TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 24/11/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 184936

  TIN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

  Ngành cà phê đẩy mạnh đầu tư chế biến sâu
07/12/2016
Theo Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt Nam (VIFOCA), mặc dù số lượng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đầu tư vào ngành cà phê không nhiều, nhưng lại đang chiếm tỷ trọng “áp đảo” trong tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê nhân của nước ta, đặc biệt là các sản phẩm cà phê chế biến sâu. Do vậy, nếu các doanh nghiệp Việt Nam không sớm thay đổi cơ cấu sản xuất sang hàng giá trị gia tăng, sẽ khó phát triển bền vững trong điều kiện hiện nay.
* Xu hướng đầu tư vào chế biến sâu
Ông Lương Văn Tự, Chủ tịch VIFOCA cho biết, hiện tất cả các hãng cà phê rang xay hàng đầu trên thế giới đều đã có mặt tại Việt Nam, điển hình như Nestle, Olam… Riêng Nestle đã đầu tư 300 triệu USD vào ngành chế biến sâu cà phê Việt Nam. Một số nhà đầu tư nước ngoài khác vẫn đang tiếp tục khảo sát và chuẩn bị đầu tư vào cà phê rang xay và hòa tan để tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có, lao động dồi dào để đón đầu một loạt các hiệp định thương mại đa phương và song phương đã có hiệu lực như FTA với EU, Liên minh kinh tế Á-Âu, AEC…
Lý giải làn sóng đầu tư vào lĩnh vực chế biến sâu trong ngành cà phê, đại diện VIFOCA cho biết, trước đây các nước chỉ nhập khẩu cà phê nhân của Việt Nam làm nguyên liệu và bảo hộ khâu chế biến trong nước. Do đó, các sản phẩm cà phê rang xay, cà phê hòa tan của Việt Nam thường bị áp thuế 20% khi xuất khẩu vào các thị trường này. Tuy nhiên, gần đây với việc tham gia các hiệp định tự do thương mại, mức thuế đã được giảm về 0%. Điều này đã tạo ra cơ hội rất lớn cho việc đầu tư chế biến sâu vào sản phẩm cà phê Việt Nam.
Không chỉ các doanh nghiệp FDI nắm bắt cơ hội mà các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang tập trung đầu tư vào lĩnh vực này. Nhiều doanh nghiệp trong nước như Vinacafe, Trung Nguyên, Mê Trang, Tín Nghĩa… cũng đang triển khai các dự án sản xuất cà phê chế biến hướng đến xuất khẩu. Một số sản phẩm “Cà phê 2 trong 1”, Cà phê 3 trong 1”… được đưa sang nhiều thị trường với kim ngạch xuất khẩu cà phê chế biến sâu ước đạt 350 triệu USD trong năm 2016. Nếu như trong năm 2013, cà phê chế biến chỉ chiếm 1,7% lượng cà phê xuất khẩu thì năm 2015, tỷ lệ này đã tăng lên thành 11,2% và con số này tiếp tục gia tăng trong năm 2016.
Theo ông Đỗ Hà Nam, Phó Chủ tịch VIFOCA, trong bối cảnh hội nhập hiện nay, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững cũng phải đầu tư vào chiều sâu. Bởi, sản lượng cà phê đang tăng cao, người nông dân tham gia vào khâu điều tiết thị trường nên lợi nhuận chủ yếu nằm ở khâu dịch vụ, chế biến sâu. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn, do chi phí đầu tư cho các thiết bị rất đắt đỏ, thị trường tiêu thụ lại nằm trong tay các tập đoàn kinh doanh đa quốc gia. Doanh nghiệp Việt có thể rơi vào tình trạng đầu tư nhà máy xong sẽ không bán được sản phẩm.
* Cạnh tranh từ chất lượng
Việc các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng lớn hơn trong cơ cấu ngành cà phê hiện nay cũng khiến các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn khi mở rộng đầu tư vào chế biến sâu. Đại diện VIFOCA cho biết, trong thời gian qua, khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam gặp rủi ro, thua lỗ khi kinh doanh cà phê. Có thời điểm các doanh nghiệp trong nước chỉ chiếm tỷ trọng 40% thị phần, còn lại là do các công ty nước ngoài nắm giữ và điều tiết thị trường.
Theo phân tích của các chuyên gia, lợi thế của các doanh nghiệp FDI đầu tư vào chế biến sâu là có công nghệ hiện đại, đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm và có thương hiệu ổn định. Do đó, khi họ có chiến lược đầu tư, xây dựng các nhà máy, có nghĩa sản phẩm sẽ bán được ngay và dễ dàng thâm nhập vào các thị trường, kể cả thị trường khó tính nhất. Trong khi đó, các doanh nghiệp trong nước muốn đầu tư chiều sâu thì vấn đề thị trường tiêu thụ vẫn là vấn đề lớn. Mặc dù còn rất nhiều khó khăn, trở ngại, song việc đầu tư chế biến sâu lại là xu hướng tất yếu của ngành cà phê hiện nay.
Ông Đỗ Hà Nam - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Intimex - một doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam cũng cho rằng, bản thân các công ty trong nước cũng có một số lợi thế nhất định, như gần với nông dân hơn, chi phí sản xuất thấp hơn và có lợi thế cạnh tranh về giá bán rẻ hơn. Tuy nhiên, muốn thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu thì các công ty cần tập trung vào chế biến các sản phẩm chất lượng cao. Bản thân Tập đoàn này cũng đã đầu tư xây dựng 9 nhà máy chế biến, đồng thời đang tiến hành nghiên cứu vào đầu tư cà phê chất lượng cao, cà phê bột để thâm nhập sâu vào thị trường thế giới. Bên cạnh đó, Intimex còn đầu tư vào một số nông trường chế biến đang gặp thua lỗ để có nguồn cà phê có chỉ dẫn địa lý, truy xuất nguồn gốc rõ ràng nhằm phát triển bền vững trong thời gian tới.
Ông Nguyễn Nam Hải, Tổng Giám đốc Tổng công ty Cà phê Việt Nam cũng cho biết, những năm gần đây, các doanh nghiệp đã tập trung xây dựng sản xuất cà phê theo hướng bền vững để nâng cao sức cạnh tranh của cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới. Bản thân người nông dân cũng có những quy trình sản xuất gắn với các chứng nhận phát triển bền vững, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hiện diện tích cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C, UTZ… là khoảng 60%. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng để “tiếp thị” cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới./.

 

ttxvn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu