TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 185989

  CHĂN NUÔI

  Làm giàu từ mô hình nuôi cà cuống
29/12/2019

[Tạp chí Chăn nuôi Việt Nam] – Hàng chục năm qua, một loại đặc sản khu vực ĐBSCL tưởng đã bị “ tuyệt chủng” vì không còn thấy xuất hiện trên đồng ruộng và thương trường nhưng 3 năm trở lại đây Cà Cuống bỗng dưng có mặt phục vụ nhu cầu người tiêu dùng miền Tây với số lượng ngày càng nhiều. Người có công lớn trong việc này tại tỉnh An Giang là anh Cao Nguyễn Đô Lăng, 38 tuổi ngụ thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang, chủ cơ sở cung ứng Cà Cuống giống lẫn thương phẩm Nguyễn Lăng.

Làm giàu từ mô hình nuôi cà cuống

Anh Cao Nguyễn Đô Lăng và mô hình nuôi cà cuống

 

Anh Lăng kể: “ Năm 2016, trong một dip tình cờ, tôi đã phát hiện mô hình nuôi cà cuống của một người bạn ở tỉnh Tây Ninh. Bị cuốn hút với mô hình mới lạ nầy, tôi quyết định bỏ nghề lái xe để chuyển sang nuôi cà cuống thương phẩm và phân phối con giống. Ban đầu cũng “ gay go” lắm vì chưa có kinh nghiệm nhưng giờ thì ổn định lắm”.

 

Cà cuống có tên khoa học là Lethocerus indicus, một loại côn trùng thuộc họ Chân bơi (Belostomatidae) sống dưới nước Đây một trong những loại côn trùng có kích thước lớn nhất hiện nay, cơ thể dẹt, hình lá, màu vàng xỉn hoặc nâu đất, dài trung bình 7 đến 10 cm. Với 60 con đực và 60 con cái ban đầu anh Lăng đã cho phối giống theo kinh nghiệm của mình kết hợp với sự góp ý, tư vấn của nhiều người có kinh nghiệm và đã xuất bán trên 2.000 con cà cuống cái đang có trứng mỗi năm. Hiện anh đang sỡ hữu 15 bồn nuôi cà cuống, mỗi bồn có diện tích 1,3 mét chiều ngang và 3 mét chiều dài. Trong mỗi bồn anh thả khoảng 40 con ( gồm con cái lẫn con đực để phối giống). Thời gian từ trứng đến lúc trưởng thành là 45 đến 50 ngày. Khi sinh sản chúng để trứng trên những thân lục bình trong bể, mỗi ổ trứng có từ 100 đến 120 trứng tùy thuộc khả năng sinh sản của con cái.

Một con cà cuống

 

Điều khá đặc biệt ở loại côn trùng này là chúng tự lột vỏ liên tục từ khi nhỏ đến khi “ trưởng thành” là 5 lần, mỗi lần cách nhau từ 3 đến 5 ngày, và mỗi lần như thế chúng sẽ thay đổi màu sắc khác nhau như xanh, vàng, xám…đến lần thứ 5 ( sẽ có màu hạt dẻ và bắt đầu có cánh, lúc này chúng có từ 45 đến 50 ngày tuổi). Đây là thời gian con cái thụ thai tốt nhất. Mỗi lần sinh sản của con cái cách nhau khoãng 15 ngày và thường sau từ 7 đến 8 lần sinh, chúng sẽ chết một cách tự nhiên. Riêng con đực thường được bán cho các thương lái để phân phối cho các nhà hàng và người tiêu dùng.

 

Ông Hoàng Thái Tâm, ngụ huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cho biết: “ tôi đến đây mua con giống thường xuyên của anh Lăng đã hơn 2 năm qua, ban đầu mua cả ổ trứng về tự ấp thành con để bán nhưng thành công chưa như mong muốn vì đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, sau đó tôi chuyển sang mua con giống cà cuống con về nuôi lớn bán lại. Cách làm nầy hiệu quả cao lắm”.

 

Theo nhiều chuyên gia nông nghiệp cho biết: loại côn trùng nầy tối kỵ với phân bón, thuốc trừ sâu các dạng. Chỉ cần một liều lượng rất nhỏ là chúng sẽ chết ngay hay bỏ đi nơi khác. Đây là nguyên nhân chính vì sao hàng mấy mươi năm qua, đặc sản Cà cuống biến mất trên ruộng vườn. Cà cuống có thể chế biến thành những thực phẩm và thức ăn cao cấp như: nước mắm cà cuống, tinh dầu cà cuồng, cà cuống chiên giòn, nướng, quay…có độ dinh dưỡng rất cao, có khả năng bồi dưỡng cơ thể và trị được một số bệnh.

 

Anh Lăng kể thêm: nuôi Cà cuống nguồn lãi mang về rất lớn, chi phí đầu tư rất thấp. Đặc biệt nguồn thức ăn không đáng kể, người nuôi lãi từ 80 đến 90% tổng doanh thu là chuyện bình thường. Chúng rất thích nòng nọc, cá 7 màu, dế…từ đó anh đã tự nuôi 5 bồn chứa ếch bố mẹ để có được những con nòng nọc làm thức ăn cho cà cuống. Cạnh đó anh Lăng còn tự nuôi cá con làm mồi cho chúng để tiết kiệm chi phí thức ăn.

 

Mỗi năm anh Lăng đã xuất bán trên 2.000 con cà cuống cái đang thu thai với giá từ 170.000 đến 200.000 đồng/con; trên 1.000 con đực với giá từ 50.000 đến 70.000 đồng/con; trên 50 ổ trứng với giá 600.000 đến 650.000 đồng/ổ ( mỗi ổ trên 100 trứng). Sau khi trừ hết chi phi đầu tư , anh Lăng còn lãi từ 300 đến 350 triệu đồng chỉ với khoãng 150 mét vuông đất, trong đó có 80 mét xây bồn nuôi cà cuống; 40 mét nuôi ếch bố mẹ; 30 mét nuôi cá làm thức ăn cho cà cuống.

 

Linh động, nhạy bén, kiên trì, sáng tạo, nắm bắt xu thế người tiêu dùng, mô hình nuôi cà cuống của anh Cao Nguyễn Đô Lăng đã mang về cho người nông dân này nguồn lãi khá lớn và đang được nhiều nông dân ĐBSCL đến tìm hiểu, làm theo.

 

TRƯƠNG THANH LIÊM

nhachannuoi.vn/
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu