng 10 nhà khí hậu học lỗi lạc, đại diện cho nhiều nhà khoa học nổi tiếng khác trên khắp thế giới. Cuộc họp do Jule Charney của Viện Công nghệ Massachusetts - một trong những nhà khí tượng có tiếng nói nhất thế kỷ 20 - dẫn dắt.
"Chúng tôi ước tính, khả năng cao nhất là Trái đất sẽ nóng lên 3 độ C nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi, sai số có thể là 1,5 độ C."
Trích báo cáo Charney.
Bốn mươi năm sau cuộc họp, nồng độ CO2 trung bình năm trong khí quyển đo tại Mauna Loa, Hawaii tăng 21%.
Trong cùng khoảng thời gian, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất trên toàn cầu đã tăng thêm khoảng 0,66 độ C. Như vậy, nếu lượng khí CO2 tăng gấp đôi, nhiệt độ Trái đất sẽ nóng thêm 2,5 độ C - gần như trùng khớp với dự ước tính trước đó.
Thế giới tiếp nhận báo cáo
Mặc dù các tác giả của Báo cáo Charney đều là những người có tầm ảnh hưởng vào thời điểm đó, báo cáo vẫn không thể lập tức khiến công chúng và các chính trị gia thay đổi thái độ.
Qua nhiều năm, Trái đất ngày càng nóng lên như dự đoán, báo cáo mới được thế giới chấp nhận và được xem như một cột mốc quan trọng mở ra những hiểu biết đúng đắn về việc hành động của con người tác động đến khí hậu như thế nào.
Ngày nay, Charney và các đồng tác giả được các nhà khoa học hậu bối vô cùng tôn kính bởi sự thông tuệ và sáng suốt của họ.
Ngành khoa học bền vững
Báo cáo Charney là một ví dụ điển hình cho thấy cách thức hoạt động của một ngành khoa học đúng đắn là như thế nào: thiết lập một giả thuyết từ những phân tích hóa học và vật lý, sau đó dựa vào những đánh giá cụ thể để đưa ra những "dự đoán vững".
"Dự đoán vững" ở đây nghĩa là các dự đoán chỉ không xảy ra nếu giả thuyết và các cơ sở khoa học đưa ra trước đó không chính xác. Hay nói cách khác, nếu các giả thuyết trước đó có tồn tại, thì dự đoán gần như chắc chắn se xảy ra. Trong trường hợp này, dự đoán cụ thể được đưa ra là nhiệt độ trung bình của Trái đất sẽ tăng thêm trong khoảng từ 1,5 độ C đến 4,5 độ C nếu lượng khí CO2 trong khí quyển tăng gấp đôi.
Vào thời điểm đó, nếu không có giả thuyết và và cơ sở khoa học cho việc biến đổi khí hậu, chúng ta sẽ không thể chắc chắn liệu nhiệt độ Trái đất sẽ giữ nguyên, giảm đi hay tăng lên, bất kỳ kết quả nào cũng có thể xảy ra. Chính vì vậy, dự đoán cụ thể của họ đã giúp ngành khoa học này vượt qua một bài kiểm tra đầy khắc nghiệt để khẳng định chỗ đứng của nó đối với nhân loại.
Các tác giả của Báo cáo Charney không chỉ tóm tắt lại hệ thống kiến thức mà họ còn cố gắng đặt ra sự hoài nghi về chính kết luận của mình, để tìm các nhân tố có thể đã khiến họ đưa ra dự đoán sai. Họ kết luận:
"Chúng tôi đã cố gắng, nhưng vẫn không thể tìm ra thiếu sót hay đánh giá chưa đúng nào về các ảnh hưởng vật lý có thể khiến ước tính hiện tại thấp hơn hoặc hoặc đảo ngược ước tính này."
Báo cáo này đã chứng minh được những dự đoán của nó đã xảy ra, và từ đó cung cấp một cơ sở khoa học vững chắc giúp con người hành động đúng đắn để giải quyết vấn đề nóng lên toàn cầu.
Trong suốt 40 năm qua, Trái đất đã nóng lên đúng như dự đoán của Charney và các cộng sự, ngành khoa học nghiên cứu về biến đổi khí hậu ngày càng được cải thiện, nhiều mô hình mới tốt hơn cũng được phát triển từ các mô hình cũ chưa hoàn thiện từ năm 1979.
Tuy nhiên, ngành khoa học muộn màng này chỉ công nhận các kết luận của Báo cáo Charney dù hiện tại có nhiều dự đoán khác về biến đổi khí hậu được đưa ra.
Tham khảo: Science Alert, The Conversation