TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 3/5/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 171650

  SỨC KHỎE

  Đối phó chứng không dung nạp lactose
06/01/2021

Chứng không dung nạp lactose là tình trạng cơ thể không có đủ lactase, một enzyme trong ruột non, để hấp thụ đường lactose. Lactose là một loại đường trong những sản phẩm làm từ sữa như các loại sữa, phô mai,... Thông thường, lactase biến lactose thành 2 loại đường đơn giản gồm glucose và galactose, 2 loại đường này sẽ được hấp thụ vào máu thông qua niêm mạc ruột.

Chứng không dung nạp lactose tuy không nguy hiểm nhưng lại gây ra các triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

Những biểu hiện

Hầu hết các triệu chứng của chứng không dung nạp đường lactose diễn ra trong vòng 30 phút đến 2 giờ đồng hồ sau khi ăn các sản phẩm làm từ sữa, bao gồm: đau dạ dày, chuột rút, đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy... Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ nhỏ có thể có chút khác biệt như: tiêu chảy có bọt, chậm phát triển, thỉnh thoảng ói mửa, viêm da do hăm tã.

Không dung nạp lactose thường xuất hiện ở tuổi trưởng thành và không phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Các thực phẩm từ bơ sữa gây hiện tượng tiêu chảy do không dung nạp lactose.

Các thực phẩm từ bơ sữa gây hiện tượng tiêu chảy do không dung nạp lactose.

Nguyên nhân của chứng không dung nạp lactose

Có nhiều nguyên nhân trong đó có không dung nạp lactose nguyên phát - đây là loại không dung nạp lactose phổ biến nhất. Do sự giảm sản xuất men lactase theo tuổi tác, do đó lactose trở nên kém hấp thu hơn khi chúng ta già đi.

Không dung nạp lactose thứ phát là hình thức xảy ra khi ruột non giảm sản xuất lactase sau khi bị bệnh, chấn thương hoặc phẫu thuật liên quan đến ruột non. Trong số các bệnh liên quan đến không dung nạp lactose thứ phát là bệnh celiac, loạn khuẩn và bệnh Crohn. Điều trị bệnh này cơ bản có thể khôi phục mức độ lactase và cải thiện các dấu hiệu và triệu chứng, mặc dù có thể mất thời gian.

Không dung nạp đường sữa bẩm sinh hoặc phát triển - bệnh này có thể xảy ra nhưng rất hiếm, chỉ xảy ra đối với những đứa trẻ được sinh ra không có men lactase. Rối loạn này được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác theo cơ chế gene lặn, có nghĩa là cả 2 bố mẹ đều phải có gene bệnh và cả hai đều truyền cho trẻ, dẫn đến trẻ sinh ra mắc khiếm khuyết di truyền này. Trẻ sinh non cũng có thể không dung nạp lactose vì nồng độ lactose không đủ.

Lời khuyên của thầy thuốc

Khi xác định bản thân không dung nạp đường sữa lactose, bạn phải thận trọng với chế độ ăn uống của mình. Điều quan trọng là phải chú ý đến phản ứng của cơ thể với các loại thực phẩm khác nhau có chứa lactose. Nếu các triệu chứng không dung nạp lactose nghiêm trọng, cần phải tránh hoàn toàn các sản phẩm sữa. Nhưng với đa số, các triệu chứng không dung nạp lactose thường không nghiêm trọng và có thể kiểm soát. Dưới đây là những gì bạn có thể làm khi mắc chứng không dung nạp lactose:

Hạn chế tiêu thụ sản phẩm sữa: Hạn chế chứ không phải loại bỏ hoàn toàn. Bạn vẫn có thể thưởng thức một số sản phẩm chứa đường sữa. Bằng cách dần dần đưa các sản phẩm sữa vào chế độ ăn uống trong khi theo dõi phản ứng của cơ thể, từ đó sẽ tìm ra lượng đường sữa có thể tiêu thụ an toàn.

Thực tế, một số người vẫn có thể dung nạp được phô mai, sữa tươi và các sản phẩm từ sữa nguyên kem. Vì thế quan trọng là phải thử nghiệm để biết những gì phù hợp với bạn. Cách phù hợp là bắt đầu với một lượng nhỏ, sau tăng dần để tránh các vấn đề về tiêu hóa. Kết hợp uống sữa khi ăn các thực phẩm khác. Điều này giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm nguy cơ phát triển các triệu chứng không dung nạp lactose. Thử nghiệm với các sản phẩm sữa khác nhau như phomai, sữa chua, kefi, sữa tươi...

Chọn và dùng sản phẩm không có lactose: Bạn có thể tìm thấy nhiều sản phẩm không có đường sữa hoặc ít đường sữa. Hãy thử ăn loại này để tránh các triệu chứng khó chịu.

Bổ sung men lactase: Có thể bổ sung men lactase để tiêu hóa đường sữa. Tuy nhiên đây không phải là giải pháp lâu dài và bền vững, cũng không nên là lựa chọn đầu tiên.

Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi, vitamin K: Để bổ sung canxi cho cơ thể khi bản thân mắc chứng không dung nạp sữa, một loại thực phẩm giàu canxi, có thể lấy canxi từ các thực phẩm giàu canxi khác như cải xoăn, bông cải xanh, đậu bắp, cá mòi, hạt hạnh nhân, hạt chia. Một số bệnh nhân có thể ăn sữa chua, sữa tươi, phô mai mà không gặp các triệu chứng đáng kể thì vẫn nên ăn.

Bạn có thể bị thiếu vitamin K khi không dung nạp lactose. Không có đủ vitamin K, cơ thể không thể hấp thụ canxi. Vitamin K cũng rất quan trọng đối với sự trao đổi chất, chức năng não và cân bằng nội tiết tố. Vì vậy cần bổ sung vitamin K từ thực phẩm như rau lá xanh, dưa chuột, bắp cải, quả kiwi, quả bơ, táo...

Lựa chọn thực phẩm probiotic - tăng số lượng vi khuẩn tốt trong ruột là một cách chắc chắn để cải thiện hệ thống tiêu hóa, từ đó sẽ ngăn ngừa các triệu chứng không dung nạp đường sữa. Probiotic có thể giúp cải thiện sự hấp thụ chất dinh dưỡng, hỗ trợ giảm cân và tăng cường hệ thống miễn dịch. Thực phẩm probiotic có thể lựa chọn như các loại dưa muối, kimchi, đồ uống lên men. Kefir, sữa chua cũng là một lựa chọn tốt.

BS. Nguyễn Thị Lâm

suckhoedoisong.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu