TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 183988

  TRỒNG TRỌT

  KỸ THUẬT TRỒNG DỪA XIÊM XANH
27/04/2020

KỸ THUẬT TRỒNG DỪA XIÊM XANH

 

 

1. Kỹ thuật chọn giống: 

Khâu chọn giống là quan trọng nhất, phải đúng giống, cây mẹ có gen tốt, không nhiễm sâu bệnh, không bị treo trái, kích cỡ trái phải phù hợp nhu cầu thị trường.

Các bước chọn giống:

* Chọn cây mẹ:

– Trong vườn chỉ có duy nhất dừa xiêm xanh, không có các giống dừa khác.

– Cây phát triển thẳng, sẹo lá dày, gốc không phình to, không có đoạn nhỏ do phát triển không đều.

– Mỗi quày phải có ít nhất 10 trái, không có trái điếc. Đít trái nhọn hoặc bầu tùy giống (nhọn có núm là dừa xiêm núm, bầu gọi là dừa xiêm bầu), cả 2 giống đều tốt.

* Kỹ thuật chọn trái làm giống:

– Trái phải ít nhất 11 tháng, không được dùng trái rụng.

– Lựa trái nặng bằng cách bỏ xuống nước nếu trái nổi lên 1/3 là dùng làm giống được. Trái không bị sẹo, khuyết, …

– Khi đã chọn được trái tốt thì mang ươm, chọn những trái nảy mầm sớm, loại bỏ trái lên cây con cong queo, khi tách lá phải có hình dạng giống đuôi cá, màu xanh đậm, không sâu bệnh, đặc biệt là bệnh do nấm (thối đọt) phải loại ngay.

– Loại bỏ tất cả những cây lá có màu lá không đúng giống như đỏ, vàng,…, trái nảy mầm quá muộn (03 tháng trở lên).

– Khi cây cao khoảng từ 0,4 đến 0,6 mét thì mang trồng.

2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

*Chọn đất:

Cây dừa phát triển tốt nhất trên đất phù sa, đất cát pha, có nhiều hữu cơ và đặc biệt đất có hàm lượng kali dồi dào, tầng canh tác ít nhất là 0,5 mét trở lên.

*Làm đất:

– Đối với đất ruộng: Trước khi lên liếp trồng dừa, bà con dùng lớp đất mặt ruộng đắp mô trồng với kích thước đường kính mô nhỏ nhất 1m, chiều cao thì cao hơn triều cường cao nhất 0,5m trở lên. Sau đó lên liếp hoặc trồng dừa xen lúa khoảng 2 năm, sau đó bắt đầu lên liếp.

– Đối với đất vườn lâu năm: Cũng tiến hành lên liếp sao cho cao hơn mực nước lũ 0.5 m trở lên.

– Đối với đất miền Đông Nam Bộ: ngược lại là bà con phải đào hố với kích thước 0,6 m x 0,6 m x 0,4 m nhằm tiết kiệm nước cho cây hấp thu.

*Khoảng cách trồng:

Khoảng cách tốt nhất là 5m x 6m và trồng theo kiểu nanh sấu.

* Bón lót: Trước trồng 15-20 ngày bón lót mỗi mô: phân hữu cơ khoảng 20-30 kg + 100g super lân + 200gram kali, trộn đều và lấp kín lại bằng mặt mô.

* Đặt cây con: Đào hố tương đương với kích cỡ của trái dừa giống;đặt dừa giống xuống, lấp đất lại cho bít trái là vừa, nếu cây giống cao thì cắm cây buột cố định tránh gió lung lay để mau bén rễ. Nếu đặt trái quá sâu cây sẽ chậm phát triển, cũng không nên đặt trái quá cạn, tức là lấp đất không bít trái thì sau này gốc cây sẽ phình to. Nếu giống ươm ngoài đất, khi bứng cây cần cắt toàn bộ rễ cho sát trái, để kích thích tạo bộ rễ mới nhanh hơn, nếu để nguyên rễ cũ thì phải mất một thời gian để bộ rễ cũ thối đi, sau đó rễ mới bắt đầu phát triển; thời gian này kéo dài ít nhất 20-30 ngày. Và rễ cũ thối đi là môi trường thuận lợi cho các loại nấm bệnh tấn công rễ non vừa phát triển.

Kỹ thuật chăm sóc:

*Thời kỳ kiến thiết cơ bản (cây từ 1-3 năm tuổi)

Nên tủ rơm cho cây con để giữ ẩm, tưới nước thường xuyên cho đủ ẩm rễ mới mau phát triển. Năm đầu có thể bón phân 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, mỗi cây khoảng 250 gram phân NPK hoặc dùng các loại phân tưới tưới vào gốc sẽ hiệu quả hơn.

Theo dõi nếu thấy bọ cánh cứng phải phun thuốc.

Từ năm thứ 2, mỗi năm nên đắp thêm đất vào mô để tạo điều kiện cho rễ phát triển. Phân bón cũng có thể sử dụng NPK vào đầu và cuối mùa mưa. Mỗi lần khoảng 350g và cũng có thể dùng phân tưới. Năm thứ 3 tăng lượng phân lên khoảng 500g cho mỗi lần bón.

Cây dừa được 26-28 tháng sẽ cho hoa đầu tiên.

* Thời kỳ kinh doanh:

Hàng năm nên bồi bùn cho cây 1 lần vào đầu mùa nắng, nên bón phân hữu cơ cho cây khoảng 30 /gốc.

Bón phân: công thức phân cho dừa theo tỷ lệ Ure – Super Lân – Kali Clorua: 0,8kg-1.5kg-1,5kg/cây/năm và được chia làm 2 lần bón trong năm, đầu và cuối mùa mưa, hoặc có thể chia làm 6 lần bón sẽ hiệu quả hơn và ít treo trái hơn

Chú ý: mùa nắng nên tưới nước đầy đủ cho cây, khoảng 2-3 ngày tưới một lần.

Dừa khoảng 4-6 tuổi, mỗi năm vệ sinh cây cây từ 1-2 lần.

 

chttps://greencare.vn/
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu