TRANG CHỦ Tổng quan về xã Bàu Lâm LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Hai, 29/4/2024
Muôn màu cuộc sống
Hoạt động UBND xãSản phẩmDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 171499

TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN
 
Nhiều dự án của thanh niên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tiếp cận được nguồn vốn khởi nghiệp

Ngày 10/10/20118, Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Sở KH-CN tổ chức chương trình “Nhà đầu tư thiên thần hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” lần thứ I, năm 2018.

Anh Lê Văn Minh – Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam tỉnh – Bí thư Tỉnh đoàn phát biểu khai mạc Chương trình Nhà đầu tư thiên thần

Trong chương trình, 16 ĐVTN đã tham gia thuyết trình các ý tưởng khởi nghiệp, phương án kinh doanh và sản phẩm kinh doanh để nhận cái “gật đầu” hỗ trợ vốn của Ban quản lý “Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” và các nhà đầu tư. Kết quả, có 09 dự án được “Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” cho vay không lãi suất (tổng số vốn 370 triệu đồng) trong 12 tháng. Bên cạnh đó, có 3 dự án được các doanh nghiệp trực tiếp góp vốn (tổng số vốn 310 triệu đồng).

Anh Trần Quyết Thắng (xã Sơn Bình, huyện Châu Đức) thuyết trình về dự án “Nuôi dê thịt”.

“Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp” hoạt động từ năm 2015 cho đến nay với số tiền là 500 triệu đồng. Quỹ được thành lập xuất phát từ ý tưởng và sự trăn trở của anh Nguyễn Văn Việt – Hiệu trưởng Trường Trung cấp chuyên nghiệp Bà Rịa (Nguyên Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ tỉnh BR-VT khóa I, khóa II) với mong muốn thanh niên vươn lên lập thân, lập nghiệp, làm giàu chính đáng, anh sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi của cá nhân đã hỗ trợ cho 08 bạn khởi nghiệp thành công với hình thức vay không lãi suất.

Chương trình “Nhà đầu tư thiên thần” lần I, năm 2018 được tổ chức nhằm kịp thời hỗ trợ các ý tưởng, các dự án khởi nghiệp, lập nghiệp được triển khai thực hiện và thúc đẩy hệ sinh thái khởi nghiệp của tỉnh ngày càng phát triển và bền vững.



Hội nghị khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo tại Tỉnh BR-VT

Trong bối cảnh với sự phát triển vượt bậc của Công nghệ mang đến nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp truyền thống tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần phải làm gì.

Ông Tony Wheeler, Chủ tịch Hội đồng tư vấn đổi mới Doanh nghiệp tp. Redland/Úc, CEO ImagineX Ventures đã chia sẻ với các doanh nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về chủ đề Đổi mới sáng tạo trong doanh nghiệp do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, VCCI Tp. Vũng Tàu và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp khoa học và Công nghệ Việt Nam tổ chức vào ngày 07/12/2018.

Sau khi điểm qua các công nghệ quan trọng đang thay đổi bộ mặt của thế giới hiện nay và trong tương lai, Ông Tony có một số gợi ý quan trọng đối với doanh nghiệp. Trong đó ông nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác giữa các doanh nghiệp trong ngành với nhau, giữa các doanh nghiệp và nhà nước và các chủ thể khác. Hợp tác, văn hóa hợp tác,chia sẻ, trao đổi sẽ là điều quyết định để có thể xây dựng một thành phố đổi mới sáng tạo với các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo.
Một điều quan trọng khác nữa là sự cần thiết của "Champion"- doanh nghiệp tiên phong đi đầu trong việc thúc đẩy đổi mới sáng tạo tại địa phương, có vai trò quyết định đến xây dựng văn hóa và tiến trình đổi mới sáng tạo.

Các doanh nghiệp cũng có phần trao đổi sôi nổi với các diễn giả trong phần tọa đàm với nhiều chủ đề như: làm sao giữ chân nhân tài khi họ có nhiều ý tưởng mới, đổi mới sáng tạo mở trong doanh nghiệp...

"Tăng cường hợp tác", "hiểu biết về công nghệ và xu hướng thế giới", "tìm kiếm người tiên phong đi đầu trong đổi mới sáng tạo" "xây dựng văn hóa đổi mới sáng tạo cần thời gian và nỗ lực của nhiều bên".... là một trong những điều học được mà các doanh nghiệp đã chia sẻ sau hội nghị.



