TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 19/5/2024
Thời sự trong tỉnhTổng quan về xã
Tin Khoa học Công nghệSản phẩmHoạt động UBND xãDịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 167249

  CHĂN NUÔI

  Kỹ thuật nuôi thỏ thịt cho hộ gia đình
15/04/2020

Hướng dẫn kỹ thuật nuôi thỏ thịt cho hộ gia đình

Nuôi thỏ thịt là mô hình kinh tế rất hiệu quả, được áp dụng phổ biến trên đất nước ta, rất nhiều hộ gia đình đã trở thành triệu phú nhờ nuôi thỏ. Nắm vững các phương pháp và kỹ thuật nuôi thỏ thịt sẽ giúp bà con dễ dàng và nhanh chóng thu hồi lại vốn, Dân Nuôi Trồng xin chia sẻ một vài kinh nghiệm sau đây.

1. Lựa chọn mô hình nuôi thỏ thịt

Lựa chọn mô hình nuôi thỏ nào là câu hỏi đầu tiên đặt ra khi bắt đầu có ý định nuôi thỏ. Hiện nay, có hai mô hình chính đó là mô hình nuôi thỏ thả vườn và mô hình nuôi thỏ trong nhà. Tùy vào điều kiện, không gian và môi trường, cũng như thời gian đầu tư chăm sóc thỏ mà bà con lựa chọn loại mô hình nuôi thỏ phù hợp.

Với những hộ gia đình có vườn rau rộng, hoặc gần bìa rừng, nuôi thỏ nuôi thỏ với mục đích tăng doanh thu gia đình, không phải nguồn kinh tế chính thì nên chọn mô hình nuôi thỏ thả vườn. Bà con có thể tận dụng được nguồn lợi từ môi trường, đỡ tốn công chăm sóc, không bỏ vốn nhiều để làm chuồng trại, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng thịt thỏ ngon, săn chắc.

Hộ gia đình nuôi thỏ thịt để làm giàu, có vốn đầu tư và có đủ khả năng chăm sóc cho thỏ thì nên chọn mô hình nuôi thỏ trong nhà. Với mô hình này, tuy bà con phải mất khá nhiều vốn làm chuồng thỏ nhưng cho lại năng suất, hiệu quả kinh tế cao, và dễ dàng mở rộng quy mô sản xuất.

Ở nước ta, mô hình được nhiều hộ gia đình ưu tiên lựa chọn là mô hình nuôi thỏ trong nhà. Dưới đây là một số kỹ thuật nuôi thỏ trong nhà bà con nên biết.

2. Làm chuồng cho thỏ

– Chuồng thỏ thường làm bằng tre, nứa, gỗ, hoặc sắt, trong đó, chuồng bằng sắt được lựa chọn nhiều nhất hiện nay.

– Chuồng nuôi thỏ cần đảm bảo kích thước phù hợp, cho thỏ hoạt động thoải mái, thông thoáng, sạch sẽ, dễ vệ sinh và dễ cho ăn. Thường thì mỗi chuồng, bà con nên nhốt chung từ 3-5 con hoặc nhiều hơn khi còn nhỏ, không nhốt mỗi chuồng 1 con vừa tốn diện tích, vừa hiệu quả thấp.

– Nên kê chuồng cách mặt đất từ 0.5m trở lên, để tiện lợi khi vệ sinh cho thỏ.

– Thiết kế chuồng thỏ cần đúng kỹ thuật, nên thiết kế cửa lồng ở trên để bạn chủ động hơn khi bắt thỏ không sợ nó chạy ra ngoài. Có hệ thống thoát nước thải và phân thỏ hợp lý, đảm bảo vệ sinh.

– Trang bị đầy đủ khay để thức ăn tinh, nước uống sạch sẽ, cho vài khúc gỗ vào lồng để thỏ mài răng.

– Vị trí xây chuồng cần đảm bảo thoáng mát, khô ráo mùa hè, tránh mưa lạnh và gió lùa vào mùa đông.

3. Thức ăn cho thỏ thịt

Nguồn thức ăn cho thỏ có hai loại, thức ăn tự nhiên và thức ăn tổng hợp

– Thức ăn tự nhiên: Tất cả các loại cỏ tự nhiên và cỏ dại đều là thức ăn của thỏ, các loại rau lang, rau muống, rau cải, lá chuối, lá mít, lá cây họ đậu, lá sắn,…Các loại củ quả bổ sung thêm như cà rốt, bí đỏ, su hào. Với thức ăn tự nhiên, cần đảm bảo rửa sạch và phơi ráo nước trước khi cho thỏ ăn, củ quả chỉ nên bổ sung ít tránh bị đầy hơi, trướng bụng.

Ngoài ra, thỏ cũng ăn rơm, cỏ khô, một số loại hạt.

– Thức ăn tổng hợp: Cám viêm chứa nhiều dưỡng chất, giúp thỏ tăng trọng, tuy nhiên cần liều lượng phù hợp với giai đoạn phát triển để đạt hiệu quả cao.

– Nước uống đảm bảo sạch sẽ, đầy đủ cho thỏ.

4. Kỹ thuật nuôi và chăm sóc thỏ thịt

Cách chọn giống:

Để nuôi thỏ thịt đạt năng suất cao thì chọn giống phải tốt, nên chọn giống thỏ tại các địa chỉ quen thuộc, thỏ từ nguồn gốc cha mẹ khỏe mạnh, gia phả không mắc bệnh truyền nhiễm.

Thỏ thịt làm giống phải khỏe mạnh, tinh nhanh, lưng phẳng, cơ đùi, mông đầy đặn, săn chắc, mắt mũi sáng sủa, tai và chân sạch sẽ, lông mềm mượt, răng đảm bảo bình thường.

Quy trình chăm sóc:

Nuôi thỏ thịt sinh trưởng từ 3-3,5 tháng là đủ tiêu chuẩn để lấy thịt, qua mỗi giai đoạn, cần có chế độ chăm sóc riêng để đạt hiệu quả năng suất cao.

– Giai đoạn 1: Từ 30-70 ngày tuổi.

Giai đoạn này, thỏ còn nhỏ nên có thể nuôi chung đực cái, thỏ vừa cai sữa và tập thích ứng với thức ăn hoàn toàn mới nên cần cho nó làm quen từ từ. Thức ăn cho thỏ là thức ăn thô xanh, các loại cỏ, lá cây, không nên cho ăn nhiều thức ăn tinh, củ quả. Phải đảm bảo thức ăn sạch sẽ tuyệt đối, vì hệ tiêu hóa thỏ giai đoạn này còn yếu, rất dễ bị tiêu chảy, nhiễm cầu trùng, e.coli,…

– Giai đoạn 2: Thỏ từ 70-100 ngày tuổi.

Giai đoạn này cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, đặc biệt là protein và viatmin, từ nguồn thức ăn đa dạng: lá cây, cỏ tự nhiên, rau củ quả, sắn, ngô, cám gạo,… để thỏ phát triển tế bào xương, cơ quan nội tạng toàn diện.

– Giai đoạn 3: Thỏ từ 100-120 ngày tuổi.

Giai đoạn vỗ béo cho thỏ, ngoài các loại thức ăn tự nhiên, thức ăn khô, tinh bột, cần bổ sung thức ăn tổng hợp (cám viên) đầy đủ, khoảng 1/9-1/10 lượng thức ăn thô xanh để tăng trọng nhanh và xuất chuồng.

5. Phòng và trị bệnh thường gặp

Thỏ là loài động vật rất dễ bị nhiễm bệnh, chính vì vậy, nuôi thỏ bà con nên chú ý từ vệ sinh chuồng trại, nguồn thực phẩm đảm bảo sạch sẽ và phòng trị bệnh kịp thời cho thỏ.

Đối với một số bệnh thông thường và gây thiệt hại lớn, có thể bùng nổ thành dịch, bà con nên tiêm vắc xin từ nhỏ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y. Quá trình chăm sóc cần kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời bệnh cho thỏ, cách ly với đàn, tránh lây nhiễm.

Hàng tháng, nên phun thuốc khử trùng định kỳ, hoặc rắc vôi khử trùng tiêu độc, đảm bảo môi trường luôn sạch, thoáng.

 

 

https://www.dannuoitrong.com/
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 871 137 - Fax: (064) 3 871 137
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu