TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 185934

CHĂN NUÔI
 
Lợn đột biến – đáp án tiềm năng cho bài toán tả lợn châu Phi
Bên trong một siêu trang trại ở ngoại ô thủ đô Bắc Kinh, hàng chục con lợn màu đen hồng đang say ngủ, không bị ảnh hưởng bởi không khí lạnh bên ngoài.

KỸ THUẬT NUÔI DÊ SINH SẢN


Bệnh Dịch tả heo châu Phi và giải pháp phòng chống hiệu quả


Tập Huấn nuôi dê cho nông dân xã Bàu Lâm

Nhằm tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu nhập góp phần xóa đói giảm nghèo cho các hộ nông dân, thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia súc ăn cỏ trên địa bàn xã Thanh Phú, đồng thời tận dụng điều kiện tự nhiên xã hội sẵn có, phát huy hết tiềm năng thế mạnh của địa phương, góp phần xây dựng thành công mô hình nông thôn mới, ngày 30 tháng 7 năm 2018, Trung tâm Học tập cộng đồng của xã kết hợp cùng Trạm Khuyến huyện mở lớp tập huấn “ Kỹ thuật chăn nuôi dê” cho gần 50 bà con nông dân có nhu cầu trong xã.

Nội dung buổi tập huấn bao gồm: Lựa chọn giống dê nuôi và cách chọn dê giống, cách làm chuồng trại đảm bảo kỹ thuật và tận dụng nguyên liệu sẵn có, cách trồng chế biến dự trữ thức ăn cho dê, cách chăm sóc dê con, dê hậu bị, dê đẻ, dê đực giống, cách phòng trị một số bệnh thường xảy ra như: chướng hơi dạ cỏ, lở mồm long móng, thối móng, và một số bệnh ký sinh trùng.v..v. đồng thời tư vấn, giải đáp thắc mắc của bà con trong chăn nuôi nói chung và chăn nuôi dê nói riêng.

Kết thúc buổi tập huấn bà con có thêm kiến thức, kinh nghiệm áp dụng vào thực tế chăn nuôi và rất tự tin vào sự thành công trong nghề nuôi dê của gia đình.



Sử dụng vi sinh hữu ích trong thức ăn chăn nuôi
 

Hiện nay, việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi đang được cảnh báo, vì nó gây tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời còn gây hiện tượng kháng kháng sinh của vi sinh vật gây bệnh, ảnh hưởng đến cả cộng đồng.

Để hạn chế sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi, bên cạnh việc người chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thú y phòng bệnh hay chăn nuôi an toàn sinh học, thực hiện nghiêm túc lịch dùng vắc xin phòng bệnh thì việc sử dụng các chế phẩm vi sinh hữu ích bổ sung vào thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích tăng khả năng miễn dịch, giảm tỷ lệ mắc bệnh, cải thiện quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng, từ đó vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt hơn.

Đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước chứng minh khi bổ sung chế phẩm vi sinh hữu ích cho vật nuôi theo đường tiêu hóa sẽ làm giảm vi sinh vật có hại trong đường tiêu hóa, từ đó làm giảm các bệnh đường ruột; phát triển lông nhung ở niêm mạc ruột, làm tăng quá trình chuyển hóa thức ăn, tăng quá trình hấp thu dinh dưỡng, do đó tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng năng suất và hiệu quả chăn nuôi. Đồng thời góp phần giảm ô nhiễm môi trường do vật nuôi khỏe mạnh, ít dịch bệnh, dinh dưỡng được hấp thu triệt để nên chất thải của vật nuôi cũng giảm.

Trong quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh thì tạm ngưng bổ sung vi sinh hữu ích vào thức ăn

Tuy nhiên nếu tự trộn vi sinh hữu ích vào thức ăn, người chăn nuôi cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng và lưu ý những vấn đề sau:

- Bổ sung vi sinh hữu ích vào thức ăn trong những lúc thời tiết bất lợi, sau khi điều trị bệnh bằng kháng sinh hoặc trước và sau khi dùng vắc xin phòng bệnh, chuyển chuồng nuôi.