Lãi suất tiền gửi VND từ 12 tháng trở lên cao nhất 7,3%/năm

Theo tin từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa công bố, tuần từ 12 đến 16-11, mặt bằng lãi suất huy động VND phổ biến ở mức 0,6-1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng; 4,3-5,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng; 5,3-6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn từ 12 tháng trở lên ở mức 6,5-7,3%/năm.

Trong khi đó, lãi suất cho vay VND phổ biến ở mức 6,0-9,0%/năm đối với ngắn hạn; 9,0-11%/năm đối với trung và dài hạn.

So với tuần trước, lãi suất bình quân liên ngân hàng trong tuần có xu hướng biến động trái chiều ở các kỳ hạn chủ chốt. Cụ thể: Lãi suất bình quân kỳ hạn qua đêm, 1 tuần tăng nhẹ lần lượt 0,03%/năm và 0,05%/năm lên mức 4,79%/năm và 4,76%/năm; kỳ hạn 1 tháng lãi suất giảm nhẹ 0,02%/năm xuống mức 5,02%/năm.

P.



Công tác dân vận tại xã Bàu Lâm

Thực hiện kế hoạch số 2516 ngày 26/9/2018 của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh BRVT về công tác phối hợp thực hiện công tác dân vận "chung sức xây dựng nông thôn mới" đợt 3 năm 2018. Sáng ngày 14/10, Ban chỉ huy quân sự tỉnh BRVT phối hợp tổ chức khai mạc thực hiện công tác dân vận hưởng ứng phong trào thi đua "lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới tại xã Bàu Lâm".


ảnh: trao học bổng cho học sinh nghèo hiếu học


ảnh: LLVT tỉnh dọn dẹp vệ sinh môi trường, phát quang đường giao thông liên ấp, khơi thông cống rãnh

Lực lượng tham gia thực hiện công tác dân vận lần này, là cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Bộ tư lệnh vùng 2 Hải Quân, công ty Viettel tỉnh BRVT, Công ty Đông Hải, Hội chữ thập đỏ tỉnh, Công An huyện Xuyên Mộc, Đồn Biên phòng xã Phước Thuận, lực lượng dân quân thuộc các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Xuyên Mộc và các cơ quan, ban, ngành đoàn thể, nhân dân xã Bàu Lâm. Tại đây, các lực lượng phối hợp dọn dẹp vệ sinh môi trường, phát quang đường giao thông liên ấp, khơi thông cống rãnh 3 km; tổ chức khám bệnh, cấp thuốc miễn phí, tặng quà cho đối tượng chính sách, gia đình khó khăn neo đơn 200 suất, tặng 50 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học.


ảnh: khám bệnh cho đối tượng gia đình chính sách, người neo đơn

Tham gia các hoạt động công tác dân vận kết hợp thực hiện phong trào thi đua "lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới", nhằm động viên mỗi cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang hăng hái tích cực cùng cấp ủy, chính quyền, nhân dân địa phương thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế, xã hội, giữ vững ANCT- TTATXH tại địa phương.                 



Thủ tướng đã có lời giải cho bài toán phát triển nông nghiệp Việt Nam
Thủ tướng đã có lời giải cho bài toán phát triển nông nghiệp Việt Nam
Ảnh minh họa.

Tại hội nghị “Xây dựng nền công nghiệp nông nghiệp Việt Nam” diễn ra vừa qua (18/12/2016), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị dành cho nông nghiệp công nghệ cao gói tín dụng ưu đãi 60.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngay trong hôm nay (2/2/2017), ngày làm việc đầu tiên sau Tết Nguyên đán, Thủ tướng đã quyết định nâng gói ưu đãi này từ 60.000 tỷ lên 100.000 tỷ đồng.

Tại sự kiện này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, việc nâng gói tín dụng này là cách giải được bài toán cho nông nghiệp Việt Nam.

Theo đó, giải bài toán này có sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân và HTX chất lượng cao làm nông nghiệp. “Chúng ta khuyến khích khởi nghiệp trong nông nghiệp, áp dụng điện toán đám mây vào nông nghiệp để có một nền nông nghiệp thông minh ở Việt Nam”, Thủ tướng cho hay.

Theo người đứng đầu Chính phủ, lời giải cho nông nghiệp là mở rộng hạn điền, tích tụ ruộng đất mạnh mẽ hơn. Chuyển giao khoa học công nghệ mạnh mẽ vào nông nghiệp. Nguồn nhân lực từ nông dân để làm nông nghiệp công nghệ cao phải được tập trung đầu tư phát triển, không để tồn tại mãi hình ảnh "con trâu đi trước cái cày theo sau".

