Kỹ thuật nuôi ếch đơn giản tại nhà – nhanh cho thu hoạch
Nuôi ếch không khó như bạn nghĩ nhưng để có được hiệu quả kinh tế thì cần đòi hỏi môi trường sống của chúng đảm bảo và bạn chọn được giống tốt,…. Riêng loài này thì chỉ cần nuôi thời gian ngắn đã có thu hoạch rồi đấy!
Kỹ thuật nuôi ếch
1. Cần chuẩn bị gì trước khi nuôi ếch
1.1 Môi trường nuôi ếch
– Ao nuôi ếch cần đảm bảo độ rộng đủ để ếch sinh trưởng. Diện tích từ 50 – 300 m2 trở lên, độ sâu ao 0,5- 1 m. Lưới rào quanh ao phải cách ao từ 1 đến 1.5m. Với ao nuôi bạn cần chủ động quá trình cấp và tháo nước.
– Tháo hết nước và bắt hết cả nhỏ, vét bùn đáy áo để loại bỏ chất thải.
– Bón vôi bột khử trùng với liều lượng là 7 – 10kg/100 m2. Tiếp tục phơi ao từ 2 đến 4 ngày mới tiến hành cấp nước vào ao.
Một số điểm cần lưu ý trong quá trình cải tạo ao nuôi: Ao nuôi phải đảm bảo không nhiễm phèn hoặc mức độ nhiễm phèn thấp. Chất lượng nước phải tót, chủ động được nguồn nước, nước không bị nhiễm độc từ bên ngoài vào. Phải có lưới che xung quanh và trên ao. Hạn chế anh sáng chiếu trực tiếp vào ao.
Môi trường nuôi ếch đa dạng
Giai cần có kích thước 6 – 50 m 2, và có đáy treo trong ao (2×3, 4×5, 5x10m). Chiều cao dao động từ 1 đến 1,2m. Bạn cũng cần cải tạo giai như ao nuôi vì giai được đặt trong ao.
Vật liệu: Giai cần được làm từ tre hay những thanh gỗ, lưới mùng hay lưới nilon. Để tránh ếch bị chim rắn tha thì bạn cần có nắp đậy hoặc lưới che nhé
Diệ tishc trung bình của bể đạt 6 – 30 m2 (2×3, 2×5, 3×5, 4×6, 5x6m), độ cao đủ đẻ ếch không ngảy ra ngoài được (1,2 – 1,5m). Đáy bể nên xây hơi nghiên để có thể dễ dàng thay nước, tháo nước.
Bạn nên sử dụng lưới nilon để che bể. Vừa tránh được ánh sáng trực tiếp lại vừa làm tăng nhiệt độ của bể. Bạn cũng không nên che mát hoàn toàn bể nuôi nhé! Hơn nữa, bạn nên khống chế mực nước trong ao sao cho đủ để ngập 1/2 đến 2/3 thân ếch là được rồi. Vào thời điểm nắng trưa thì bạn nên thường xuyên phun nước tưới cho ếch.
Cách xử lý bể nước mới xây: Sau khi bơm nước vào đầy ể thì bạn dùng thuốc tím 5g/m3 cho vào để để khử nước xi măng. Sau 15 đến 20 ngày thì bạn bắt đầu tháo hết nước và đánh rửa lại bể cho sạch sẽ. Rồi lại tiếp tục bơm nước cao chừng 40 đến 50cm vào bể. Dùng muối ăn với tỷ lệ 20 – 30g/1m2 nước. Sau 2 ngày thì lại tháo hết nước này đi và cho nước sạch vào. Lúc này mới thả ếch giống vào nuôi.
Vệ sinh ao nuôi trước khi thả ếch
1.2 Giá thể trong môi trường nuôi ếch
Trong nuôi ếch thì bạn cần chuẩn bị một số giá thể khác như: lục bình, bèo, tấm nhựa, tấm nilon đục lỗ,…
Việc này giúp ếch mau chóng tìm được chỗ trú ẩn và thức ăn trong môi trường mới và không khiến chúng nhảy len bờ kếm thức ăn. Diện tích các giá thể không được vượt quá 1/3 – 1/2 hệ thống nuôi ếch.
1.3 Chọn giống ếch trước khi thả
– Chọn những con to khỏe, kích cỡ đều nhau.
– Chọn những con hoạt động nhanh nhẹn, hoạt bát.
– Màu sắc phải tươi sáng và sắc nét.
– Không có dị tật, dị hình.
Trước thả giống thì bạn cần quan sát ngày nào trời mát chừng dưới 30 độ thì mới thả. Ếch giống khi được mang đi thả cần được vận chuyển bằng sọt tre, rổ tre (có lót nilon) hoặc thùng, túi, vải có 1 ít bèo và rong.
2. Kỹ thuật nuôi ếch cho hiệu quả kinh tế cao
Bà con có thể nuôi ếch trong ruộng lúa
2.1 Thả ếch xuống môi trường nuôi
Ếch trước khi thả cần được tắm nước muối 3% trong vòng từ 1 đến 2 phút. Trước khi thả bạn đừng quên giai đoạn thuần nhiệt cho ếch nhé! Đầu tiên bạn đặt túi ếch xuống ao chừng 20p rồi mới cho nước từ từ vào và thả ra ao. Bạn cũng nên chú ý thả ở đầu gió.
Mật độ thả: Đối với ếch giống thì kích cỡ vào chừng 100 đến 200 con/kg.
Tháng thứ 1: Bạn nuôi ếch ở các ao đất với mật độ 60 – 80 con/m2; Nếu nuôi trong giai, lồng hay bè thì mật độ là 150 – 200 con/m2. Còn khi nuôi trong bể xi măng thì mật độ là 150 – 200 con/m2.
Tháng thứ 2: Bạn chỉ giữ tầm 100 – 150 con/m2.
Tháng thứ 3: Giảm xuống còn 80 – 100 con/m2
Sử dụng lồng nuôi ếch
2.2 Thức ăn cho ếch
Lượng thức ăn không cố định. Bạn cần điều chỉnh sao cho lượng thức ăn phù hợp với sức ăn của ếch.L
Bạn có thể áp dụng bảng sau để cho ếch ăn nhé!
-
7 – 10% trọng lượng thân (ếch 3 – 30g)
-
5 – 7% trọng lượng thân (ếch 30 – 150g)
-
3 – 5% trọng lượng thân (ếch trên 150g)
Số lần cho ăn cũng cần được chú ý:
– Ếch (3 – 100g): Cho ăn 3 – 4 lần/ngày. Vào khoảng thời gian chiều, tối thì bạn cho ăn nhiều hơn 1 chút.
– Ếch trên 100g: Cho ăn còn 2 – 3 lần/ngày.
Riêng đối với giống này thì chiều tối và ban đêm ăn nhiều hơn ban ngày (lượng thức ăn cần gấp từ 2 đến 3 lần so với ban ngày). Và bạn cũng cần định kỳ bổ sung vitamin C và men tiêu hóa để ếch tiêu hóa tố thức ăn nhé!
Thức ăn tươi: Ếch có thể tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn như giun, tôm, tép, châu chấu, cào cào,… Ngoài ra ếch cũng ăn được cách loại như cám gạo, cám ngô, bột ngũ cốn trộn với thức ăn tươi.
Thức ăn khô:Tại Việt Nam thì chưa có thức ăn riêng dành cho ếch. Do đó bạn có thể dùng thức ăn cho cá da trơn hay cá rô để cho ếch ăn cũng được. Bạn nên chọn các thương hiệu nổi tiếng được nhiều người tin dùng như: PROCONCO, CARGILL, BLUE STAR, UNIPRESIDENT, C.P, LÁI THIÊU… Đối với thức ăn viên nổi có kích cỡ và hàm lượng đạm cần điều chỉnh theo kích cỡ hay tuổi của ếch cho phù hợp. Lượng protein trong thức ăn dao động từ 22 – 35 % (37 %).
Thường xuyên kiểm tra ếch để sớm phát hiện bệnh nếu có
2.3 Lưu ý trong quá trình nuôi ếch
– Sau khi nuôi được 7 ngày đến 10 ngày thì bạn cần kiểm tra xem con nào phát triển vượt đàn thì tách ra nuôi riêng để tránh tình trạng ăn lẫn nhau. Khi ếch đạt đến cân nặng từ 50 đến 60gr thì sự ăn lẫn nhau sẽ giảm.
– Nước cung cấp cho cả hệ thống cần đảm bảo sạch, không lẫn chất độc.
– Với ếch nuôi thì mỗi ngày cần tắm ít nhất 2 lần
– Nước trong ao nuôi cần được đảm bảo từ 0.2 đến 0.5m. Bạn không nên để sâu quá vì nước sẽ bị ngột. mà để ít quá thì sẽ tăng nhiệt độ hồ nuôi.
– Mức ph của nước nên dao động từ 6 – 9 . Nhất định không được vượt quá 11 hay nhỏ hơn 4 vì sẽ khiến ếch bị chết.
– Nồng độ Ammonia (NH3): không vượt quá 0,02 mg/L.
Điểm đặc biệt lưu ý
-
Bạn cần chú ý sau khi tám và vệ sinh hệ thống ếch sạch xong rồi mới cho chúng ăn.
-
Nếu thời tiết ấm thì ếch ăn nhiều. Bạn cần chú ý để căn chỉnh lượng thức ăn.
-
Nếu có thay đổi thức ăn thì phải thay đổi từ từ ở giữa các giai đoạn. Không nên thay đổi đột ngột.
Kỹ thuật nuôi ếch không quá phức tạp
2.4 Phòng ngừa bệnh cho ếch
Nếu môi trường sinh sống bị ô nhiễm như nước bẩn hay thức ăn thừa bị thối rữa,… thì ếch sẽ bị bệnh ngoài da. Sau đó nặng hơn thì sẽ bị nhiễm trùng. Ếch sẽ bị trướng bụng, hoặc trên da lở loét, lười ăn. Sau vài ngày thì chết.
Bạn cần chú ý thay nước từ 5 đến 7 ngày 1 lần. Khu vực nuôi ếch cần được giữ sạch sẽ. Sau mỗi lần thu hoạch ếch và thả ếch mới cần được khử trùng như: Virkon; Oxidan-tca; Han-Iodine; Benkocid… Bạn cần thường xuyên thay đổi thuốc để tránh vi trùng nhờn thuốc.
Nếu gặp con nào chết thì cần loại bỏ ra khỏi khu vực nuôi. Bạn cũng cần tránh tiếng động, tiếng ồn to làm ếch giật mình và bỏ ăn. Bạn cũng cần đề phòng chuột, rắn trong khu vực nuôi ếch.
Thu hoạch ếch đồng
2.5 Thu hoạch ếch
Chỉ sau 3 đến 4.5 tháng thì ếch đạ đạt trọng lượng từ 6 đến 7 con 1 kg rồi đối với ếch đồng. Và đối với ếch Trung Quốc hoặc ếch Thái thì chỉ sau 2 đến 3 tháng đã đạt trọng lượng từ 6 đến 7 con 1 kg rồi đó!
Trước khi thu hoạch thì bạn cần cho ếch dừng ăn trước 1 ngày. Bạn cần thu hoạch ếch vào lúc trời mát hoặc tắm cho ếch trước khi thu hoạch. Ếch thịt khi vận chuyển cần được để trong dụng cụ lớn và thiết ké nhiều tầng để không chồng hay đè lên nhau đồng thời giữ được độ ẩm bão hòa.