CÁCH NUÔI CÁ DIÊU HỒNG – TRỌN BỘ KỸ THUẬT NUÔI CÁ DIÊU HỒNG TỪ CHUYÊN GIA
Cá diêu hồng là tên mỹ miều của loài cá rô phi đỏ. Cá diêu hồng được biết đến là loại cá ít xương dăm, thịt chắc, thơm ngon và dễ chế biến thành các món ăn ngon. Loài thủy sản này được bà con nông dân có xu hướng lựa chọn nuôi khá nhiều nhờ đặc tính dễ nuôi, lớn nhanh và đem lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu không nắm vững được kỹ thuật thì quá trình nuôi trồng trở nên vất vả và không đạt kết quả như mong đợi. Cùng tìm hiểu cách nuôi cá diêu hồng chuẩn nhất theo chia sẻ từ chuyên gia qua bài viết khomay3a.com tổng hợp dưới đây. Mời bà con tham khảo.
Đặc điểm sinh học của cá diêu hồng
Cá diêu hồng là loại cá được lai tạo giữa giống rô phi đen với rô phi vằn. Thân cá có màu vàng hoặc màu đỏ hồng, đôi khi cá cũng xuất hiện các màu đậm nhạt khác nhau hoặc xen lẫn vẩy đen do các gen trội từ cá bố mẹ. Đây là loài thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao.
Chúng sinh trưởng và phát triển mạnh trong các môi trường nước khác nhau, từ nước ngọt, nước lợ, tới nước mặn và phù hợp với nhiều mô hình nuôi cá diêu hồng khác nhau. Diêu hồng là loài cá ăn tạp và có xu hướng ăn nhiều thực vật và tạp chất như: mùn bã hữu cơ, tảo, động vật phù du… Nuôi cá thâm canh quy mô lớn có thể sử dụng thức ăn hỗn hợp tự chế biến từ: cám gạo, bột sắn, bột ngô, rau bèo, bột cá… hoặc mua sẵn và cho vào máy cho cá ăn để tiết kiệm thời gian, công sức đồng thời cắt giảm chi phí thuê nhân công.
Chuẩn bị môi trường nuôi cá diêu hồng
Chuẩn bị nuôi cá diêu hồng trong ao đất
-
Lựa chọn ao nuôi có diện tích từ 300 mét vuông trở lên với độ sâu dao động từ 1 -1,5m.
-
Cần lựa chọn những ao chủ động được nguồn nước cấp để tiện công tác cấp tháo nước trong khi nuôi cá.
-
Be bờ, lấp hang hốc, dọn sạch cỏ dại, bụi cây xung quanh bờ ao.
-
Tát cạn nước ao, bắt hết cá tạp, cá dữ và nạo vét bùn dưới đáy ao.
-
Bón từ 7 -10 kg vôi tương ứng với 100 mét vuông mặt ao. Phơi đáy ao từ 5 -7 ngày rồi cấp nước vào ao. Cần phải giăng lưới lọc để loại bỏ cá tạp, cá dữ chui vào ao.
-
Bón phân chuồng đã ủ hoai mục với lượng 20 -30 kg/100 mét vuông ao nuôi để gây màu nước ao trước khi thả cá.
Chuẩn bị nuôi cá diêu hồng trong bể xi măng
-
Bà con có thể lựa chọn bể xi măng xây chìm và xây nổi để nuôi cá diêu hồng đều được. Nhưng bể chìm có nhiều ưu điểm hơn bể nổi nhờ đảm bảo chắc chắn và giữ nhiệt độ nước ổn định hơn.
-
Xây bể sâu từ 1 – 1,5m, có đáy nghiêng về phía cống thoát nước.
-
Hệ thống cấp thoát nước riêng rẽ, tiện cho công tác thay nước và vệ sinh bể sau khi thu hoạch.
-
Xung quanh bể cần rao lại bằng lưới hoặc phên tre để tránh cá nhảy ra ngoài.
-
Phía trên mặt bể cần được che lại để tránh nóng vào mùa nắng.
-
Nếu xây bể xi măng mới để nuôi cá cần ngâm bể với phèn chua khoảng 1 tuần để làm sạch bể và loại bỏ những vết xi măng còn sót lại. Sau đó xả nước, cọ rửa bể rồi ngâm tiếp nước sạch vài ngày. Tháo nước và rửa lại 1 lần nữa trước khi cấp nước nuôi cá. Bón vôi ổn định pH và thả cá giống.
-
Nếu sử dụng bể cũ để nuôi cá cần ngâm bể trong vài ngày rồi rửa sạch trước khi bơm nước và bón vôi.
Lựa chọn và thả cá diêu hồng giống
-
Mua cá giống tại các cơ sở có uy tín, đảm bảo chất lượng giống.
-
Với kích thước từ 5 -7 cm/con nên thả với mật độ khoảng 3 con/mét vuông.
-
Lựa chọn đàn cá giống có kích thước đều nhau, các con cá giống không bị dị tật, nhanh nhẹn, khỏe mạnh, không bị tróc vẩy, rách vây, mất nhớt để thả nuôi.
-
Bà con có thể cho cá vào túi nilon có sục oxy với mật độ 500 con/túi 10l nước hoặc cho vào thùng phi nhựa có sục khí với mật độ khoảng 800 con/10 lít nước để di chuyển từ trại giống về môi trường nuôi.
-
Trước khi thả cá giống cần tiến hành tắm cho cá bằng nước muối pha loãng có nồng độ 2 -3% trong 10 -15 phút để tiêu diệt kí sinh trùng và mầm bệnh. Sau đó bỏ bao chứa cá xuống ngâm trong nước ao từ 10 -15 phút để ổn định nhiệt độ rồi mới mở miệng bao cho cá từ từ chui ra.
-
Không nên thả cá vào hôm gió mùa về. Chỉ nên thả vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát.
Kỹ thuật nuôi cá diêu hồng
Thức ăn nuôi cá diêu hồng
Với cách chăn nuôi hiện đại, thường sử dụng thức ăn hỗn hợp dạng viên nổi để nuôi cá diêu hồng. Bà con có thể mua sẵn thức ăn tổng hợp hoặc tự sản xuất thức ăn hỗn hợp rồi cho vào máy ép cám viên nổi để tạo hạt cho cá ăn để tiết kiệm chi phí nuôi trồng. Bà con có thể tham khảo một số công thức chế biến thức ăn nuôi cá như sau:
-
60% cám gạo, 10% bột đậu tương, 10% bột cá, 15% rau xanh, 5% vitamin và khoáng.
-
40% cám gạo, 40% khô dầu lạc, 20% bột cá.
-
20-30% tấm, 10 -20% rau xanh nghiền nhỏ, 30 -35% bột cá, 10-20% bột đậu nành, 1- 2% khoáng và vitamin.
Đảm bảo hàm lượng đạm phải >30% khi cá dài từ 5 – 10cm. Cá đạt trọng lượng >100g/con cần duy trì độ đạm trong thức ăn ở mức 20 -22%. Khi cá còn nhỏ, bà con cần tiến hành nghiền thức ăn thành bột mịn cho cá ăn. Cá đạt 1 tháng tuổi trở lên mới bắt đầu tập cho ăn thức ăn dạng viên. Ngoài ra, bà con có thể bổ sung thêm bèo, rau xanh, bột sắn, phụ phẩm nông nghiệp để cho cá ăn. Do cách chế biến thức ăn trong mỗi giai đoạn nuôi cá là khác nhau, bà con nên sử dụng máy băm nghiền đa năng hỗ trợ các công đoạn: xay bột mịn, xay nát nhuyễn, băm nhỏ để sơ chế thức ăn sao cho phù hợp nhất. Ngoài ra, cần bón phân chuồng đã ủ hoai mục định kì 2 lần/tháng để gây màu nước tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho cá với liều lượng 15kg/100 mét vuông.
Định lượng cho cá ăn và số bữa, bà con nên tham khảo bảng liệt kê chi tiết như sau:
Kích cỡ cá (g/con)
|
Hàm lượng đạm (%)
|
Khẩu phần ăn/trọng lượng cá/ngày (%)
|
Số lần cho ăn/ngày
|
20 – 50
|
26
|
7
|
3
|
50 – 200
|
26
|
5
|
3
|
200 – 300
|
20
|
3
|
3
|
>300
|
20
|
1,5 – 2,0
|
2
|
Bà con không nên cho hết lượng thức ăn cùng một lúc xuống nước mà nên chia nhỏ từng chút một và thành nhiều đợt để cho cá ăn từ từ, tránh làm lãng phí thức ăn cũng như gây ô nhiễm nguồn nước. Trong trường hợp bà con chưa tự tin khoảng ước lượng ném thức ăn cho cá hoặc không có đủ thời gian để tự cho cá ăn, có thể sử dụng máy cho cá ăn hỗ trợ thay thế thực hiện công đoạn này một cách đơn giản và chính xác nhất thông qua các cài đặt thời gian và chế độ phun thức ăn đơn giản.
Quản lý môi trường nuôi cá diêu hồng
-
Thường xuyên thay nước nuôi cá với lượng mỗi lần thay từ 10 -20% lượng nước trong ao/bể. Sau khi thay nước cần bón vôi với lượng 10g/mét khối để ổn định nguồn nước.
-
Cần theo dõi hoạt động bơi lội của cá để tiến hành xử lý kịp thời.
-
Trong trường hợp cá nổi đầu có thể do thiếu oxy hoặc nguồn nước bị bẩn, phải tiến hành xử lý ngay, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.
Một số bệnh thường gặp khi nuôi cá diêu hồng
Bệnh do ký sinh trùng
Cá diêu hồng thường bị ký sinh trùng như: trùng mặt trời, tà quản trùng, sán lá gan đơn chủ kí sinh, giáp xác kí sinh.
Triệu chứng: thân cá xuất hiện nốt đỏ, xuất huyết dưới da, có các vết loét trên mình cá. Cá gầy yếu, chậm lớn, đầu to, màu da bất thường, bơi chậm chạp, lờ đờ và phản ứng kém khi thấy bóng người xuất hiện.
Phòng và trị bệnh: sử dụng CuSO4 liều lượng 2- 5g/10 mét khối đổ xuống ao sau 6-8 giờ thay nước mới hoặc tắm cho cá với lượng 20 -50g/10 mét khối từ 15-30 phút. Thực hiện 2 ngày 1 lần. Tắm cho cá bằng dung dịch muối loãng trước khi thả nuôi để phòng bệnh.
Bệnh xuất huyết
Triệu chứng: toàn thân cá bị xuất huyết, hậu môn sưng lồi, bụng trương to, thấy chảy ra dịch vàng hoặc dịch hồng. Đầu và mắt cá sưng lồi ra.
Trị bệnh bằng cách: bón vôi với lượng 1 – 2kg/100 mét khối nước và dùng Oxytetraxylin hoặc Streptomycin lượng 2-5g/kg thức ăn và cho cá ăn liên tục 3-5 ngày.
Cá chướng bụng
Thường xảy ra do thức ăn chưa được làm chín, thức ăn bị ôi thiu, không đảm bảo chất lượng làm cá không tiêu hóa được hoặc khó tiêu, gây ra chướng bụng. Quan sát thấy cá bơi lờ đờ và chết rải rác.
Phòng và trị bệnh bằng cách: đảm bảo chất lượng thức ăn và bổ sung men tiêu hóa vào thức ăn.
Thu hoạch cá diêu hồng
Nuôi cá diêu hồng trong bao lâu thì có thể thu hoạch? Thông thường, sau 4-6 tháng nuôi cá, khi cá đạt trọng lượng từ 400 -600g trở lên là có thể tiến hành thu hoạch. Sau 6 tháng nuôi bà con có thể thu tỉa những con cá đạt kích thước thương phẩm. Từ 7-8 tháng thu hoạch toàn bộ số cá trong ao.
Trên đây, khomay3a.com vừa chia sẻ tới bà con cách nuôi cá diêu hồng theo hướng dẫn từ chuyên gia. Ngoài công tác chuẩn bị môi trường nuôi thật kĩ lưỡng thì thức ăn, cách cho ăn và khâu chăm sóc quyết định chính tới sức khỏe, tốc độ tăng trưởng của loài cá này. Chúc bà con nắm vững kiến thức và nuôi trồng thành công, thu được hiệu quả kinh tế cao.