4 hành động mẹ tưởng tốt nhưng lại dễ khiến bé lớn lên chân ngắn, cong queo
14/05/2018

Để con sở hữu đôi chân dài và cao lớn trong tương lai mẹ nên chú ý những điều dưới đây.

Ngoài những lo lắng về sức khỏe của trẻ thì các bà mẹ còn có nỗi lo khác đó là làm sao để bé có đôi chân thẳng, đẹp, không cong hay mắc các dị tật khi lớn lên.

Thực tế cho thấy, trẻ có chiều cao vượt trội hay không là nhờ vào gen di truyền của bố hoặc mẹ. Bên cạnh đó, việc bổ sung dưỡng chất cũng vô cùng cần thiết để trẻ phát triển toàn diện cả thể chất và trí tuệ đặc biệt là cải thiện chiều cao đáng kể.

Những sai lầm khiến trẻ chẳng thể có đôi chân dài như ý

1. Nắn chỉnh chân tay từ sớm

Các bậc phụ huynh quá lo lắng khi thấy chân, tay của con bị cong mà không hề biết xương trẻ sơ sinh chưa thể định hình ngay sau sinh.

Nắn chỉnh chân tay quá sớm trẻ gặp khó khăn khi vận động, khung xương bị hạn chế phát triển. (Ảnh minh họa)

Một số người nghe lời đồn đưa con tới trung tâm thẩm mỹ hoặc tự quấn bằng khăn để con có đôi chân dài thẳng khi lớn. Tuy nhiên cách làm này khiến trẻ thêm phần khó chịu vì không thoải mái vận động, khung xương bị hạn chế phát triển.

Nếu quấn khăn và nắn chỉnh trong thời gian dài phần xương đùi và khớp đầu gối dễ bị biến dạng, hai chân có xu hướng dính nhau. Chưa kể tới những ngày hè nóng bức, trẻ quấn khăn sẽ đổ mồ hôi nhiều dẫn tới cảm lạnh.

Theo chuyên gia, dị tật chân vòng kiềng, chân vẹo... thường gặp ở trẻ song những hiện tượng này có thể hết sau 3 tuổi, chân trẻ sẽ trở về hình dáng bình thường.

2. Để trẻ ngồi hình chữ W

Thấy con ngồi với tư thế chân xòe ra ngoài hay còn gọi là kiểu chữ W trong thời gian dài mẹ cho rằng con thoải mái nên không có biện pháp điều chỉnh kịp thời. Thói quen này không những không có lợi sức khỏe mà còn khiến trẻ khó sở hữu đôi chân dài.

Mẹ nên điều chỉnh tư thế ngồi đúng để không gây hại tới sự phát triển của trẻ. (Ảnh minh họa)

Tại bệnh viện Nhi khoa Hoa Kỳ, các bác sĩ đưa ra khuyến cáo trẻ ngồi lâu với tư thế W dễ mắc dị tật như cong vẹo xương sống, xương đùi… thậm chí là trật khớp hông.

Vì vậy, khi thấy con ngồi với tư thế sai lệch mẹ nên điều chỉnh ngay lập tức bằng cách hướng dẫn nhẹ nhàng hoặc làm mẫu kiểu ngồi đúng như: Ngồi khoanh hai chân vào trong, ngồi duỗi thẳng hai chân về phía trước, ngồi hình chữ V…

3. Hạn chế vận động

Giữ bé trong nhà, ít vận động cũng là sai lầm ảnh hưởng tới sức khỏe và vấn đề cải thiện chiều cao ở trẻ nhỏ. (Ảnh minh họa)

Ngày nay khi các bậc phụ huynh bận rộn, ít có thời gian dành cho con, họ thường mua những món đồ chơi để con tự chơi ở nhà thay vì cho bé ra ngoài. Thói quen này cực có hại mà không phải ai cũng biết.

Thứ nhất, trẻ không năng động

Nghiên cứu chỉ ra rằng đi bộ, chạy nhảy giúp làm “trơn” các khớp và hệ thống xương toàn cơ thể. Thường xuyên vận động giúp kích thích cơ thể tiết ra hormone tăng trưởng cải thiện chiều cao.

Thứ hai, nguy cơ bị còi xương

Ánh sáng mặt trời có thể đẩy nhanh quá trình tổng hợp vitamin D, trao đổi canxi và phốt-pho trong máu. Thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển của bé, ngăn ngừa bệnh thiếu máu và còi xương.

4. Lạm dụng thuốc bổ tăng chiều cao

Bổ sung canxi đúng mức độ sẽ mang lại lợi ích nhưng nếu uống quá nhiều làm tăng nguy cơ bị táo bón, tăng canxi trong máu và thận bị vôi hóa. Thậm chí nhiều loại thuốc khiến hormone tăng trưởng quá mức không phù hợp với lứa tuổi và từng giai đoạn phát triển.


Số lượt đọc: 4062 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác