TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Năm, 21/11/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 183905

  THUỶ SẢN

  CÁCH NUÔI TÔM HÙM – BẬT MÍ KỸ THUẬT NUÔI TÔM HÙM CÁC LOẠI CHI TIẾT NHẤT
29/10/2020

CÁCH NUÔI TÔM HÙM – BẬT MÍ KỸ THUẬT NUÔI TÔM HÙM CÁC LOẠI CHI TIẾT NHẤT

Tôm hùm là một trong những loại tôm có kích thước lớn, cho thịt thơm ngon, giàu dinh dưỡng và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách nuôi tôm hùm thì loài thủy sản này rất dễ nhiễm bệnh, gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và chất lượng. Nhằm giúp bà con nắm bắt được những kiến thức cơ bản để nuôi trồng loại thủy, hải sản này đúng phương pháp, khomay3a.com xin chia sẻ trọn bộ kỹ thuật nuôi tôm hùm chi tiết nhất. Mời bà con tham khảo. 

Đặc điểm sinh học của tôm hùm

Tôm hùm có tổng số 11 loài tất cả. Tại Việt Nam, có 7 loài tôm hùm được nuôi bao gồm: tôm hùm bông, tôm hùm xanh, tôm hùm đỏ, tôm hùm ma, tôm hùm mốc, tôm hùm sỏi và tôm hùm vằn. Trong đó, 3 loài đầu được nuôi nhiều nhất ở nước ta.

Giống tôm này được tập trung nuôi tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, từ Khánh Hòa tới Bình Thuận, nơi có độ mặn dao động từ 3 – 3,6%, nhiệt độ môi trường dao động từ 25 – 32 độ C.

Mặc dù là loài ăn tạp, nhưng thức ăn chủ yếu trong tự nhiên của chúng là các loài động vật nhỏ hơn như: giáp xác nhỏ, cầu gai, nhuyễn thể, cua, cá, tôm nhỏ… Một số loài thực vật làm thức ăn cho tôm hùm có thể kể đến: rong, rêu… Tôm hùm hoạt động về đêm, chuyên săn mồi từ đêm tới rạng sáng. Nhu cầu dinh dưỡng trong từng giai đoạn phát triển của tôm khác nhau, độ tuổi càng bé nhu cầu dinh dưỡng càng cao để đáp ứng tốc độ tăng trưởng mạnh. Trước khi lột xác từ 2 – 4 ngày, tôm hùm ăn rất khỏe để tích trữ năng lượng. Sau khi lột xác, chúng sẽ giảm lượng ăn lại.

Tốc độ phát triển của tôm hùm tương tự như các loài giáp xác khác, phụ thuộc vào quá trình lột xác. Lột xác càng nhiều thì tốc độ tăng trưởng càng diễn ra mạnh mẽ, bởi sau khi lột xác, kích cỡ và trọng lượng của con tôm tăng lên đáng kể. Tôm còn nhỏ lột xác liên tục và thưa dần khi lớn lên. Tốc độ tăng trưởng của tôm hùm chậm hơn rất nhiều so với các loài giáp xác khác.

Chuẩn bị môi trường nuôi tôm hùm

Tại Việt Nam thường áp dụng mô hình nuôi tôm hùm trong bể hoặc trong lồng bè là chủ yếu. Do vậy, bài viết dưới đây tập trung chia sẻ tới bà con các bước chuẩn bị môi trường nuôi theo 2 mô hình kể trên.

Chuẩn bị nuôi tôm hùm trong lồng bè

Một trong những tiêu chí quan trọng khi nuôi trong lồng bè chính là lựa chọn địa điểm đặt lồng nuôi. Nơi thích hợp nhất cần thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí sau:

  • Độ mặn ổn định trong mức 3 – 3,6%. Không bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Nhiệt độ ổn định, dao động trong mức 24 – 32 độ C.
  • Nguồn nước sạch, cách xa các cống xả thải bởi các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
  • Tốc độ gió thấp, độ sâu phù hợp, dễ dàng xây dựng và quản lý lồng nuôi. Khi thủy triều rút, mức nước tối thiểu cần đạt được là 2m. Dưới đáy là lớp cát, bùn hoặc cát bùn có lẫn san hô nhỏ hoặc vỏ động vật thân mềm.
  • Khu nuôi trồng cần đảm bảo dễ dàng di chuyển.

Bà con có thể sử dụng lồng kín hoặc lồng hở để nuôi tôm hùm đều được.

Lồng hở là lồng được cố định bằng các cọc gỗ cắm xuống đất. Nên làm lồng nuôi có kích thước như sau: 4 x 4 m hoặc 3 x 4 m hoặc 4 x 5 m, nên đặt lồng tại khu vực có độ sâu từ 2 – 5m khi thủy triều thấp nhất. Lồng được cố định bằng cọc cắm chắc xuống đất. Khung lồng làm bằng thép có rào lưới lồng có mắt lưới nhỏ, đảm bảo cho tôm không chui ra được. Trên mặt lồng đậy bằng lưới để tránh tôm búng ra ngoài. Vào mùa nóng, cần che mát cho lồng nuôi tôm hùm bằng các vật liệu như lá dừa, cót…

Lồng kín thường được sử dụng để nuôi tôm ở những vùng biển động, có độ sâu lớn. Kích thước lồng kín thường nhỏ hơn lồng hở: 3x2x2 m hoặc 3x3x2 m. Lồng kín không sử dụng cọc để cố định, nên dễ dàng di chuyển từ khu vực này sang khu vực khác và cần cố định bằng dây neo.

Ngoài ra, bà con chuẩn bị thêm lồng ương tôm giống theo kiểu lồng kín với kích thước 2x2x2 m và sử dụng 2 lớp lưới lồng với mắt lưới 2 – 3mm.

Chuẩn bị nuôi tôm hùm trong bể

Bà con có thể sử dụng bể xi măng hoặc bể nhựa để nuôi tôm hùm đều được. Đảm bảo diện tích bể nuôi khoảng 100 mét vuông. Nếu bể dạng tròn thì đường kính đạt 5,7m sâu 1,6m còn nếu dạng hình vuông thì mỗi cạnh dài 10m. Đảm bảo độ dốc của đáy là 5% và nghiêng về ống thoát nước. Lựa chọn ống thoát nước có Ø 114 và đặt giữa thành đáy bể.

Bể nuôi tôm hùm phải thiết kế thành hệ thống, có bể nuôi, bể lọc sinh học tuần hoàn và bể ly tâm. Bể lọc sinh học tuần hoàn thiết kế 4 ngăn hình chữ nhật. Ngăn thứ nhất có kích thước 1,5x5x1,6m. 3 ngăn còn lại bằng nhau có kích thước 1,5x5x0,8m. Bể ly tâm xây dạng tròn, đường kính 2m, sâu 1,6m.

Bơm nước biển có độ mặn thích hợp vào bể chứa, sử dụng Chlorine 30 – 40 ppm để tiêu diệt mầm bệnh và kết hợp sục khí trong 48 – 72 tiếng. Sau đó kiểm tra nồng độ clo dư. Nếu dư sử dụng thiosunphat để trung hòa. Bơm nước đã qua xử lý vào bể nuôi tôm hùm và giữ cho mức nước ổn định ở mức 1,4m. Lắp 2 máy bơm nước ở bể chứa nước qua bể lọc tuần hoàn.

Chọn giống và thả nuôi tôm hùm

Nên lựa chọn mua giống gần khu vực nuôi trồng nhất để tránh di chuyển và nhốt tôm quá lâu, khiến tôm giống trở nên yếu. Bà con có thể nhận biết ra tôm bị nhốt lâu thông qua các biểu hiện như: đuôi tôm bị phồng và tổn thương; màu sắc và các bộ phận phụ chuyển sẫm màu, cỏ không bóng láng, tôm trở nên yếu ớt và không linh hoạt.

Lựa chọn các con tôm giống có hình dáng cân đối, đầy đủ các bộ phận, cơ thể nguyên vẹn, không bị xước xát. Tôm có màu sắc sáng bóng tự nhiên và khỏe mạnh, di chuyển linh hoạt, không bị bệnh. Tránh lựa chọn các con tôm có màu sắc nhợt nhạt, bơi lội chậm và trông yếu ớt, hoặc không chọn con tôm bị lỏng đầu do nhiệt độ nước quá cao hoặc độ mặn không đạt yêu cầu.

Lựa chọn con giống có kích thước đều nhau và cùng giới tính để nuôi trong một lồng. Tùy vào điều kiện kinh tế và kinh nghiệm chăn nuôi, bà con có thể lựa chọn con giống với mật độ thả nuôi như sau:

                Kích cỡ tôm (g/con)              

              Mật độ thả nuôi (con/lồng)            

< 1,5

30 – 40

1,5 – 4

25 – 30

4 – 10

15 – 20

10 – 50

10 – 15

50 – 200

7 – 10

>200

3 – 5

 

Bà con có thể sử dụng phương pháp vận chuyển nước hoặc vận chuyển khô để đưa tôm hùm giống từ trại giống tới khu vực nuôi trồng. Bằng cách kiểm soát nhiệt độ ở mức 22 – 25 độ C, sử dụng đá lạnh. Sau khi tôm giống được đưa tới khu vực chăn nuôi thì nâng từ từ nhiệt độ lên cho tới khi gần chạm nhiệt độ của môi trường nuôi rồi cho vào các bao, đặt vào lồng từ 30 – 60 phút để tôm hồi phục bình thường mới thả ra.

Giống tôm hùm dồi dào trong khoảng từ tháng 8 – 12 hàng năm nên bắt đầu thả nuôi vào thời điểm này là hợp lý nhất.

Cách nuôi tôm hùm

Thức ăn cho tôm hùm

Hiện nay, bà con nông dân thường sử dụng thức ăn tươi sống để nuôi tôm hùm như: các loài giáp xác kích cỡ nhỏ (tôm, cua, ghẹ…), động vật thân mềm (sò lông, sò đá, ốc bươu vàng…), vẹm xanh và các loài cá tạp. Trong đó, giáp xác là nguồn cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho con tôm. Mặc dù vậy, bà con nên kết hợp các loại thức ăn tươi sống theo tỉ lệ nhất định để tôm ăn theo công thức: giáp xác/động vật thân mềm/cá tạp: 1/1/2 tôm sẽ đạt tốc độ sinh trưởng cao hơn. Tôm còn bé, cần nghiền nhỏ thức ăn tươi sống bằng máy băm nghiền đa năng để vừa khoang miệng của tôm.

Cho tôm ăn 2 – 3 lần/ngày với lượng bằng khoảng 15 – 20% trọng lượng tôm. Nên chia lượng thức ăn vào buổi chiều tối bằng 2/3 lượng thức ăn cả ngày. Đảm bảo thức ăn của tôm hùm phải tươi sống, không bị ôi thiu. Cho ăn từ từ từng chút một, ăn hết mới cho tiếp. Nếu sau 1- 2 tiếng khi ăn mà vẫn còn thừa thức ăn phải vớt hết lên bờ, tránh làm ô nhiễm môi trường nuôi. Trước 4 – 5 ngày lột xác, tôm sẽ ăn rất khỏe. Sau khi lột xác, tôm ăn giảm đi, do vậy, bà con chú ý điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp

Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi tôm hùm

Tôm lột xác phụ thuộc rất lớn vào chu kì con nước và thường lột xác vào cuối kì con nước lớn. Bà con chú ý điều này để điều chỉnh lượng thức ăn.

Hàng ngày cần phải kiểm tra và theo dõi kĩ tình trạng sức khỏe và hoạt động của tôm. Từ đó điều chỉnh lượng thức ăn sao cho hợp lý. Đảm bảo không cho tôm ăn thức ăn thừa. Vệ sinh định kì lồng hoặc bể nuôi, tránh để rong rêu, hà bám vào lồng, tạo sự lưu thông tốt cho nước. Nếu thấy đáy xuất hiện màu nâu và sinh vật đáy chủ yếu là nhuyễn thể là tốt, tạo nguồn thức ăn tự nhiên cho con tôm. Nếu đáy xuất hiện màu đen,mùi khó chịu do giun nhiều tơ thì phải tiến hành xử lý kịp thời.

Trong trường hợp nuôi trong bể, cần định kì 15 ngày thay nước 1 lần. Mỗi lần thay 50 – 70% lượng nước.  Sau 2 – 3 tháng thay toàn bộ nước, vệ sinh bể và cấp nước mới.

Một số bệnh thường gặp trên tôm hùm

Bệnh đóng rong

Do nước có độ trong cao, tôm ít hoạt động, ăn ít lâu lớn khiến chu kì lột xác kéo dài. Phòng bệnh bằng cách: che mát làm giảm độ trong của nước. Kết hợp cho ăn đủ chất, đủ lượng để tăng sức đề kháng cho tôm. Vệ sinh định kì lồng nuôi tôm sạch sẽ. Thả nuôi mật độ hợp lý và tạo môi trường nuôi thông thoáng.

Những con tôm mắc bệnh cần tắm từ 5 – 10 phút bằng dung dịch formol 100 – 200 ppm.

Bệnh đen mang, mòn đuôi và hoại tử các phần phụ

Nguyên nhân gây bệnh do nhiễm khuẩn bởi công tác vệ sinh kém, tôm ăn ít, suy giảm hệ miễn dịch. Phòng bệnh bằng cách: tạo môi trường nuôi sạch sẽ, thông thoáng và bổ sung đầy đủ thức ăn, chất dinh dưỡng. Kết hợp bổ sung vitamin C định kì với lượng 5 – 10g/kg thức ăn.

Tôm mắc bệnh cần tắm cho tôm bằng formol 100 – 200 ppm hoặc đồng sunfat 1 – 2 ppm từ 5 – 10 phút. Đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh như: N-300, Daitrim… trộn vào thức ăn liên tục từ 5 – 7 ngày với lượng 3 – 5g/kg thức ăn.

Bệnh lỏng đầu

Do độ mặn không đạt yêu cầu, thấp dưới 2,5% và kéo dài hoặc nhiệt độ cao > 31 độ C. Cần di chuyển lồng nuôi tới nơi có độ mặn ổn định và che mát cho tôm khi trời nắng.

Thu hoạch tôm hùm

Sau 12 – 15 tháng, thu tỉa những con tôm hùm đạt từ 1,2 kg/con trở lên nếu nuôi trong lồng bè. Và sau 18 – 20 tháng thu hoạch những con tôm đạt kích cỡ 0,7 – 1,3 kg/con nếu nuôi trong bể.

Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu cách nuôi tôm hùm chuẩn nhất. Để thu được hiệu quả kinh tế cao, bà con cần tuân thủ quy trình nuôi tôm hùm theo đúng hướng dẫn. Chúc bà con bội thu.

 

https://khomay3a.com/
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu