TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 184192

  TIN CÔNG NGHỆ

  Trồng 'cây tỷ đô': Xin hầu chuyện GS Nguyễn Tử Siêm
23/03/2015

Tôi biết GS.TS Nguyễn Tử Siêm từ khi ông được cử về làm Cục trưởng Cục Khuyến nông Khuyến lâm của Bộ NN-PTNT. Mọi người cho biết ông rất giỏi ngoại ngữ, đọc nhiều, biết nhiều.

Mắc ca trồng xen trong vườn cà phê của hộ ông Bùi Hữu Hòa, thôn Phúc Hưng, xã Tân Hà, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng, cho hiệu quả kinh tế cao

Điều đó làm tôi rất ngưỡng mộ và khâm phục. Khi tiếp xúc với ông ta cũng thấy, đó là một nhà khoa học hiền lành, giản dị, dễ gần… Thế nhưng, ông chỉ được làm Cục trưởng một thời gian ngắn. Thế rồi từ đó tới nay, tôi không có dịp được gặp ông nữa. Đọc báo NTNN (số ra ngày 19/3/2015), lại thấy ông xuất hiện với những ý kiến đóng góp cho việc phát triển trồng mắc ca. Bài báo của ông rất ngắn nhưng lại buộc tôi đọc đi đọc lại nhiều lần. Nó nêu ra nhiều điểm mà tôi chưa nhất trí. Tôi rất băn khoăn vì con người như ông, chắc hiểu biết sẽ rất rộng. Tôi tin, ông đã tham khảo nhiều tài liệu trên thế giới. Tuy nhiên qua bài báo, ta thấy ông vẫn lộ ra nhược điểm cố hữu là… hơi thiếu thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, tôi muốn hầu chuyện ông, muốn trao đổi với ông một vài ý về những điều mà ông đã nêu ra. Ông cho rằng “mắc ca nhân giống bằng chiết ghép…”. Theo tôi, ta nên nói: mắc ca được nhân giống bằng gieo hạt, bằng giâm cành và bằng phương pháp ghép. Chưa thấy đơn vị nào công bố việc nhân giống mắc ca bằng phương pháp chiết cả. Vì vậy ta nên bỏ bớt chữ “chiết” đi. Ông cho rằng “… sau ít nhất 7 – 10 năm mới cho thu hoạch kinh tế, điểm hòa vốn khá chậm và nếu trồng bằng cây thực sinh sẽ không cho quả”. Tôi e rằng, nói như thế không chính xác. Rất nhiều bà con mới trồng 5 – 6 năm đã có được thu hoạch rất khá, gia đình vươn lên trông thấy. Thế còn, nếu trồng cây thực sinh thì nó vẫn cho quả nhưng lâu hơn (khoảng 6 – 7 năm hoặc lâu hơn nữa) và có nhiều cây bị phân tính nên cho năng suất thấp (chứ không phải không ra quả). Ông đánh giá “Hiện nay giống mắc ca hầu hết đều không rõ nguồn gốc, xuất xứ…”. Theo tôi, nói như vậy chưa chính xác. Không biết, ông đã tới thăm được bao nhiêu vườn? Thực tế cho thấy người thành công nhiều hơn người thất bại. Vì vậy, xin ông thay từ “hầu hết” bằng từ “một số” thì chính xác hơn. Ông cho rằng “Về trồng xen, mắc ca là cây tán rộng, chiếm đất, lá rậm, không thích hợp là cây trồng xen cho cà phê hay chè”. Có lẽ ông chưa tới thăm được các mô hình đã trồng xen mắc ca với cà phê. Dân đánh giá rất tốt. Mắc ca tán không quá rộng, nó rất thích hợp với việc che tán cho cà phê. Việc trồng xen giải quyết được vấn đề đất đai, không lo thiếu chỗ trồng. Mắc ca lại tiêu tốn nước ít hơn cà phê nhiều. Thử nghiệm với 8 ha trồng mắc ca ở Mađrắc (Đăk Lăk) cho thấy, suốt 3 năm liền cây chỉ dùng nước trời, không được tưới bổ sung một lần nào thế mà nó vẫn lên tươi tốt, ra hoa và kết trái kín cây. Vì vậy, việc đưa mắc ca vào canh tác sẽ góp phần cân đối lại nguồn nước cung cấp cho cây trồng ở Tây Nguyên. Mắc ca và cà phê lại không có chung sâu bệnh, quả của chúng lại ở độ cao khác nhau; mùa thu hoạch lại lệch vụ… Vì vậy, nó có thể “chung sống hòa bình” với nhau. Các gia đình đã trồng xen 2 loại cây này đều rất phấn khởi vì thu nhập tăng lên hẳn… Tôi không hiểu sao ông lại cho rằng “… đến nay vẫn chưa có một bộ giống chuẩn về cây mắc ca cho vùng Tây Nguyên”. Điều này chứng tỏ ông rất thiếu thông tin. Ngành lâm nghiệp đã nghiên cứu nó hơn 20 năm rồi (từ 1994 – 2015). Rất nhiều đơn vị đã tham gia và Bộ đã ra quyết định công nhận bước đầu 10 giống mắc ca. Họ còn tiếp tục xem xét thêm một số giống khác. Các đơn vị nghiên cứu vẫn đang tiến hành. Có lẽ, ta không cần “một đề tài lớn” nữa như đề xuất của ông. Xin ông hãy đi thăm tất cả các điểm đã trồng mắc ca trên khắp mọi miền đất nước. Chắc ông sẽ hài lòng. Tôi tin rằng, với bộ óc thông minh của ông mà lại được bổ sung các kết quả trong thực tiễn, chắc ông sẽ có được những ý kiến thiết thực hơn và bổ ích hơn cho bà con chúng tôi. Rất mong ông sẽ vi hành

nongnghiepvn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu