, Email: baulam@xuyenmoc.baria-vungtau.gov.vn
I. Tổ chức bộ máy
· Phó CT UBND - Bà Cáp Thị Gầng ĐT: 02543.799.414
Email: gangct@xuyenmoc.baria-vungtau.gov.vn
· Phó CT UBND - Ông Nguyễn Hoàng Thư ĐT: 0969.00.22.59
Email: thunh@xuyenmoc.baria-vungtau.gov.vn
II. Lịch sử hình thành
Bàu Lâm là căn cứ địa cách mạng của tỉnh trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp và Đế Quốc Mỹ. Bàu Lâm được hình thành từ cuối thế kỷ thứ XIX. Quá trình hình thành và phát triển Bàu Lâm gắn liền với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân pháp. Dẫn theo địa chí tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, thì năm 1902 Bà Rịa có 07 tổng, trong đó Bàu Lâm chính là làng Lâm Xuân thuộc tổng Long Xương. Đến đầu thế kỷ XX vào khoảng những năm 1911 đến 1918 do dân cư chủ yếu là dân tộc Châu ro nên Bàu Lâm có tên là Tổng Mọi, năm 1925 Tổng Mọi được đổi thành Tổng Nhơn Xương, cuối năm 1937 hình thành làng Bàu Lâm thuộc Tổng Cơ Trạch. Cuối năm 1948 Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh Quyết định giải thể Quận Cơ Trạch và thành lập xã Cơ Trạch bao gồm các làng Bàu Lâm, Ba mẫu, Thừa Tích và Quảng Giao. Năm 1949 đến tháng 5/1951 Bàu Lâm thuộc huyện Đất Đỏ, từ tháng 5/1951 đến tháng 7 /1954 Bàu Lâm thuộc địa bàn Long Đất. Cuối năm 1953 Ủy ban kháng chiến hành chính tỉnh quyết định giải thể Cơ Trạch thành lập ra các xã Bàu Lâm, Quảng Giao, thành lập thêm xã Tân Hiệp. Ngày 2/10/1956 Bàu Lâm thuộc quận Long Điền tỉnh Phước Tuy. Bước vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước do yêu cầu xây dựng vùng căn cứ địa Bà Rịa, Tỉnh ủy đã thành lập huyện Xuyên Mộc, tháng 3/1963 chính quyền cách mạng hợp nhất 03 tỉnh Biên Hòa, Bà Rịa, Long Khánh thành tỉnh Bà Biên, sau đó đến tháng 12/1963 lại chia Tỉnh Bà Biên thành 03 tỉnh như tháng 3/1963, đến tháng 10/1966 chính quyền cách mạng sát nhập 02 tỉnh Bà Rịa, Long Khánh thành tỉnh Bà Rịa- Long Khánh, năm 1971 tỉnh Bà Rịa- Long Khánh sát nhập với phân khu 4 thành Phân khu Bà Rịa –Long Khánh, suốt trong giai đoạn này Bàu Lâm thuộc huyện Long Đất. Tháng 5/1971 Xuyên Mộc hợp nhất với huyện Long Đất thuộc phân khu Bà Rịa. Tháng 8/1972, thành lập lại huyện Xuyên Mộc, Bàu Lâm thuộc huyện Xuyên Mộc. Sau khi đất nước thống nhất, tháng 9/1975 Xuyên Mộc sát nhập huyện Long Điền đến 30/6/1976, huyện Xuyên Mộc thành lập lại gồm có 11 xã: Phước Bửu; Xuyên Mộc; Bàu Lâm; Hòa Hưng; Hòa Bình; Phước Tân; Hòa Hội, Hòa Hiệp; Bưng Riềng; Bông Trang; Bình Châu. Từ năm 1991 đến nay Bàu Lâm thuộc huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. 01/01/2003 Bàu Lâm tách thành 02 xã Bàu Lâm, Tâm Lâm cho đến nay. Năm 1991 Bàu Lâm được nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
III. Địa lý
xã Bàu Lâm nằm ở phía bắc của huyện Xuyên Mộc; cách Thị trấn Phước Bửu 19km, ranh giới hành chính như sau:
+ Phía Đông: giáp xã Hòa Hội, xã Hòa hiệp – Xuyên Mộc;
+ Phía Tây: giáp xã Sơn Bình, xã Lâm san – Châu Đức;
+ Phía Nam: giáp xã Hòa Hưng – Xuyên Mộc;
+ Phía Bắc: giáp xã Tân Lâm – Xuyên Mộc;
IV. Địa hình
Bàu Lâm có địa hình đồi lượn sóng chia cắt nhẹ và được xếp vào dạng đồi thấp. Địa hình có chiều hướng thấp dần từ đông bắc sang tây nam. Cao trình cao nhất ở phía đông bắc 100 -120m; Cao trình thấp nhất ở phía tây nam 45- 50m. Từ tỉnh lộ 328 sang phía đông địa hình khá bằng phẳng, ít dốc hơn khu vực phía tây (Ven Sông Ray).
-Khí hậu: Xã Bàu Lâm nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có 02 mùa, với nhiệt độ cao đều là điều kiện đảm bảo nhiệt độ cao cho cây trồng phát triển quyanh năm.
V. Đất đai:
Bàu Lâm có các nhóm đất chính như sau:
+ Nhóm đất đai chiếm diện tích: 101,52 ha, chiếm 2,93% diện tích tự nhiện;
+ Nhóm đất đỏ vàng chiếm diện tích: 2.778,21ha chiếm 80,21% diện tích tự nhiên.
+ Nhóm đất đỏ vàng trên phiến đất sét chiếm diện tích 93,31ha, chiếm 2,69% diện tích tự nhiêm,
+ Nhóm đất dốc tụ: chiếm diện tích 40,1ha chiếm 1,16% diện tích tự nhiên.
- Diện tích tự nhiên: 3.463,81ha.
- Dân số: 2.853 hộ/ 11.767 nhân khẩu.
Bản đồ xã Bàu Lâm