- Thức ăn trộn không có chứa kháng sinh.

- Trộn đều vi sinh hữu ích vào thức ăn, sau khi trộn cho vật nuôi ăn hết trong 1 ngày, không để thức ăn trực tiếp dưới ánh nắng.

- Trong quá trình điều trị bệnh bằng kháng sinh thì tạm ngưng bổ sung vi sinh hữu ích vào thức ăn.

- Nếu pha vào nước uống, thời gian cho vật nuôi uống càng ngắn càng tốt vì trong môi trường nước thông thường không có lợi cho lợi khuẩn duy trì và phát triển. Nguồn nước uống phải sạch, không để trực tiếp dưới ánh nắng.

- Không pha chung vi sinh vật hữu ích với kháng sinh trong nước uống của vật nuôi.



Kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà
 

Mỗi loại gà mang những đặc trưng riêng biệt nhưng quy trình, kỹ thuật chăn nuôi cũng như phương pháp phòng điều trị bệnh đều gần như giống nhau. Vì vậy, việc nâng cao năng suất chăn nuôi không chỉ phụ thuộc ở kỹ thuật chăn nuôi gà mà còn ở cách biết phòng và […]

Mỗi loại gà mang những đặc trưng riêng biệt nhưng quy trình, kỹ thuật chăn nuôi cũng như phương pháp phòng điều trị bệnh đều gần như giống nhau. Vì vậy, việc nâng cao năng suất chăn nuôi không chỉ phụ thuộc ở kỹ thuật chăn nuôi gà mà còn ở cách biết phòng và điều trị bệnh hiệu quả.

Xây dựng chuồng chăn nuôi

Để tránh ngập nước vào mùa mưa thì khi xây dựng chuồng trại cần chọn địa hình cao ráo, bằng phẳng, hướng chuồng trại thích hợp tránh được gió lùa và ánh nắng trực tiếp mặt trời.

Chuồng trại được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo cung cấp đủ oxy và tạo độ thông thoáng.

Nên có rào lưới, tre gỗ chắn để tránh sự tấc công của các loại động vật khác như chuột….

Phương pháp úm gà

Khi gà đang còn nhỏ thì nên làm lồng úm để đảm bảo cho sự phát triển của gà tốt nhất.

Sử dụng các cót tre quây lại, rải thêm lớp trấu lên trên nền chuồng để tạo độ ấm cúng

Kích thước thích hợp 2m . 1m, chân cao 1/2m đủ cho 100 con gà

Ánh sáng cần đảm bảo và rộng khắp để tránh gà tập trung một chỗ, tốt nhất nên sử dụng 2 bóng 75W.

Chuẩn bị máng ăn, máng uống

Khi gà lớn dần và được 4 – 14 ngày tuổi thì sử dụng máng cho gà con. Từ 15 ngày tuổi trở đi có thể sử dụng máng treo cho gà.

Đối với máng uống thì đặt xen kẽ với các máng ăn trong vườn hoặc chuồng, mỗi ngày thay 2 – 3 lần nước sạch để đảm bảo vệ sinh, sức khỏe cho sự phát triển của gà.

Lựa chọn giống gà

Để tạo nên những giống gà chất lượng thì việc lựa chọn những giống gà con phải thật kỹ lưỡng. Lựa chọn giống gà có nguồn gốc rõ ràng, địa chỉ đáng tin cậy.

Đặc điểm của những chú gà con đạt tiêu chuẩn như chân gà cứng, thẳng, tác phong nhanh nhẹn, không cong ngón chân, mắt gà tròn, lông bông phủ kín thân, mang màu lông đặc trưng, rốn khô, bụng thon mềm…

Chăm sóc nuôi dưỡng

Sáng sớm, chiều mát là hai thời điểm thích hợp nhất di chuyển gà. Tiến hành đưa gà vào úm. Pha các vitamin C cùng chất Electrotyle cho gà uống.

Gà được 2 ngày tuổi cho gà ăn tấm, các loại bột ngô được nghiền nhỏ. Ngày thứ 3 thì đổi sáng thức ăn công nghiệp, cám hỗn hợp dạng viên.

Để phòng bệnh nên trộn loại thuốc cầu trùng vào trong thức ăn hàng ngày, cần vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.

Sử dụng khay tôn hoặc khay nhựa, cho ít một thức ăn vào khay để gà sử dụng, đồng thời làm mới nguồn chất dinh dưỡng. Thức ăn có thể là thức ăn công nghiệp, phế phẩm công nông nghiệp…cung cấp đầy đủ các chất khoáng, vitamin, chất đạm, kết hợp các loại rau xanh.

Nguồn nước cung cấp cho gà phải đảm bảo an toàn vệ sinh, lượng nước đủ tiêu chuẩn mỗi ngày.

Vệ sinh phòng bệnh

Cần vệ sinh sạch sẽ từ chuồng trại cho tới máng ăn, đảm bảo 3 sạch : Ăn sạch, Ở sạch, Uống sạch. Đồng thời cần vệ sinh luôn khu vực lân cận để không ảnh hưởng tới sức khỏe gà.

Cần áp dụng các phương pháp phòng và điều trị bệnh tốt nhất như tiêm phòng các loại vaccin chống dịch cúm. Đặc biệt với loại gà bán thả vườn thì cần cẩn thận phòng chống bệnh cầu trùng trước khi thả gà.

http://bongluavang.vn/wp-content/uploads/2018/10/benh-1.jpg

Lịch tiêm vaccin phòng bệnh cho gà

 

Phương pháp phòng bệnh thường gặp

Bệnh gumboro

Gà 10 – 14 ngày tuổi

+ Sử dụng loại vaccin gumoro

+ Kết hợp uống ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN, AMOCOLIFRTE, FLOR – 400

Gà 22 – 30 ngày tuổi

+ Uống meta – KAZOL, ADE VIT C, BETA – GLUCAMIN

+ Kết hợp với TRIMCOX – 500 điều trị bệnh cầu trùng, FLOR – 400 phòng bệnh hen ghép

Bệnh CRD

+ Sử dụng  thuốc AMOXIL – 100 kết hợp với THIAMPHENICOL – 10%

+ Dùng thuốc ngay khi thấy dấu hiệu của bệnh (phân xanh, phân trắng)

Liều lượng

+ AMOXIL – 100: 100g / 500 – 700 kg thể trọng / ngày.

+ FLOR – 400: 100g / 500 – 700 kg thể trọng / ngày.

Kết hợp với thuốc trợ sức, trợ lực meta-KAZOL + BUTASAL B12 + ADE VIT C. (dùng men BIOSUB + bổ gan HEPAVIT)

Bệnh cầu trùng

Sử dụng các loại thuốc

+ TRIMCOX – 500 liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+TOLTRA – COX liều dùng 1ml / 1 lít nước.

+ TRỊ CẦU TRÙNG liều dùng 1g / 1 lít nước.

(2-3 ngày đầu dùng liều cao gấp đôi)

Kết hợp với

Tiêm phòng các loại vaccin phòng điều trị bệnh cho gà phát triển khỏe mạnh

+ meta-KAZOL liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ ĐIỆN GIẢI GLUCO-K-C liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ BOGA-4 liều dùng 2g / 1 lít nước.

+ VITAMIN K liều dùng 2g / 1 lít nước.

Trường hợp gà không uống được, pha thuốc với liều gấp 3-4 lần nhỏ trực tiếp vào miệng

Với những kỹ thuật chăn nuôi và phòng trị bệnh cho gà   cụ thể chi tiết, sẽ mang tới những kinh nghiệm bổ ích để người nông dân có kỹ thuật chăn nuôi gà tốt nhất, cho hiệu quả cao.



Giải pháp nâng cao năng suất ở gà đẻ
 

Thông thường, tăng cường chiếu sáng cho gà với khoảng thời gian 12 - 14 giờ mỗi ngày và thực hiện liên tục trong 3 tuần. Ðây là giải pháp hữu hiệu giúp gà mái đẻ trứng nhiều hơn…

Kích thích hormone

Trong sinh học, quá trình sinh nở tạo ra một lượng hormone cực lớn. Chúng sẽ gửi tín hiệu điều khiển các mô mềm dãn ra và trở nên đàn hồi hơn trước quá trình sinh sản. Khi lượng hormone tiết ra càng nhiều thì gà mái đẻ trứng đạt đến cực điểm. Ðể kích thích cơ thể sản xuất ra hormone, người nuôi cần cho gà phơi nắng bởi tuyến yên ở gà là nơi sản xuất hormone, mà ánh nắng mặt trời chính là nhân tố tác động chính đến tuyến yên. Thông thường, tăng cường chiếu sáng cho gà với khoảng thời gian 12 - 14 giờ mỗi ngày và thực hiện liên tục trong 3 tuần. Ðây là giải pháp hữu hiệu giúp gà mái đẻ trứng nhiều hơn…

 

Cung cấp đủ năng lượng cho gà đẻ

Gà ốm không thể có sức để đẻ nhiều trứng, cũng như gà quá mập sẽ không mang lại kết quả tốt. Gà đẻ nhiều trứng nhất là những con gà có hình dáng không gầy không mập. Người nuôi có thể dễ dàng nhận ra bằng cảm quan về vùng dọc xương sống. Khi kiểm tra hai bên xương sống, nếu gà mái quá gầy sẽ nhô xương sống ra, nếu gà quá mập thì lớp mỡ nhô cao hơn vùng xương sống. Chính vì thế, để gà đẻ nhiều hơn, bà con cần cung cấp đầy đủ năng lượng vì gà sẽ chuyển hóa năng lượng đó trong quá trình đẻ trứng. Dinh dưỡng đầy đủ và cân đối sẽ giúp gà cho năng suất ổn định trong thời gian dài. Cho gà ăn 2 lần/ngày, sáng 40% lượng thức ăn và chiều 60% lượng thức ăn. Ngoài thức ăn cung cấp cho gà đẻ, cần sử dụng thêm Vitamin C để giải nhiệt, thêm kẽm tăng sức đề kháng và kích thích cho gà đẻ.

 

Cung cấp đủ nguồn nước

Thành phần của trứng chứa rất nhiều nước, có thể nói gà cần uống một lượng nước khá lớn trong quá trình đẻ trứng. Nếu thiếu nước hiển nhiên gà sẽ không thể đẻ, người nuôi cần quan tâm nhiều đến nước và các vấn đề vệ sinh để đảm bảo cho nguồn trứng chất lượng. Ðặc biệt mùa đông, khi nước đóng băng cần sử dụng lò sưởi đảm bảo nước đủ điều kiện thích hợp cho gà uống. Giữ gìn bình nước sạch sẽ. Có thể thêm một chút dấm táo theo tỷ lệ 1 muỗng canh/4 lít nước. Biện pháp này sẽ giúp làm giảm độ pH và ngăn ngừa tảo, vi khuẩn gây bệnh.

 

Sử dụng thuốc kích thích đẻ trứng

Một số chất kích thích có thể sử dụng như bổ sung chất Thyreoprotein cho gà mái giúp kích thích đẻ. Chất Caseiniod giúp gà mái đẻ tăng thêm 6% và rút ngắn thời gian chu kỳ đẻ khoảng 20% thời gian. Các chất như Eitririn làm tăng sản lượng trứng trên 26%, liều 8 g/100 kg thức ăn. Ngoài ra, có thể sử dụng Analgin 500 mg/viên cũng giúp gà đẻ nhiều hơn và giảm thời gian của chu kỳ đẻ.



|<<   < Trang Trước  1 | 2 | 3 | 4 | 5 | Trang sau >  >>|   Trang: 4/18  
  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu