TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Tư, 29/1/2025
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 188078

  SẢN PHẨM

  Xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Triệu Phong”
22/09/2016

 “Chúng tôi vừa xuất bán 1,2 tấn lúa Thiên Ưu 8 sản xuất theo hướng canh tác tự nhiên đầu tiên cho Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt với giá gần 11 ngàn đồng/kg, cao hơn gần gấp 2 lần so với lúa sản xuất theo cách thông thường từ trước đến nay”, vừa bốc từng bao lúa lên xe ông Nguyễn Văn Đống – Trưởng nhóm hộ nông dân thôn Ngô Xá Đông (xã Triệu Trung – huyện Triệu Phong) vừa vui mừng thông báo cho chúng tôi biết với giọng chưa hết phấn khởi.

Xuất bán 1,2 tấn lúa Thiên Ưu 8 sản xuất theo hướng canh tác tự nhiên đầu tiên cho Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt

Trao đổi với chúng tôi, ông Đống cho biết, vụ hè thu 2016 này là vụ thứ 2 ông cùng với 14 hộ trong thôn sản xuất lúa theo phương pháp canh tác tự nhiên trên diện tích 1,5 ha, năng suất đạt gần 52 tạ/ha. Mặc dù phương thức canh tác này đòi hỏi tuân thủ chính xác các yêu cầu kỹ thuật, ngoài ra cần đến sự tỷ mỷ kiên trì, nhưng nhờ sự hỗ trợ của Dự án Bảo vệ môi trường huyện Triệu Phong (Tổ chức Tầm nhìn Thế giới) nên qua 2 vụ thực hiện, các hộ dân đã cơ bản tuân thủ đúng quy trình. Tuy nhiên do sản xuất theo phương pháp mới, chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến nên lâu nay ông chỉ xuất bán theo hình thức nhỏ lẻ, mỗi lần từ 50 – 70 kg. Vì vậy lần này ông và các hộ dân trong nhóm rất vui mừng khi thông qua sự kết nối của dự án, Công ty Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt (Thừa Thiên Huế) sau khi lấy mẫu kiểm nghiệm đạt chất lượng đã ký hợp đồng thu mua với nhóm hộ với giá gần 11 ngàn đồng và đơn giá trên sẽ ổn định trong suốt các mùa trong năm, không chịu ảnh hưởng theo tình hình biến động của giá cả thị trường.

“Chúng tôi đã cam kết với công ty là không sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, chất kích thích tăng trưởng, chất bảo quản nào có nguồn gốc hóa học. Mỗi đợt giao nhận hàng hai bên sẽ xay 100 kg thóc để xác định chất lượng và tỷ lệ gạo. Nếu phát hiện thì công ty có quyền không thanh toán và hủy đơn hàng”, ông Đống nói.

Theo ông Đào Văn Đức – Quản lý Dự án Bảo vệ môi trường (BVMT) huyện Triệu Phong: Hiện nay việc sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) rất phổ biến trong sản xuất nông nghiệp của người dân. Tuy nhiên bên cạnh mang lại năng suất cao thì chúng còn đem lại những tác hại như làm cho đất chai cứng, ô nhiễm môi trường, mất đa dạng sinh học, bên cạnh đó còn làm tồn dư lượng hoá chất trong sản phẩm nông nghiệp. Nhằm bảo vệ môi trường nông thôn và hạn chế sử dụng thuốc BVTV trong nông nghiệp, thời gian qua dự án BVMT huyện Triệu Phong đã triển khai mô hình sản xuất lúa theo phương pháp canh tác tự nhiên tại 6 xã với 70 hộ tham gia. Đây là phương pháp canh tác được đề xướng và phát triển đầu tiên tại Hàn Quốc. Triết lý của phương pháp canh tác này là tôn trọng tự nhiên, dựa vào nguồn lực có sẵn trong tự nhiên thay cho việc thâm canh dựa vào hóa chất để tạo ra năng suất vượt trội và cải thiện chất lượng sản phẩm, bảo vệ đất, nguồn nước làm nền tảng căn bản cho sản xuất nông nghiệp. Theo đó, khi sản xuất theo phương pháp này người dân chủ yếu tận dụng các chất phụ phẩm nông nghiệp có sẵn tại địa phương như thân cây chuối, cây khoai lang… qua quá trình lên men đơn giản tạo ra sản phẩm thực vật lên men (FPJ) và hoa quả lên men (FFJ) cùng với vai trò của vi sinh vật bản địa để tự tạo ra phân bón hữu cơ thay thế cho việc sử dụng phân bón hoá học. Các chế phẩm dinh dưỡng được tạo ra từ trái cây, cá tạp, xương động vật, vỏ trứng… lên men và thuốc trừ sâu bệnh được người nông dân tạo ra dựa vào các chất liệu tự nhiên từ trong chính vườn của mình như nước gừng, ớt, tỏi…

Bà Nguyễn Thị Lan, một trong những hộ nông dân sản xuất lúa theo phương pháp canh tác tự nhiên cho biết: “Trước đây khi sản xuất lúa theo cách thông thường tôi chủ yếu sử dụng phân bón hóa học để bón cho lúa, ngoài ra trong quá trình sản xuất cứ phát hiện trên ruộng có loại sâu bệnh gì là lại mua thuốc BVTV về phun. Trong khi sản xuất theo phương pháp canh tác tự nhiên này thì tôi chỉ được phép sử dụng phân bón hữu cơ compost tự ủ bằng cách thu gom các phế phẩm nông nghiệp và phân chuồng, quá trình chăm sóc thì sử dụng các loại chế phẩm dinh dưỡng, phòng và trị sâu bệnh thì sử dụng các loại thuốc thảo mộc được làm từ gừng, ớt, tỏi. Mặc dù phải mất công từ 7 – 10 ngày phải đi phun các loại chế phẩm này một lần nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe”.

Trước đây mỗi lần phun thuốc BVTV mặc dù mang áo quần bảo hộ, đeo khẩu trang kỹ càng nhưng mỗi lần phun xong là tôi mệt lả cả người. Trong khi phun các loại thuốc thảo mộc để phòng trừ sâu bệnh thì không cần phải bảo hộ gì mà người vẫn bình thường. Lần này trong 1,2 tấn lúa xuất bán cho Công ty tôi đóng góp 1,2 tạ. Với giá bán như thế này thì có lợi cho chúng tôi quá”, bà Lan nói.

Ông Đào Văn Đức chia sẻ: Qua 2 vụ thực hiện, có thể thấy bên cạnh năng suất lúa tương đương nhau, thậm chí cao hơn thì sản xuất lúa theo phương pháp canh tác tự nhiên còn mang lại các lợi ích như: giảm ô nhiễm môi trường thông qua việc không  sử dụng phân bón hoá học và thuốc BVTV; tạo ra các sản phẩm nông nghiệp sạch và không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động. Bước tiếp theo dự án sẽ thực hiện vai trò trung gian nhằm kết nối người sản xuất với người tiêu dùng. Theo đó, bên cạnh thị trường bán lẻ thì dự án sẽ tiếp tục kết nối với các công ty để tìm các hợp đồng như thế này và lớn hơn để tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Qua đó thúc đẩy các nhóm hộ trong địa bàn các xã dự án mở rộng quy mô sản xuất trong các vụ tới. Song song với đó, trong thời gian tới dự án sẽ hỗ trợ người dân tiếp hành các thủ tục để tiến tới xây dựng thương hiệu “Gạo sạch Triệu Phong” vì hiện nay mặc dù Công ty TNHH MTV Hữu cơ Huế Việt thu mua lúa của người dân nhưng lại đóng theo bao bì của mình và phân phối dưới thương hiệu “Hữu cơ Huế Việt”.

 

ttknkn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu