Vụ điều năm 2017, trong khi nhiều vườn điều khác trong vùng thất thu, thậm chí mất trắng, do thiên tai, dịch bệnh, thì vườn điều nhà ông Nguyễn Anh Tuấn, ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, vẫn cho năng suất cao. Đây là những giống điều được ông Tuấn tuyển lựa từ các giống địa phương, sau hơn 30 năm được trồng trên vùng đất này nên sức chống chịu và khả năng thích nghi với thời tiết, thổ nhưỡng tốt, cho hạt điều đạt chất lượng, được nhà máy thu mua cao hơn từ 3.000 – 4.000 đồng 1kg so với các giống điều nhập khẩu
Ông Nguyễn Anh Tuấn, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: "Các nhà máy chế biến rất chuộng, vì cái thương hiệu ở đây nó ngon, hạt điều ăn khác rõ ràng/ Và sản lượng nó thì cứ bình quân 3 tấn, 3.5 tấn, 4 tấn/ Giống nước ngoài hạt nó tuy thấy to, nhưng nhân nó lép."
Thực tế, nước ta vẫn chưa có giống điều quốc gia, mà mới chỉ có 1 bộ giống đang được đề nghị làm thủ tục công nhận, và 14 bộ giống được cho phép khu vực hóa tại Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Qua nhiều lần khảo nghiệm, tuyển chọn và trồng tại các địa phương, các giống điều này đều cho năng suất cao, nhân chắc thơm ngon, tỷ lệ nhân trắng cao và chất lượng, phù hợp với điều kiện trong nước. Đặc biệt, các nước nhập khẩu cũng rất ưa chuộng hạt điều Việt Nam. Các chuyên gia đánh giá, đây là cơ sở quan trọng, để ngành điều tiến tới xây dựng thương hiệu quốc gia.
Ông Phạm Văn Đẩu, Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây điều: hiện ta có rất nhiều dòng điều nhân 29 – 30%, 34% nhân, mà chúng ta biết, cứ tăng 1% nhân là hiệu quả điều tăng khoảng 4%, nên tỷ lệ nhân trong hạt điều là hết sức quan trọng. Những giống ngoại lai vào đây chỉ khoảng dưới 26%/.
Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam: chất lượng hạt điều VN đặc biệt là công nghệ chế biến kể cả những thị trường khó tính họ đều chấp nhận mua hàng VN/ nhập khẩu hạt điều của Mỹ từ VN năm rồi đã tăng 74%, đạt kim ngạch khoảng 1 tỷ đô.
Tuy nhiên, điều bất cập là các giống điều trong nước đang chịu sự cạnh tranh lớn của các giống điều nhập khẩu. Tình trạng mua – bán giống điều không rõ nguồn gốc vẫn diễn ra tràn lan trên thị trường, do khâu kiểm soát chưa tốt của ngành chức năng. Chưa kể đến thực tế sính giống ngoại của không ít người trồng, đã dẫn đến nhiều thiệt hại, như vườn điều giống nhập khẩu vài năm đầu thì cho năng suất cao, nhưng sau đó dễ bị sâu bệnh, giảm năng suất, thậm chí phải chặt bỏ.
Ông Phạm Văn Đẩu, Nguyên giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây điều: “Có những giống đang khảo nghiệm ở VN 7, 8 năm, chúng ta đang phát triển lên, bảo là nó tốt nhưng chúng tôi sang những vùng chúng ta chuyển về từ Campuchia thì họ đang bỏ những giống điều này/ vì ở năm thứ 7 thứ 8 hạt nó phân ly, đầu mùa giữa mùa thì hạt to nhưng cuối mùa thì hạt nhỏ, và chống chịu với ngoại cảnh không tốt bằng các giống khác.”
Theo các chuyên gia, tốt nhất không nên đưa các giống ngoại lai vào các vùng trồng điều trọng điểm và nếu có khảo nghiệm thì phải giới hạn trong diện tích nhất định, quản lý chặt chẽ, tránh phát tán. Ngoài ra, nên đẩy mạnh việc tuyên truyền để nông dân trồng các giống điều trong nước; đồng thời thực hiện xây dựng chỉ dẫn địa lý với các vùng trọng điểm, là cơ sở để tiến tới xây dựng thương hiệu điều quốc gia, gắn với truy xuất nguồn gốc, quản lý chất lượng và áp dụng quy trình sản xuất bền vững.