Gần đây, nhiều bà con chăn nuôi đã làm giàu thành công nhờ áp dụng phương pháp nuôi lươn trong bể xi măng. Đây là một mô hình nuôi lươn không bùn hiệu quả đang được khá nhiều người lựa chọn.
Nuôi lươn trong bể xi măng lát gạch trơn láng
Kỹ thuật nuôi lươn trong bể xi măng
Cách xây bể nuôi lươn không bùn
-
Mỗi bể xi măng để nuôi lươn cần được làm với diện tích từ 5 – 10 m2. Đáy bể xây hơi dốc về phái cống thoát nước để việc thay nước và vệ sinh bể diễn ra thuận lợi. Thành bể có chiều cao từ 0,8 – 1 m; độ dày từ 10 – 15 cm.
-
Bên trong bể, đặc biệt là phần đáy bể cần được đổ xi măng hoặc ốp gạch men láng bóng, điều đó sẽ giúp lươn không bị tổn thương, trầy xước. Phần miệng cống phải dùng lưới bịt kín sao cho lươn không chui ra ngoài qua miệng cống được.
-
Trong bể thả giá thể bằng tre, gỗ để lươn có nơi trú ẩn. Lươn ưa sống tại nơi có hoàn cảnh râm mát, bạn nên dùng mái che đậy bể.
Bên ngoài bể nuôi cần có một bể chứa nước để lọc và thay nước. Mỗi lần thay nước, nước đó phải đảm bảo có nhiều oxy, được diệt khuẩn cẩn thận và có nhiệt độ từ 25 – 27 độ C, độ pH từ 7 – 8,5.
Bể mới chưa thể nuôi lươn ngay. Bạn cần cấp nước vào bể và ngâm với thân chuối hột khoảng 10 – 15 ngày, sau đó xả bỏ nhiều lần và rửa lại bể bằng nước sạch. Lưu ý giá thể cũng ngâm theo bể. Cuối cùng cho nước vào bể nuôi, duy trì mực nước từ 25 – 30 cm.
Cách làm giá thể trú ẩn cho lươn: Giá thể được làm bằng 3 khung tre (hoặc gỗ) xếp chồng lên nhau. Mỗi khung gồm các thanh tre đóng cách nhau khoảng 10 cm. Khung trên cùng đan thêm các dây nilon hoặc phủ lưới để tạo thành “sàn ăn” cho lươn. Giá thể cần chiếm khoảng 1/3 diện tích bể.
Tạo giá thể bằng 3 khung tre xếp chồng lên nhau cho lươn có chỗ trú ẩn
Cách chọn giống và thả lươn nuôi trong bể xi măng
Bạn có hai nguồn giống lươn là bắt từ tự nhiên và mua con giống tại các cơ sở ương giống lươn. Để việc nuôi lươn trong bể xi măng đem lại hiệu quả cao, những con lươn giống nên có kích thước đều nhau, màu sắc sáng, không bị trầy xước, không bị tổn thương hay dị tật.
Ở miền Bắc, bạn có thể thả lươn để nuôi từ khoảng tháng 3 – 4 dương lịch và khoảng tháng 9 -10 ở miền Nam. Đây là thời gian lươn đẻ con.
Lươn con 10 ngày tuổi (khoảng 2 cm) có thể ăn lòng đỏ trứng gà nấu chín, tảo, giun xay nhuyễn. Mật độ nuôi khoảng 200 – 300 con/m2. Bạn có thể nuôi chúng trong các xô nhựa, bể nhỏ, bên trong treo các túm dây nilon để lươn con bám vào thở. Đến khi chúng được khoảng 20 – 30 ngày tuổi, bạn có thể chuyển ra nuôi ở bể đã chuẩn bị sẵn.
Lưu ý: Với quy trình nuôi lươn trong bể xi măng, bạn cần tắm cho lươn bằng nước muối 3% trước khi thả lươn vào bể từ 5 – 10 phút để sát trùng cho chúng và chọn ra những con khỏe mạnh.
Lúc này không nên nuôi với mật độ quá dày, bạn chỉ nên nuôi với mật độ từ 40 – 60 con/m2. Khi lươn lớn hơn, nuôi với mật độ tốt nhất là 20 – 25 con/m2.
Nếu lươn của bạn có nguồn giống từ tự nhiên, cần nuôi lươn trong bể thuần và phân chia trước để kích thước lươn trong bể nuôi thương phẩm đồng đều nhau. Mật độ lươn nuôi trong bể thuần là từ 3 – 5 Kg/m2, thay nước 1 – 2 lần/ngày, thời gian thuần kéo dài từ 5 – 7 ngày.
Cách chăm sóc và cho ăn lươn nuôi trong bể xi măng
Cách cho lươn ăn
-
Thức ăn chủ yếu của lươn là cá tạp, giun ốc, hến… Để cho lươn nuôi ăn, bạn nên xay nhỏ và hấp chín thức ăn và bổ sung thêm men tiêu hóa, vitamin C với liều lượng 4 – 5 g/1kg thức ăn để giúp lươn khỏe mạnh và phát triển tốt.
-
Trong 7 – 10 ngày nuôi đầu tiên, bạn chỉ cho lươn ăn 1 bữa vào buổi tối. Sau đó, tập cho lươn ăn sớm dần. Khi lươn đã ăn khỏe hơn, cho ăn 2 lần mỗi ngày. Lượng thức ăn mỗi ngày bằng 5 – 7 % trọng lượng của đàn.
-
Với lươn giống cỡ nhỏ ( khoảng 1.500 con/kg) bạn nuôi với mật độ 1.000 – 1.500 con/m2. Thức ăn là cá tạp xay nhỏ trộn với 20% thức ăn viên có độ đạm trên 35%.
-
Sau 3 tháng , lươn đạt khối lượng 50 – 70 con/kg. Lúc này có thể nuôi với mật độ cao hơn nuôi lươn thịt, với mật độ rất cao, 200 – 300 con/m2. Thức ăn là cá tạp (mè, trôi) nấu chín, định lượng 3-5% khối lượng lươn, ngày cho ăn 1 lần lúc chiều tối (18-19h). Mỗi ngày thay nước một lần (chú ý nước luôn sạch).
-
Sau 6-7 tháng, lươn đạt khối lượng 0,2 – 0,3 kg/con (đạt giá trị thương phầm) là có thể bán ra thị trường. Năng suất đạt 40-60 kg/m2 bể.
-
Khi cho ăn, nên tập cho lươn ăn vào giờ cố định, rắc thức ăn lên một tấm sàng tre (kích thước 0,8 x 1 m) nhẵn hoặc sàng lưới đặt trên giá thể.
Khi nuôi lươn trong bể xi măng, cứ 30 ngày cần chọn lọc và tách những con nhỏ hơn ra khỏi đàn để nuôi riêng, chỉ để những con có kích thước đồng đều để đạt hiệu quả kinh tế lớn nhất. Điều này còn làm giảm được hiện tượng lươn ăn thịt lẫn nhau.
Thường xuyên theo dõi tình trạng của đàn lươn để kịp thời xử lý các con bị chết, phát hiện con bị bệnh và có cách giải quyết sớm, tránh tạo ra dịch bệnh trong cả đàn.
Mỗi lần cho lươn ăn, bạn cần theo dõi sức ăn của đàn lươn để điều chỉnh cho lần sau cũng như khả năng bắt mồi của lươn cũng như tình trạng sức khỏe của chúng.
Để xay nghiền các loại thức ăn cho lươn, bà con có thể sử dụng máy băm nghiền đa năng 3A hoặc Máy xay cua, ốc, cá 3A3Kw.
Cách phòng bệnh cho lươn nuôi trong bể xi măng
Lươn khá mẫn cảm với môi trường nước trong bể nuôi. Khá nhiều bệnh ở lươn là do môi trường bị ô nhiễm và bị nhiễm khuẩn từ nước. Bởi vậy, ta có thể phòng bệnh cho lươn với một số cách như sau:
-
Chọn giống khỏe mạnh, kích thước đồng đều, không bị trầy xước và dị tật.
-
Trước khi thả lươn vào bể nuôi, phải tắm lươn bằng nước muối 3%, thời gian 15-20 phút để phòng bệnh.
-
Bể nuôi phải được xử lý đúng quy trình trước khi thả lươn.
-
Trong khoảng 2 tháng đầu, cần thay 100% nước trong bể nuôi định kỳ sau 1 – 2 ngày.
-
Từ tháng thứ 2, bạn cần thường xuyên theo dõi tình trạng bể để thay nước một cách hợp lý (có thể thay đến 100%) và vệ sinh sạch thức ăn thừa, chất thải, cặn bã trong bể nuôi.
-
Nguồn nước để nuôi lươn trong bể xi măng phải sạch, đủ oxy, được diệt khuẩn cẩn thận để loại bỏ trứng ký sinh trùng (nếu có).
-
Theo dõi đàn lươn, nếu thấy con nào bị trầy xước hoặc có dấu hiệu bị bệnh (bơi ngóc đầu lên mặt nước, ăn ít…) cần lập tức tách khỏi đàn, tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp kịp thời.
-
Dùng thuốc tím (KMnO4) hoặc một số chế phẩm sinh học dùng riêng cho thủy sản nước ngọt định kỳ sau 10 – 15 ngày với liều lượng 2 – 3 g/m3 nước tạt đều khắp bể để phòng bệnh cho lươn.
-
Đảm bảo nhiệt độ nước luôn ổn định ở 23 – 27 độ C để tránh làm lươn bị sốc.
Một số bệnh thường gặp và cách điều trị cho lươn nuôi trong bể xi măng
Bệnh sốt nóng
– Nguyên nhân căn bệnh: Lươn thường bị bệnh sốt nóng khi nuôi với mật độ quá dày, hàm lượng oxy giảm.
– Dấu hiệu nhận biết: Lươn trong bể xao động, hay cuộn chặt lại thành một đám, độ nhớt và nhiệt độ trong nước tăng lên rõ rệt. Đặc biệt, đầu lươn bị sưng phồng và chết hàng loạt.
– Cách phòng trị: Ngay khi có dấu hiệu của bệnh sốt nóng, người nuôi cần lập tức giảm mật độ nuôi bằng cách san bớt sang bể khác, thay nước mới cho bể. Có thể dùng dung dịch Sunphat đồng 0,07% với liều lượng 0,5 – 0,7g/m3 nước. 24 giờ sau tiến hành thay nước.
Bệnh lở loét
– Nguyên nhân: Bệnh này thường do ký sinh trùng gây ra. Lươn dễ bị bệnh này khi bị trầy xước, ký sinh trùng sẽ bám vào vết thương và sinh trưởng.
– Dấu hiệu nhận biết: Trên thân mình lươn xuất hiện nhiều vết tròn hay bầu dục, toàn thân bị lở loét, thậm chí bị rụng đuôi. Lươn bị bệnh thường gặp khó khăn khi bơi, hay ngoi lên khỏi mặt nước. Bệnh thường xuất hiện vào khoảng tháng 5 – tháng 9.
– Cách phòng trị : Sát trùng bể nuôi đúng cách bằng vôi trước khi thả lươn. Con lươn giống cũng phải được tắm nước muối để diệt khuẩn trước khi thả nuôi trong bể. Trong mùa hay xuất hiện bệnh, cần kết hợp hòa tan 2 – 3 g thuốc tím/m3 nước hoặc dùng 1 – 1,5g Iodine/m3 nước và tạt đều khắp bể.
Bệnh tuyến trùng
– Nguyên nhân: Do ký sinh trùng đường ruột của lươn gây ra viêm ruột sưng đỏ.
– Dấu hiệu bệnh: Nếu số lượng ký sinh trùng nhiều, hậu môn lươn sẽ bị sưng đỏ, lươn yếu và chết dần.
– Cách phòng trị: Dùng thuốc tím 2 – 3g/m3 hoặc Iodine 1 – 1,5g/m3 hoàn tan với nước tạt đều khắp bể nuôi.
Cách thu hoạch lươn nuôi trong bể xi măng
– Sau thời gian nuôi từ 3 – 5 tháng lươn đạt kích cỡ thương phẩm thì tiến hành thu hoạch. Trước khi thu cho lươn nhịn ăn 1 ngày.
– Khi bắt lươn, dùng vợt xúc nhẹ nhàng tránh làm lươn bị trầy xước. Thả lươn vào thùng xốp để vận chuyển.
– Sau khi thu hoạch, cần tiến hành vệ sinh sạch bể nuôi để chuẩn bị cho lứa tiếp theo.
Hi vọng với những chia sẻ về cách nuôi lươn trong bể xi măng mà công ty Cổ phần đầu tư Tuấn Tú giới thiệu trên đây sẽ giúp bạn thành công ngoài sức mong đợi.
Chúc bà con có thể áp dụng mô hình một cách hiệu quả, thu được nguồn lợi nhuận cao. Cám ơn sự theo dõi của bà con và các bạn!