Theo quan điểm của triệu phú Mỹ, tiết kiệm khôn ngoan là tuân theo tỷ lệ nhất định và biết cân nhắc giá trị giữa thời gian và tiền bạc.
Bạn không cần phải từ bỏ cuộc sống quen thuộc và như một người ăn xin để tiết kiệm thành công, triệu phú USD tự thân kiêm chuyên gia tài chính cá nhân Ramit Sethi khẳng định với CNBC Make It.
"Ở khắp mọi nơi, bạn nghe người ta nói về những thứ không nên tiêu tiền: không sữa nóng, không quần jean, không nghỉ mát", Sethi nói đó là cách không khôn ngoan.
Mặc dù chi phí cho những thú vui sẽ cộng dồn thành con số lớn theo thời gian nhưng việc từ bỏ tất cả chúng để tiết kiệm thực ra cũng rất khó thực hiện. Hiếm ai có thể nói "không" với mọi thứ tốn tiền. Các chuyên gia tài chính cá nhân nói rằng, nếu bạn quá hà khắc với bản thân thì hậu quả là có lúc bạn chi tiêu mất kiểm soát nhất thời để giải tỏa tâm lý. Ngược lại, nếu cho phép bản thân đôi khi nói "có", bạn tạo được sự cân bằng trong tâm lý chi tiêu. Điều này cũng tương tự như những người cố ăn kiêng để giảm cân một cách khổ sở. Khi chịu không nổi, họ lại ăn nhiều hơn và thất bại.
Ramit Sethi và vợ Cassandra trong ngày cưới. Ảnh: Ramit Sethi
"Một ngày nào đó, khi bạn 2.000 tuổi, bạn có thể thấy tuyệt vời vì tiết kiệm đã nhiều nhưng ai muốn sống như vậy? Cuộc sống không phải là chuỗi ngày của cắt giảm", Sethi nói. Trong quyển sách của mình mang tên "I Will Teach You to be Rich", vị triệu phú nói rằng tiết kiệm tột đỉnh không đáng giá.
Theo chiến lược của Ramit Sethi, bạn nên tự động bỏ một phần tiền kiếm được hàng tháng vào tiết kiệm và đầu tư, nhằm theo dõi các mục tiêu tài chính dài hạn. Đồng thời, sau khi bạn trả các khoản chi phí khác, hãy sử dụng bất kỳ khoản tiền nào còn lại để mang lại hạnh phúc.
"Giảm số lượng mục tiêu tiết kiệm, chỉ chọn những mặt hàng quan trọng mà thôi. Bạn không cần phải lo lắng về việc mua thêm tách cà phê hay chi 20 USD cho một đôi giày", Sethi gợi ý.
Cụ thể hơn, quy tắc đầu tiên của triệu phú là dùng 5 đến 10 % thu nhập để tiết kiệm và thêm 10% để đầu tư. Thực tế, cắt giảm 15-20% thu nhập mỗi tháng vốn đã không phải con số nhỏ. Do đó, nếu xoay sở tất cả chi phí với số tiền còn lại mà vẫn dư thì cứ dùng số tiền dư theo sở thích.
Thứ hai, mỗi lần rút tiền tiết kiệm hay đầu tư, hãy tự thưởng cho bản thân để có trải nghiệm thư giãn xứng đáng.
Thứ ba, hãy cân nhắc giá trị giữa tiền bạc và thời gian của bạn, xem cái nào quý giá hơn. Ví dụ, Sethi có thói quen mua rau củ cắt gọt sẵn tại cửa hàng tạp hóa. "Khi còn nhỏ, mẹ tôi nghĩ đó là việc lãng phí tiền bạc. Nhưng bây giờ tôi thấy nó là cách dùng tiền tuyệt vời, bởi nó mua lại thời gian của tôi", anh nói.
Do đó, nên ưu tiên dành thời gian cho những thứ quan trọng với bản thân chứ không phải phí thời gian để có những sản phẩm, dịch vụ rẻ nhất có thể. Thuê một người dắt chó đi bộ, đặt tour du lịch qua đại lý hay thậm chí là mua vé bay hạng nhất cũng tốt trong nhiều trường hợp. Nếu bạn cân đối hợp lý, sự sang trọng có thể mang lại giá trị thực chứ không phải xa hoa, đặc biệt nếu bạn vốn thiếu thốn thời gian.
- Khởi tố đối tượng thực hiện 2 vụ cướp giật tài sản. (10/12/2020)
- Các bộ trưởng Eurozone nhất trí về cải cách Cơ chế Bình ổn châu Âu. (02/12/2020)
- Hơn 50.000 sinh viên ở TP. HCM nghỉ học vì nam tiếp viên và giáo viên tiếng Anh nhiễm COVID-19. (02/12/2020)
- Dừng kế hoạch tổ chức 33 chuyến bay đưa người Việt về nước (02/12/2020)
- Đẩy mạnh về nêu gương, chỉnh đốn Đảng. (02/12/2020)
- Bắt giam đại gia cho vay nặng lãi. (01/12/2020)
- TƯ VẤN TUYỂN SINH 2021: Ngành học lý tưởng chỉ hình thành từ sự đam mê. (01/12/2020)
- Phiên chợ chứa chan tình người. (01/12/2020)
- Thi tuyển 304 vị trí lãnh đạo, quản lý. (01/12/2020)
- Khách hàng đăng ký đấu giá 111% khối lượng LPG do KDK chào bán. (01/12/2020)