Song song đó là mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng mẫu mã, bao bì, xây dựng thương hiệu, áp dụng thương mại điện tử trong tiêu thụ nông sản.

“Các địa phương phải chú ý cái này để tạo điều kiện, chứ không phải làm giữa cánh đồng không mông quạnh, cô độc. Cái chính là các địa phương phải quan tâm, chúng ta thấy đường vào như thế nào, điện như thế nào… thì mới có nông nghiệp công nghệ cao được”, Thủ tướng nói và yêu cầu các địa phương giảm thủ tục rườm rà.

VPCP

Theo Trí Thức Trẻ



Bà Rịa-Vũng Tàu: Hơn 40% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khá, tốt

Theo kết quả xếp loại hợp tác xã nông nghiệp năm 2017 do Liên minh hợp tác xã tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu khảo sát và đưa ra, toàn tỉnh có hơn 40% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khá, tốt.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có 69 hợp tác xã hợp nông nghiệp đang hoạt động. Theo kết quả xếp loại hợp tác xã nông nghiệp năm 2017 do Liên minh hợp tác xã tỉnh khảo sát và đưa ra, toàn tỉnh có hơn 40% hợp tác xã nông nghiệp hoạt động khá, tốt.

Tuy nhiên, vẫn còn hơn 7,7% hợp tác xã nông nghiệp xếp loại yếu. Hiện nay, nhiều hợp tác xã hoạt động trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đang gặp rất nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống của các thành viên. 

Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ - Nuôi trồng thủy sản Len, ấp Gò Sầm, xã Láng Dài, huyện Đất Đỏ là hợp tác xã có 12 thành viên, chuyên hoạt động trong lĩnh vực nuôi cá lóc bông và nuôi cá chép, trắm, mè, rô phi…. với diện tích 23ha, sản lượng trung bình 100 tấn/1ha. 

Ông Lê Đức Viếng, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp – Dịch vụ - Nuôi trồng thủy sản Len cho biết, nếu thời điểm đầu ra có giá 50.000 - 60.000 đồng/kg, thì người nuôi cá lóc bông sau khi trừ chi phí thì có thu nhập từ 2-3 tỷ đồng/1ha.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, giá cá lóc bông giảm mạnh chỉ còn 35.000 - 40.000 đồng/kg khiến nhiều người nuôi thua lỗ nặng (do vốn đầu tư cho nuôi cá lóc bông khá nặng khoảng 3 tỷ đồng tiền cá giống, thức ăn cho cá/1ha/vụ nuôi với 8 tháng đến 1 năm/vụ nuôi). 

Bên cạnh khó khăn về giá cả bấp bênh, việc xả thải từ các ao nuôi cá cũng gặp rất nhiều khó khăn, gây kiện tụng kéo dài giữa lợi ích của người nuôi cá với người trồng lúa phía ngay bên dưới khu ao nuôi cá của hợp tác xã.

Cụ thể, hàng tuần phải thay nước ao nuôi 2 lần, lại không có đường nước thải riêng, nên nước thải từ ao cá chảy ra ruộng lúa của người dân, gây ảnh hưởng đến mùa màng của họ dẫn đến khiếu kiện. 

“Chính vì những khó khăn trên, nên đến nay có đến 50% thành viên hợp tác xã phải chuyển qua nuôi lồng ghép với nhiều loại cá trong 1 ao nuôi như: cá chép, trăm, rô phi, mè… với các loại cá nuôi này, chi phí sẽ giảm đi rất nhiều, cá cũng sẽ không phải phụ thuộc vào nguồn cá mồi từ biển (hiện đang ngày càng khan hiếm và đắt đỏ).

Tuy nhiên, thu nhập từ mô hình nuôi lồng ghép này sẽ không cho thu nhập cao như nuôi cá lóc bông”, ông Viếng chia sẻ thêm. 

Còn Hợp tác xã Nông nghiệp và Dịch vụ An Nhứt, xã An Nhứt, huyện Long Điền HTX hiện có 330 hộ với khoảng 1.000 xã viên đang tham gia sản xuất trên diện tích 222ha, mỗi năm 3 vụ lúa.

Theo ông Huỳnh Trung Thành, Giám đốc Hợp tác xã chia sẻ, hiện nay khó khăn nhất của hợp tác xã là vấn đề nhân sự, việc tìm lớp trẻ thay thế, kế cận cho Ban Giám đốc hợp tác xã hiện tại đang gặp rất nhiều khó khăn, do lớp trẻ ở vùng nông thôn hầu hết đã đi làm việc nơi xa.

Tìm người có năng lực để điều hành hợp tác xã cũng là vấn đề khá nan giải với hợp tác xã hiện nay. 

Cùng với đó là việc thiếu vốn để hoạt động, do hợp tác xã không có tài sản thế chấp. Hầu hết muốn vay vốn để phục vụ hoạt động của hợp tác xã, Ban giám đốc hợp tác xã phải thế chấp ruộng, đất của gia đình mới vay được vốn. Ngoài ra, lúa trồng theo tiêu chuẩn VietGAP của hợp tác xã dù bán rất chạy nhưng hợp tác xã chưa thể mở rộng diện tích do kinh phí đầu tư trồng lúa theo chuẩn VietGAP rất lớn, vượt quá khả năng của hợp tác xã. 

Còn Hợp tác xã Thương mại – Dịch vụ nông nghiệp Xà Bang, xã Xà Bang, huyện Châu Đức, được thành lập năm 2013 lại đang gặp khó khăn về đất sản xuất. Hiện nay, hợp tác xã có 70 thành viên canh tác ca cao trên diện tích hơn 30ha, sản lượng đạt 25 tấn ca cao tươi/ha/năm.

Với giá bán 5.500-6.000 đồng/kg quả ca cao tươi, sau khi trừ chi phí, mỗi thành viên thu lợi nhuận hơn 80 triệu đồng/ha. 

Ông Trịnh Văn Thành, Giám đốc Hợp tác xã cho biết, giá ca cao ổn định, lại được Công ty TNHH Ca cao Thành Đạt ký kết bao tiêu sản phẩm nên hợp tác xã muốn mở rộng diện tích trồng ca cao để đáp ứng nhu cầu thu mua của doanh nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu quỹ đất nên việc mở rộng diện tích trồng ca cao vẫn chưa thể triển khai. 

Đánh giá về hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh, ông Phan Nhật Nam, Chủ tịch Liên minh hợp tác xã tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, hiện nay, sản phẩm của hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu hiện nay rất phong phú như: bơ, nhãn xuồng cơm vàng, bưởi da xanh Sông Xoài, ca cao…

Tuy nhiên, sản phẩm của các hợp tác xã mới chỉ dừng ở phục vụ tại chỗ, sản phẩm xuất đi nước ngoài còn rất hạn chế. Các sản phẩm của các hợp tác xã bung ra thị trường rộng lớn còn rất nhỏ bé và yếu kém. Bởi vì, điểm yếu khiến sản phẩm của các hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh chưa tạo dựng được chỗ đứng trên thị trường là chưa có thương hiệu và tiêu chuẩn sản xuất. 

Cũng theo ông Nam, giải pháp hữu hiệu nhất để các sản phẩm của các hợp tác xã vươn xa đó là các hợp tác xã phải bắt tay vào sản xuất theo chuẩn quy trình nông nghiệp an toàn, có như vậy các sản phẩm nông nghiệp mới có chỗ đứng trên thị trường, cạnh tranh được với các sản phẩm khác. 

Còn theo ông Trần Văn Cường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, hiện nay, hầu hết các hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa nắm được thông tin và chưa có nhiều cơ hội để tiếp cận các chính sách về vốn, kỹ thuật cũng như các mối liên kết để tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp. 

Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh và các ngành chức năng sẽ đồng hành cùng các hợp tác xã nghiên cứu tháo gỡ các khó khăn về vốn, kỹ thuật sản xuất, trồng trọt.

Đồng thời, các cơ quan chức năng cũng hỗ trợ hợp tác xã xây dựng các quy trình sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP, HACCP, GlobalGAP. Cùng đó, tăng cường cung cấp thông tin về thị trường, xây dựng các mối liên kết tìm đầu ra cho sản phẩm để nông dân không còn rơi vào tình trạng “được mùa mất giá"./.



Tình hình phát triển mô hình nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn tỉnh BR-VT

Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp của các hộ gia đình, trang trại, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

- Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 33 tổ chức, cá nhân đã và đang đầu tư mô hình sản xuất trồng trọt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích sản xuất 1.047,62 ha trên các sản phẩm như: Rau các loại, dưa lưới, bưởi da xanh, chuối, nho ăn lá…; sản lượng ước đạt 23.582 tấn/năm. Hầu hết các cơ sở áp dụng các công nghệ như: nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tiết kiệm kết hợp bón phân. Ngoài ra, một số cơ sở có áp dụng công nghệ thủy canh, công nghệ Aquaponics, công nghệ theo dõi điều chỉnh nhiệt độ và ẩm độ từ xa.

- Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện có 87 trang trại chăn nuôi heo, gia cầm đầu tư ứng dụng công nghệ cao, chiếm tỷ lệ 37,16% trên tổng đàn chăn nuôi gia cầm và 53,24% trên tổng đàn chăn nuôi heo.

- Lĩnh vực thủy sản có khoảng 15 cơ sở nuôi trồng thủy sản và sản xuất giống ứng dụng công nghệ cao.

- Giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiện nay chiếm 22,52% trên tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của tỉnh, trong đó trồng trọt chiếm 3,35% và chăn nuôi chiếm 19,17%.

Trên địa bàn tỉnh có 33 tổ chức, cá nhân đã và đang đầu tư mô hình sản xuất trồng trọt ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao với diện tích sản xuất 1.047,62 ha

  Việc xây dựng các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh:

Xây dựng các Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đáp ứng các tiêu chí quy định tại Quyết định số 66/2015/QĐ-TTg, ngày 25/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể như sau:

a. Vùng sản xuất trồng trọt:

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau:

Địa điểm: Huyện Tân Thành, huyện Đất Đỏ

Quy mô: 900 ha

Ứng dụng công nghệ: Sản xuất theo Quy trình VietGAP hoặc GAP khác, Ứng dụng công nghệ sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp để phòng trừ  dịch hại; Canh tác trong nhà lưới, nhà màng; trồng trên đất, giá thể, thuỷ canh; Hệ thống tưới, bón phân tự động, bán tự động; Công nghệ sơ chế, bảo quản rau.

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất cây ăn quả đặc sản (nhãn xuồng cơm vàng, mãng cầu ta…):

Địa điểm: Huyện Xuyên Mộc, Đất Đỏ, huyện Tân Thành.

Quy mô:  2.300 ha

Ứng dụng công nghệ: Quy trình sản xuất theo VietGAP hoặc GAP khác; Hệ thống tưới, bón phân tự động, bán tự động; Ứng dụng công nghệ sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp để phòng trừ dịch hại; Hệ thống thiết bị xử lý bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hồ tiêu: 

Địa điểm: huyện Châu Đức,  Xuyên Mộc.

Quy mô: 4.900 ha

Ứng dụng công nghệ: Quy trình sản xuất theo VietGAP hoặc GAP khác; Cây giống sạch bệnh; Hệ thống tưới, bón phân tự động, bán tự động; Ứng dụng công nghệ sinh học, quản lý dịch hại tổng hợp phòng trừ dịch hại; Hệ thống thiết bị xử lý bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

- Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sản xuất hoa, cây cảnh:

Địa điểm: Thành phố Bà Rịa – Tân Thành, huyện Đất Đỏ.

Quy mô: 130 ha

Ứng dụng công nghệ: Chọn giống hoa, kiểng có giá trị kinh tế cao; cây giống cấy mô; Hệ thống tưới, bón phân tự động, bán tự động.

b. Vùng chăn nuôi:

Địa điểm: Huyện Xuyên Mộc, Tân Thành, Châu Đức, Đất Đỏ.

Quy mô:

+ Heo thịt: 320.000 con/năm

+Gà: 2.650.000 con/lứa

Ứng dụng công nghệ: Sử dụng hệ thống chuồng kín, điều hòa nhiệt độ, ẩm độ; Xử lý hệ thống xử lý chất thải theo công nghệ sinh học; Sản xuất theo quy trình chăn nuôi VietGAP.

c.      Vùng nuôi trồng thủy sản:

- Vùng sản xuất giống và nuôi trồng thủy sản

Địa điểm: Thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ

Quy mô: 239 ha.

Ứng dụng công nghệ: Sản xuất theo quy trình VietGAP, nuôi vi sinh khép kín, giống sạch bệnh, chống chịu môi trường biến động.

- Vùng nuôi tôm công nghệ cao:

Địa điểm: xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc (Khu nuôi trồng thuỷ sản huyện Xuyên Mộc)

Quy mô:khoảng 50-70 ha

Ứng dụng công nghệ: Sản xuất theo quy trình VietGAP, nuôi vi sinh khép kín, giống sạch bệnh, chống chịu môi trường biến động.

VPS

 



|<<   < Trang Trước  2 | 3 | 4 | 5 | 6 | Trang sau >  >>|   Trang: 5/15  
  
TIN NÓNG
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bàu Lâm, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.879.007 - Fax: (84.064) 3.799.484
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu