Cây thuốc nam trị đau bao tử
Chữa bệnh dạ dày bằng lá cây không còn quá xa lạ đối với nhiều người. Ngày nay, phương pháp này khá phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhờ tính an toàn và hiệu quả cao. Đặc biệt là cách làm vô cùng đơn giản nên người bệnh có thể thực hiện ngay tại nhà.
Lá lược vàng
Nhiều nghiên cứu cho thấy lá lược vàng có khả năng hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày cực kỳ hiệu quả. Trong thành phần lá cây này có chứa nhiều steroid, flavonoid cùng khoáng tố vi lượng,… với tác dụng chữa nhiều bệnh lý phổ biến khác nhau.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Đầu tiên lấy 1 nắm lá cây lược vàng rửa sạch và cắt nhỏ cho vào hũ thủy tinh
-
Bước 2: Tiếp theo đổ nước sôi vào cho ngập phần lá lược vàng rồi đậy nắp hũ ngâm khoảng 12 giờ đồng hồ
-
Bước 3: Cuối cùng chia phần nước cây lược vàng thành nhiều phần nhỏ và uống dần trong ngày.
Lá trầu không
Theo Đông Y, chữa bệnh dạ dày bằng lá cây là có cơ sở. Đặc biệt là lá trầu không có tính ấm, mùi thơm với tác dụng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Ngoài ra, lá cây này còn chứa nhiều tannin, betel phenol có khả năng chữa lành các vết thương do bệnh viêm loét dạ dày gây ra.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Dùng 1 nắm lá trầu không đem rửa thật sạch rồi vò nát
-
Bước 2: Tiếp theo bỏ nắm lá vào ấm rồi hãm với nước sôi
-
Bước 3: Thường xuyên uống nước này liên tục trong khoảng 1 tháng. Đảm bảo tình trạng sức khỏe sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Chữa dạ dày bằng lá ổi
Chữa bệnh dạ dày bằng lá cây, nhất là từ lá ổi được nhiều người sử dụng vô cùng hiệu quả. Bởi nó có khả năng giải nhiệt và giải độc,… hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày. Đặc biệt tinh chất có trong lá ổi chứa coalpha-limonen, tannin pyrogalic, axit guajavalic,… với công dụng kháng viêm và giảm các triệu chứng khó chịu do bệnh dạ dày gây ra.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Cần chuẩn bị 30g lá ổi non + 1 nắm gạo lứt + ½ lít nước lọc
-
Bước 2: Đầu tiên lấy lá ổi non rửa sạch rồi thái nhỏ. Sau đó đem sao chung với gạo lứt cho thật khô
-
Bước 3: Tiếp theo cho phần nước đã chuẩn bị vào nấu lên cho cạn còn ½ thì tắt bếp
-
Bước 4: Chia thành 2 phần và dùng uống 2 lần trong ngày
Lá mơ
Thêm một cách chữa bệnh dạ dày bằng lá mơ nữa mà người bệnh không thể bỏ qua. Trong thành phần lá cây này có công dụng giảm đau và kháng viêm cực tốt.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Đầu tiên lấy 1 nắm lá mơ lông đem rửa sạch, sau đó giã nhuyễn để lấy phần nước cốt.
-
Bước 2: Tiếp theo dùng nước cốt vừa vắt ra uống trực tiếp
Duy trì áp dụng phương pháp này 1 lần/hàng ngày để tình trạng bệnh được cải thiện tích cực hơn.
Lá vú sữa
Lá vú sữa chứa các thành phần có khả năng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau hiệu quả. Đặc biệt cách thực hiện chữa bệnh dạ dày bằng lá cây này lại vô cùng đơn giản và dễ làm nhưng kết quả mang lại rất cao.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Đem lá vú sữa rửa sạch và phơi khô, sau đó bảo quản để dùng nhiều lần
-
Bước 2: Mỗi ngày người bệnh lấy một lượng vừa đủ đem nấu cùng 1 lít nước trong khoảng 30 phút đến khu tinh chất tan đều trong nước
-
Bước 3: Chia đều phần nước ra làm 2 phần uống trong ngày
Lá tía tô
Nhờ tinh chất có trong lá tía tô chứa nhiều tannin, glucoside với công dụng kháng viêm và chống khuẩn. Đồng thời hỗ trợ phục hồi những tổn thương do viêm loét dạ dày gây ra.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Đầu tiên dùng 1 nắm lá tía tô đem rửa thật sạch
-
Bước 2: Tiếp theo cho hết lá tía tô vào ấm và hãm với nước sôi
-
Bước 3: Chia làm 2 phần và uống lần trong ngày
Lá nhọ nồi trị đau dạ dày
Lá nhọ nồi có công dụng điều trị bệnh dạ dày nhờ thành phần chứa nhiều tanin, carotene, ecliptin, flavonoid, wedelolacton,… Đặc biệt nó còn có khả năng ngăn ngừa tình trạng chảy máu trong nội tạng. Từ đó giúp thúc đẩy việc làm lành vết thương trong dạ dày một cách hiệu quả.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Trước hết cần chuẩn bị 200g lá nhọ nồi + 15g cam thảo + 20g bạch cập + 4 quả táo
-
Bước 2: Tiến hành cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị ở trên nấu cùng 1000ml nước. Chờ cho đến khi nước cạn còn 300ml thì tắt bếp
-
Bước 3: Chia nước làm 2 phần và uống dần trong ngày.
Lá cây hoàn ngọc trị đau dạ dày
Công dụng trị đau dạ dày từ lá cây hoàn ngọc được nhiều chuyên gia đánh giá cao. Thành phần lá cây này chứa hoạt chất carotenoid, sterol, flavonoid,… cùng nhiều khoáng chất khác có khả năng kháng khuẩn và chống viêm. Đặc biệt hỗ trợ rất tốt trong việc phục hồi vết thương loét dạ dày.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá cây hoàn ngọc đem rửa sạch
-
Bước 2: Tiếp theo cho nắm lá vào xay nhuyễn cùng với 100ml nước lọc
-
Bước 3: Cuối cùng lọc lấy nước cốt rồi chia thành 2 phần uống hết trong ngày.
Lá nguyệt quế trị dạ dày
Nguyệt quế nằm trong danh sách những loại lá cây có công dụng điều trị dạ dày. Người bệnh chỉ cần áp dụng phương pháp này liên tục đều đặn hàng tuần đảm bảo giảm nhanh cơn đau dạ dày hiệu quả.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá nguyệt quế rửa thật sạch
-
Bước 2: Tiếp theo cho hết phần lá đã chuẩn bị hãm nước sôi và uống 2 lần/ngày
Lá bàng trị đau dạ dày
Theo các chuyên gia cho biết lá bàng có chứa các hoạt chất như flavonoid, tanin, saponin,… có tác động tích cực trong việc điều trị dạ dày và các chứng bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa.
Cách thực hiện
-
Bước 1: Lấy 1 nắm lá bàng non đem rửa sạch
-
Bước 2: Cho hết phần lá bàng vào cùng 2 lít nước nấu sôi
-
Bước 3: Tiếp theo chắt nước vừa nấu vào phích để giữ nhiệt. Mỗi lần uống lấy ra để ấm.
Một số lưu ý khi áp dụng phương pháp chữa bệnh dạ dày bằng lá cây
Bên cạnh việc áp dụng các cách chữa bệnh dạ dày bằng lá cây người bệnh cần chý ý một số điều sau:
-
Các phương pháp trị bệnh dạ dày bằng lá cây chỉ phù hợp cho những ai mắc bệnh ở cấp độ nhẹ với những biểu hiện còn đơn giản
-
Hiệu quả các bài thuốc tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Do đó, khi lựa chọn phương pháp này người bệnh cần kiên trì áp dụng liên tục và trong thời gian dài.
-
Thay đổi thói quen ăn uống khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt là chia nhỏ bữa ăn để giảm bớt hoạt động của dạ dày.
-
Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi,… vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, hạn chế hấp thu các đồ ăn cay nóng và các chất kích thích
-
Tránh làm việc quá sức và tình trạng căng thẳng kéo dài ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
-
Thường xuyên tập luyện thể dục để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Bài viết trên đã tổng hợp đầy đủ các cách chữa bệnh dạ dày bằng lá cây. Qua đó, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng tại nhà. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh ngày càng nặng thì tốt nhất là nên thăm khám bác sĩ kịp thời để được hỗ trợ điều trị hiệu quả.
Kim Ngân