Cho trẻ dưới 1 tuổi dùng kháng sinh để trị bệnh nhiễm trùng có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng thực phẩm khi trẻ lớn lên, theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ tại Học viện Dược khoa Nam Carolina, mới được công bố trên tạp chí Allergy, Asthma & Clinical Immunology.
Nhóm nghiên cứu đã khảo sát việc dùng kháng sinh từ lúc mới sinh đến khi tròn 1 tuổi ở 1.505 trẻ em dị ứng với ít nhất một loại thực phẩm được sinh ra trong khoảng từ năm 2007-2009, đối chiếu với 5.995 trẻ không bị dị ứng thực phẩm. Họ nhận thấy có tổng cộng 9.342 liều kháng sinh được kê toa cho trẻ dùng - hầu hết là penicillin, cephalosporin, macrolide và sulfonamide.
Những phân tích cho thấy nhóm trẻ được cho dùng kháng sinh trong 12 tháng đầu đời có nguy cơ bị dị ứng thực phẩm cao hơn 1,21 lần so với trẻ không được trị liệu bằng kháng sinh.
Đáng lưu ý hơn, trẻ dùng 3 loại kháng sinh thì nguy cơ nêu trên tăng thêm 1,31 lần, 4 loại kháng sinh thì tăng thêm 1,43 lần và 5 loại hoặc hơn thì tăng thêm 1,64 lần.
Cephalosporin và sulfonamide bị phát hiện liên quan đến nguy cơ dị ứng thực phẩm cao nhất. Nhóm nghiên cứu khuyến cáo thầy thuốc hết sức thận trọng khi kê toa thuốc kháng sinh cho trẻ nhỏ.
Trước đây, đã có nghiên cứu cho thấy dùng kháng sinh sớm làm thay đổi vi khuẩn ở ruột khiến trẻ dễ nhạy cảm với thực phẩm.
- Phát triển doanh thu từ vé số truyền thống. (06/06/2017)
- Khai mạc hè năm 2017 (05/06/2017)
- 140 học sinh tham gia "Học kỳ trong quân đội" năm 2017 (05/06/2017)
- Nghị lực làm giàu của người thương binh nặng. (02/06/2017)
- Tập huấn phòng chống bệnh tai xanh trên heo (02/06/2017)
- Tập huấn tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội năm 2017. (01/06/2017)
- Hưởng ứng ngày thế giới không thuốc lá (31-5): Đẩy mạnh tư vấn, hỗ trợ người dân bỏ thuốc lá (31/05/2017)
- Các địa phương tổ chức Khai mạc hè và phát động "Tháng hành động vì trẻ em" năm 2017. (31/05/2017)
- Khởi động "Tiếp sức mùa thi 2017" (31/05/2017)
- Cần giải pháp toàn diện chống xói lở bờ biển. (31/05/2017)