1. Đặc điểm sinh lý
Cây dâu tằm tên khoa học là Morus alba L. thuộc họ Dâu tằm Moraceae. Có 5 nhóm dâu trồng trọt chủ yếu ở Việt Nam: Nhóm dâu bầu - bầu trắng, bầu tía, bầu đen, bầu xanh. Nhóm dâu đa - đa Hà Bắc (dâu Hà Bắc), đa Hà Đông, đa Thái Bình (đa liễu), đa xanh, dâu ô (ô Nghệ An), đa vàng, đa tím. Nhóm dâu cỏ - cỏ chân vịt, cỏ duối, cỏ lèo (lèo vả, lèo dương). Nhóm dâu tam bội (đa bội) - dâu tam bội số 7, số 12, số 11, số 34, là nhóm dâu mới được tạo từ những năm 70. Nhóm nhập nội và được thuần hóa - dâu kinh tang, dâu Triều Tiên, dâu Bungari, dâu các nước Trung Á, dâu Kawa 2 của Ấn Độ.
Dâu là cây sống lâu năm có chu kỳ sống bắt đầu từ cây con, trưởng thành, già và chết. Cây dâu có thể sống 200 - 300 năm, thậm chí 1.000 năm. Do tác động của con người: đốn tỉa, chăm sóc, khai thác lá, thông thường cây dâu trồng bằng hạt chỉ sống trên 50 năm, trồng bằng hom khoảng 20 - 30 năm. Mỗi năm hái lá 8 - 10 đợt; vụ xuân khoảng 25 ngày /đợt; vụ hè khoảng 20 ngày/đợt; vụ thu khoảng 35 ngày/đợt; có thể hái đến tháng 12. Trong một năm do thay đổi của thời tiết và tác động của con người, cây dâu trải qua 4 thời kỳ:
a) Thời kỳ nảy mầm: Tính từ tháng 2, lúc các mầm mùa đông nhú ra, bao mầm bị phá vỡ đến khi xuất hiện chiếc lá thứ nhất. Thời kỳ nảy mầm chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn nảy mầm - các lá vảy tách ra khỏi mầm, thấy màu xanh của các lá non bên trong. Giai đoạn đuôi én - sau khi nảy mầm 8 - 10 ngày, lá non xuất hiện giống như hình dạng đuôi chim én. Giai đoạn có lá thật - sau thời kỳ đuôi én 4 - 5 ngày, lá sinh trưởng nhanh và tách ra độc lập thành một lá hoàn chỉnh. Thường sau khi cây đào Prunus aersica nẩy lộc được 20 - 30 ngày thì cây dâu bắt đầu nảy mầm. Chất lượng sống của thời kỳ nảy mầm phụ thuộc vào lượng chất dự trữ trong cây do chăm sóc, bón phân, tưới nước từ vụ thu đông năm trước. Điều kiện thích hợp: nhiệt đô không khí (12 độ C, độ ẩm đất 70 - 75%).
b) Thời kỳ sinh trưởng mạnh: Tính từ khi xuất hiện lá thật thứ nhất, khoảng cuối tháng 2 đầu tháng 3 đến tháng 10 hàng năm. Tốc độ sinh trưởng của cây dâu tăng nhanh sau khi ra lá thật thứ 4. Trong thời kỳ sinh trưởng mạnh năng suất lá dâu chiếm 80% tổng năng suất lá cả năm. Điều kiện thích hợp: nhiệt độ không khí 30 - 32 độ C, độ ẩm đất 70 - 75%. Bón phân đầy đủ rất quan trong, đảm bảo năng suất và chất lượng lá dâu đồng thời tạo tiền đề tốt cho vụ dâu năm sau.
c) Thời kỳ sinh trưởng chậm dần: Xảy ra vào sau giai đoạn cây dâu phát triển mạnh, cuối mùa thu đầu mùa đông, khoảng tháng 10 -11. Giai đoạn này cây dự trữ dinh dưỡng trong thân cành và lá. Nếu số lá thu hoạch và số lá chừa lại trên cây vào vụ thu thích hợp thì các chất dinh dưỡng được tích lũy trên cây được tăng lên, tạo điều kiện cho cây dâu phát triển tốt vào năm sau. Điều kiện thích hợp: nhiệt độ 12 - 20 độ C, độ ẩm đất 65 - 70%.
d) Thời kỳ nghỉ đông: Khi nhiệt độ không khí xuống thấp sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cây dâu chuyển sang giai đoạn nghỉ đông. Thời kỳ “nghỉ đông tương đối" của cây tính từ khi kết thúc rụng lá trong tháng 11 - 12 đến khi bắt đầu nảy mầm ở tháng 2 mùa xuân năm sau. Điều kiện thích hợp: nhiệt độ không khí (12 độ C, độ ẩm đất 60 - 65%. Có thể làm muộn và rút ngắn thời gian nghỉ đông bằng cách bón phân hợp lý, xới xáo làm cỏ, tưới nước, đốn tỉa, đốn phớt vào tháng 10, phun vào cây các chất kích thích sinh trưởng như: etylen, gibberellin, clohydrin... nồng độ 0,005 - 0,01%.
2. Thời vụ trồng, mật độ và cơ cấu cây trồng ở các vùng
Thời vụ:
Trồng bằng cây con gieo từ hạt: Từ vụ xuân đến cuối vụ hè. Trồng dâu bằng hom: Vùng đồng bằng Bắc Bộ đến duyên hải miền Trung trồng tháng 11 - 12 đến tháng 1. Dâu tam bội có thể trồng từ tháng 2 - 10. Vùng cao nguyên Bảo Lộc trồng tháng 4, 5.
Mật độ:
Đất bãi: Ruộng dâu không trồng xen: 1,8m * 0,4m * 1 khóm/2 - 3 hom; mật độ: 1,4 khóm/m2 hoặc 1,2m - 1,5m * 0,3m - 0,5m * 1 khóm/2 - 3 hom; mật độ: 1,3 - 2,8 khóm/m2. Ruộng dâu trồng xen các loại rau: 2,5m * 0,4m * 1 khóm/2 - 3 hom; mật độ: 1 khóm/m2. Trồng dâu rạch: 1m * 1,1m, hom dâu đặt nằm theo hình nanh sấu.
Vùng đất đồi, cao nguyên, hoặc dâu trồng phân tán: 2,5m * 0,4m * 1 khóm/2 - 3 hom, mật độ 1 khóm/m2 hoặc 1,1m - 1,2m * 0,3m * 1 khóm/2 - 3 hom, mật độ: 2,8 - 3 khóm/m2.
c) Đất trồng: Đất cát pha, đất thịt tơi xốp, tầng dày trên 1m, mạch nước ngầm thấp ở độ sâu hơn 1m. Cây dâu thích ứng pH 4,5 - 9, thích hợp nhất pH 6,5 - 7. Nồng độ muối trong đất (0,2%) không hại tới dâu, nồng độ muối 1% dâu chết. Cần bón phân hữu cơ để đảm bảo hàm lượng CO2 trong ruộng 0,03 - 0,10% sẽ tăng cường độ quang hợp của cây dâu.
d) Cơ cấu cây trồng: Đất bãi - trồng thuần, trồng xen các loại rau. Đất đồi - trồng thuần, trồng xen các loại cây đậu đỗ hoặc phân xanh. Đất kiềm, nồng độ muối (0,3%) - trồng thuần ở vùng biển, trồng xen từng băng trồng lúa trên đất sét mạch nước ngầm cao, trồng lúa 2 vụ và trồng dâu trên đất có hàm lượng muối quá cao.
3. Bón phân NPK –S Lâm Thao
Lượng phân và cách bón
|
Phân chuồng, tấn /ha
|
Vôi bột, kg/ha
|
NPK-S 5.10.3-8
|
NPK-S 10.0.3-5
|
Lượng phân bón/năm
|
a)Trồng mới, bón lót
|
20 - 25
|
500-600
|
1200-1500
|
|
b) Bón phân hàng năm cho ruộng dâu đã định hình nuôi tằm lấy kén ươm
|
20 - 25
|
500-600
|
1700-2300
|
2500-3500
|
Cách bón
|
Bón vụ xuân, giai đoạn bắt đầu nảy mầm
|
|
|
-
|
500-700
|
Bón vụ hè, giai đoạn sinh trưởng mạnh, sau khi cây có 4-5 lá thật
|
|
|
-
|
1.500-2100
|
Bón vụ thu, giai đoạn sinh trưởng chậm dần
|
|
|
-
|
500-700
|
Bón vụ đông, giai đoạn nghỉ đông, khoảng tháng12
|
20 - 25
|
500-600
|
1700-2300
|
-
|
Các lần bón phân phải đảm bảo thời gian cách li trước khi hái lá 20 ngày trong vụ xuân, 15 ngày ở vụ hè và vụ thu.
Lượng phân bón thay đổi theo tuổi cây: Ruộng trồng dâu năm thứ nhất thì bón bằng 50%, năm thứ 2 bằng 70% so với ruộng dâu đã định hình.
Bón phân qua lá:
Phun qua mặt dưới lá 4 - 6 ngày/lần. Nồng độ phun các loại phân NPK-S 5.10.3-8 từ 0,4 - 0,5%. Khi vườn dâu còi cọc và trời khô hạn thì phun NPK-S 10.0.5-3 ở nồng độ 0,5 - 0,6%; khi vườn dâu rậm rạp, thời tiết âm u, mưa nhiều thì phun NPK-S 5.10.3-8 ở nồng độ 0,5 - 0,6%. Lượng phun 2.000 lít dung dịch/ha.