Đặc điểm đất trồng tại xứ Nghệ
Tỉnh Nghệ An có gần 8.000 ha cây ăn quả có múi, trong đó cam được xác định là cây trồng chủ lực, địa bàn trồng cam và cây có múi hiện nay, tập trung chủ yếu ở các huyện Quỳnh Hợp, Nghĩa Đàn, Thanh Chương…
|
Phân bón Văn Điển cung cấp đầy đủ, cân đối, tiết kiếm đa, trung, vi lượng cho cây có múi tại các vùng đất xứ Nghệ
|
Đất ở Nghệ An tương đối tươi xốp, dễ mất nước khi gặp mưa hoặc tưới. Do trong suốt thời gian dài trồng các loại cây ăn quả lâu năm, cây đã lấy đi từ đất rất nhiều loại đất dinh dưỡng, bên cạnh đó do địa hình tại xứ Nghệ xoải dốc bị rửa trôi mạnh bởi nước mưa hàng năm cũng góp phần làm mất cân bằng dinh dưỡng trong đất.
Theo kết quả điều tra, nghiên cứu của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Bắc Trung Bộ, khi lấy hàng trăm mẫu ở các xã như Minh Hợp (Quỳnh Hợp), Nghĩa Long, Nghĩa Hồng, Nghĩa Hiên (Nghĩa Đàn) cho kết quả là đất chua pH kcl < 5, thậm chí dưới 4,5. Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, magie, silic rất thấp đặc biệt hàm lượng mùn trong đất còn thiếu nghiêm trọng hơn, các chất lân dễ tiêu, kali dễ tiêu đều ở mức độ nghèo đến rất nghèo.
Cũng qua một số nghiên cứu về thổ nhưỡng của Viện Thổ nhưỡng Nông hoá cho thấy, số nguyên tố vi lượng như, bo, kẽm, đồng, mangan cũng được xếp vào mức độ thiếu hụt rất nghiêm trọng.
Cùng với đặc điểm đất đai như trên cộng với những hạn chế canh tác của bà con nông dân trong vùng như sử dụng phân hoá học kéo dài, đặc biệt là những loại phân chua, bón phân theo cảm tính, theo tập quán, theo phong trào đã làm cho đất bị thoái hoá, mất cân bằng dinh dưỡng.
Khảo sát nhiều nhà vườn trồng cam ở các địa phương thuộc huyện Quỳnh Hợp cho thấy: Hầu hết bà con nông dân sử dụng quá nhiều đạm vượt mức cho phép thiếu phân hữu cơ và không được bón thường xuyên, nhiều loại phân lân tan nhanh rửa trôi và cây trồng thiếu lân hiệu quả của phân thấp, cây thiếu dinh dưỡng trung, vi lượng lại thừa lượng đạm tự do dẫn đến sinh trưởng phát triển yếu, sức đề kháng sâu bệnh giảm, năng suất chất lượng kém, chu kỳ khai thác quả thấp.
Nông dân khen hết lời phân Văn Điển
Trăn trở với vườn cam, ông Trương Văn Nam - chủ nhà vườn xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp cho biết, gia đình ông có 400 gốc cam 7 năm tuổi, đang vào thời kỳ khai thác nhưng năng suất chưa cao, mẫu mã quả xấu, chất lượng thấp đặc biệt dễ mắc các loại bệnh, màu lá lúc nào cũng xanh đen, gia đình đã sử dụng rất nhiều loại phân bón urê, supe lân, kali, NPK, nhưng cây vẫn yếu và năng suất rất hạn chế, chất lượng thấp.
Nhưng khi tiếp cận phân bón Văn Điển, ông Nam quyết định đầu tư 100 gốc sử dụng khép kín chu kỳ bón. Cụ thể, từ sau thu hoạch quả, bón bằng phân lân nung chảy Văn Điển + phân lân đa yếu tố NPK Văn Điển + phân chuồng hoai mục rồi bón đợt đón hoa bằng phân đa yếu tố NPK 12.8.12, bón đợt nuôi quả bằng phân đa yếu tố NPK 12.7.20, giá trị đầu tư của các loại phân bón Văn Điển tương đương với tổng đầu tư giá trị của các loại phân bón khác.
“Hiện nay, 100 gốc bón phân Văn Điển khác biệt so với bón các loại phân khác rất nhiều như cây khoẻ, ít bệnh, đậu quả cao, quả lớn đồng đều, màu sắc quả sáng, dự kiến năng suất sẽ cao hơn so với các loại phân bón khác 10 - 15%, chất lượng cải thiện rõ rệt, ngọt thanh đặc trưng của cam Vinh. Tôi thấy phân bón NPK Văn Điển rất phù hợp với đồng đất Thọ Hợp. Năm tới tôi sẽ quyết định đầu tư nốt 300 gốc cam còn lại hoàn toàn bằng phân bón NPK Văn Điển” - ông Nam chia sẻ.
Chị Nguyễn Thị Thắm ở xã Văn Lợi, huyện Quỳ Hợp tâm sự, phân bón Văn Điển tốt, các năm trước gia đình chị thường bón phân NPK thông thường, đạm urê và lúc gần thu hoạch quả thì bón thêm ít kali thấy cây yếu, tốt lá, quả ít, màu quả không tươi, năng suất thất thường. Nhưng hai năm nay sử dụng phân bón Văn Điển gồm phân lân, phân đa yếu tố NPK Văn Điển thấy cây cam khoẻ mạnh, lá dày, xanh đậm, mặt lá bóng, nhiều quả, quả đồng đều, màu quả đẹp hơn rất nhiều, đặc biệt chất lượng cải thiện rất đẹp.
Phân bón Văn Điển không chỉ ở Quỳnh Hợp mà nhiều nơi khác như Thanh Chương, Yên Thành, Anh Sơn, Con Cuông… bà con nông dân trồng cam đã dùng phân lân Văn Điển hàng chục năm nay và là một trong những phân bón không thể thiếu được.
Anh Nguyễn Hữu Trí ở xã Thanh Đức, Thanh Chương nhận xét: Không có loại phân nào tốt bằng phân lân Văn Điển. Với cây cam ở Thanh Đức, sau thu quả là bà con sử dụng phân lân Văn Điển luôn để kích thích bộ rễ tơ mới phát triển, cam càng nhiều tuổi thì càng bón nhiều lân.
|
Cam được bón phân Văn Điển cây khoẻ, ít bệnh, đậu quả cao, quả lớn đồng đều, màu sắc quả sáng
|
Cũng theo anh Trí, bón đủ lân Văn Điển cây có bộ lá khoẻ, xanh đậm quanh năm, bản lá dày, ít sâu bệnh, cho năng suất chất lượng. Đặc biệt, bón lân Văn Điển kết hợp với đa yếu tố NPK Văn Điển lại càng tốt hơn, tiện lợi, không phải dùng các loại phân đơn khác, dễ chăm bón.
Quả thật, đất trồng cam ở Nghệ An chua nặng, thiếu lân, thiếu canxi, magiê và thiếu các chất trung, vi lượng dẫn đến cây cam cũng thường xuyên thiếu hụt các loại dinh dưỡng trên. Khi bón phân Văn Điển là cung cấp cho đất, cho cây tất cả các loại chất dinh dưỡng mà cây cần.
Trong đó, phân lân Văn Điển có 16% lân dễ tiêu, 30% chất vôi giúp khử chua, điều chỉnh pH phù hợp với cây cam, chất magie 15% giúp nâng cao hiệu suất quang hợp của lá, chất silic 24% giúp cho lá hình thành lớp cutin tăng sức chống hạn, tơi xốp đất, lưu thông không khí vùng rễ. Ngoài ra trong phân bón Văn Điển còn chứa các chất vi lượng bo và kẽm giúp cho cấu tạo các mùi đặc trưng của cam Vinh.
Còn phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển so với phân lân Văn Điển là cân đối thêm NPK, đầy đủ chất vôi, magiê, silic, lưu huỳnh chiếm từ 5 - 15% trong phân. Bên cạnh đó, các chất vi lượng như bo, kẽm, mangan, coban… giúp cho cây hấp thụ nhanh và tạo điều kiện cho hình thành các loại vitamin ở trong quả. Sử dụng khép kín lân nung chảy Văn Điển, đa yếu tố NPK Văn Điển là giải pháp kép nâng cao sức khoẻ, đột phá về năng suất chất lượng cho cây cam đồng thời bồi dục đất cân bằng lại dinh dưỡng cho đất trồng cam ở Nghệ An.