Khi những cơn gió nhè nhẹ đặc trưng của miền Tây thổi chan hòa, chúng tôi có dịp ghé lại Bến Tre, một nơi gắn liền với những chiến tích lịch sử hào hùng của dân tộc Việt nam.
|
Tej Vàng cả năm vui như tết
|
Từ ngã ba Trung Lương, đi về hướng cầu Rạch Miễu, chúng tôi cảm nhận sự vươn lên mạnh mẽ từng ngày của quê hương xứ dừa. Qua khỏi cầu Rạch Miễu, chúng tôi tiếp tục hành trình về ấp Gò Da, huyện Ba Tri để đến thăm chú Sáu Cẩn - một người nông dân chân chất nhưng lại là người tiên phong trong việc chọn và trồng giống lúa lai Tej Vàng của Cty Bayer Việt Nam trong vụ lúa vừa qua.
Tiếp chúng tôi ngay tại ruộng lúa Tej Vàng của chú đang vào giai đoạn chín vàng óng. Chú chia sẻ với giọng hồ hởi:
“Bây giờ nhìn ruộng lúa Tej Vàng tốt, được bà con xung quanh nói trúng lắm tui còn không dám tin. Lúc mới đầu nhận giống về sạ. Ai cũng nói tui liều quá, sạ gì một công có 4kg thì lấy gì mà ăn. Tuy nhiên, được sự động viên hướng dẫn của anh em công ty Bayer, tui vẫn cứ sạ”.
Nghe tới đây, chúng tôi liền hỏi: "Vậy lúc sạ, chú có dẫn thím ra thăm ruộng không?".
Chú nói: “Có chứ chú, lúc đầu hai vợ chồng ra thăm ruộng lúc lúa sạ được hơn 7 ngày. Lúc đó, nhìn bả rầu mà tui cũng não lòng. Lúa nhìn có lưa thưa mấy cây trong khi bên cạnh lúa xanh mịt”.
Châm điếu thuốc rê, chú tiếp lời: “Rầu thì có rầu thiệt, nhưng tui cũng có nghe mấy chú kỹ sư Cty ba-de (Bayer) nói lúc đầu sạ lên thưa nhưng lúa nở lắm, chừng trên 20 ngày là mỗi ngày mỗi khác hà. Nhưng mà công nhận đúng thiệt, qua 20 ngày lúa nở quá chừng, mà lại không bị nhiễm sâu bệnh như mấy giống khác”. Nhìn ruộng lúa đang chín vàng, chúng tôi hỏi chú khi nào thu hoạch?
Chú Sáu nói: “Khoảng qua lối mấy bữa nữa tui cắt lúa chú ơi. Tui cũng đang hồi hộp chờ xem lúa Tej Vàng này trúng cỡ nào nè chú”.
Chúng tôi bèn hỏi chú Sáu nếu lúa Tej Vàng cho năng suất cao và ít sâu bệnh, nhẹ công như chú nói thì chú có tiếp tục chọn và canh tác tiếp nữa không?