Bạn thường xuyên bị viêm mũi dị ứng và không muốn dùng thuốc kháng sinh để điều trị nhằm tránh tác dụng phụ của thuốc? Vậy hãy cùng tìm hiểu cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất, chấm dứt hắt hơi, sổ mũi… khiến bạn dễ chịu hơn trong bài viết dưới đây.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng nước muối
Viêm mũi dị ứng xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các chất gây dị ứng trong không khí. Xịt mũi hoặc rửa mũi bằng nước muối sinh lý sẽ làm loãng chất nhầy và làm dịu các màng trong mũi. Từ đó, những dị nguyên gây dị ứng sẽ bị loại bỏ, chất nhầy cũng sẽ thoát ra khỏi khoang mũi nhanh hơn.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá cây
Một trong những cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất tại nhà là dùng các loại cây nhà lá vườn. Những loại lá cây này rất dễ kiếm và tương đối hiệu quả để trị viêm mũi dị ứng:
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá lốt: Lá lốt giúp kháng viêm, giảm đau nhức một cách an toàn mà không cần thuốc.
Đun sôi 1 lít nước với một nắm lá lốt. Sau đó dùng nước này để xông mũi. Thực hiện ngày từ 1 đến 2 lần (sáng và tối). Duy trì đến khi thấy triệu chứng viêm mũi dị ứng thuyên giảm.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá trầu không: Theo Đông y, lá trầu không có vị cay, tính ấm giúp làm loãng đờm. Theo y học hiện đại, lá trầu không có khả năng kháng sinh mạnh với liên cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn đồng thời kháng khuẩn, diệt virus. Do vậy lá trầu không có thể giảm nhẹ được các triệu chứng của bệnh viêm mũi dị ứng.
Đun sôi 1 lít nước với một nắm lá trầu không vò nát khoảng 15 phút sau đó rắc thêm một chút muối hạt vào trong nồi. Dùng nồi lá mới đun để xông mũi. Cần duy trì thực hiện 1 lần trong ngày cho đến khi triệu chứng giảm nhẹ.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng lá ngải cứu: Kết hợp với việc xông mũi từ lá lốt hay lá trầu không, dùng lá ngải cứu tươi hoặc khô đun nước ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ khiến cho triệu chứng viêm mũi dị ứng nhanh biến mất. Việc ngâm chân bằng nước ấm giúp lưu thông máu và đả thông một số huyệt đạo ở gan bàn chân, từ đó giúp cho người bệnh ngủ ngon hơn và bệnh mau khỏi hơn.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi
Tỏi có chứa allicin – một loại axit amin được khoa học chứng minh là có tác dụng tương tự như một loại kháng sinh giúp tiêu diệt virus, vi khuẩn và chống lại phản ứng dị ứng, viêm nhiễm trong cơ thể. Chính vì vậy mà tỏi được tin dùng để chữa viêm mũi dị ứng.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi và mật ong: Ép 2 tép tỏi để lấy nước cốt, sau đó trộn nước ép tỏi với mật ong theo tỷ lệ 1:2. Trộn đều hỗn hợp với nhau. Dùng bông y tế thấm dung dịch này, viên tròn, nhét vào hai bên lỗ mũi. Cần thực hiện thường xuyên 3 lần một ngày cho đến khi khỏi hẳn.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng tỏi ngâm rượu:Lột vỏ, giã nát tỏi. Sau đó đổ rượu trắng vào ngâm trong bình thủy tinh. Sau khi ngâm khoảng 10-15 ngày có thể đem ra sử dụng. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần chỉ uống một chén nhỏ. Có thể dùng để nhỏ vào mũi một vài giọt.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng rượu gấc
Trước tiên, nướng cháy đen phần vỏ hạt gấc (khoảng 20 hạt), sau đó giã nhỏ ra. Đem phần giã nhỏ đó ngâm với rượu trắng trong tối thiểu 2 ngày. Dùng tăm bông thấm dung dịch rượu ngâm rồi bôi lên sống mũi. Đợi sau 3 phút, thấy có dung dịch viêm chảy ra thì xì nhẹ mũi nhiều lần cho đến khi dịch viêm ra hết.
Chữa viêm mũi dị ứng bằng đông y
Ngoài những cách chữa viêm mũi dị ứng đã nêu ở trên, các bài thuốc Đông y cũng là một lựa chọn tốt để điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả mà an toàn. Theo Đông y, viêm mũi dị ứng sinh ra do cơ thể nhiễm phong hàn.
Để điều trị viêm mũi dị ứng, Đông y sẽ dùng các bài thuốc kết hợp với châm cứu, đốt ngải đả thông kinh mạch. Dưới đây là một số phương pháp chữa trị phổ biến của một vài nhà thuốc đông y. Tuy nhiên các bạn nên đến thăm khám tại các cơ sở y học cổ truyền uy tín để có các biện pháp điều trị bệnh một cách an toàn nhé!
Châm ngải để chữa viêm mũi dị ứng: dùng giấy mỏng cuộn ngải cứu non phơi khô thành hình như một điếu xì-gà. Đốt điếu ngải cứu này và hơ các huyệt đạo trên đỉnh đầu theo trình tự từ 1 đến 5.
Giảm triệu chứng viêm mũi dị ứng với châm cứu: bạn có thể đến các cơ sở Đông y để thực hiện châm cứu. Châm cứu sẽ tác động đến huyệt đạo, giải phóng ứ trệ và tăng cường tuần hoàn máu. Từ đó các triệu chứng của viêm mũi dị ứng sẽ giảm dần.
Thuốc xông chữa viêm mũi dị ứng: Dùng một số vị thuốc Đông y như bạc hà, phục linh, bạch chỉ, ma hoàng, hoắc hương đun sôi trong khoảng 10 phút, sau đó trùm khăn kín để xông mũi.
Các bài thuốc Đông y để chữa viêm mũi dị ứng khác:Bên cạnh các biện pháp trên, đông y có rất nhiều bài thuốc chữa viêm mũi dị ứng. Các bạn hãy đến gặp các bác sĩ y học cổ truyền để được kê đơn trực tiếp nhé!
Viêm mũi dị ứng là bệnh mãn tính lặp lại theo mùa hoặc theo từng đợt. Khi triệu chứng còn nhẹ, trước khi nghĩ đến việc dùng thuốc Tây, các bạn hãy thử áp dụng các cách chữa viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất được chia sẻ trên đây để điều trị bệnh một cách an toàn nhé!
Cúc Nguyễn