Nhiều nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra rằng trẻ em có trí tuệ xã hội - tình cảm tốt, lớn lên có sức khỏe thể chất và tinh thần tốt hơn, có kết quả tốt hơn về giáo dục, việc làm và ít có khả năng phạm tội hoặc chịu ảnh hưởng tiêu cực hơn. Và điều này thường được hình thành, được đặt nền móng trong những năm đầu đời.
Chuyên gia tâm lý Lê Thị Lan Phương, Giám đốc Công ty tư vấn và trị liệu tâm lý Châu Á - ASIA MCC trao đổi, tư vấn cho học sinh cấp I,II của huyện Côn Đảo.
Giúp trẻ phát triển khả năng phục hồi tâm lý là rất quan trọng. Nói một cách đơn giản, là khả năng “vượt” khi gặp khó khăn, nghịch cảnh. Khả năng phục hồi tâm lý có thể được phát triển bất cứ lúc nào, nhưng sẽ tốt hơn ở độ tuổi còn nhỏ, khi mà não bộ dễ thích nghi. Người viết bài này đã chứng kiến những đứa trẻ phải chịu những mất mát lớn, mồ côi cha mẹ, bị tai nạn và bị cắt cụt tứ chi. Nhưng với sự kiên cường và sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình, trẻ đã vượt qua và tiếp tục sống tốt. Chúng không để nghịch cảnh, khuyết tật hay mất mát hạ gục mình.
Vậy thì cha mẹ và các nhà giáo dục có thể giúp gì để xây dựng những điều này ở trẻ em?
Các nhà giáo dục là những người “chăm sóc” và tương tác nhiều nhất với trẻ ngoài cha mẹ trong những năm đầu đời. Các nhà giáo dục có thể giúp xác định sớm những trẻ có nguy cơ, triệu chứng ban đầu của các tình trạng như rối loạn tăng động giảm chú ý hoặc các vấn đề lo lắng... Họ cũng có thể giúp trẻ xác định, hiểu và thể hiện cảm xúc (tốt và xấu). Điều này cũng có thể giúp trẻ xây dựng tình bạn và các mối quan hệ tốt hơn.
Cha mẹ cũng có thể giúp xác định và giải thích những cảm xúc này cho trẻ. Ví dụ, mỗi tối, cha mẹ ngồi quây quần với con để nói về cảm xúc của mọi người và những điều tốt và xấu xảy ra trong ngày. Sau đó, yêu cầu con nói cho họ biết chúng cảm thấy như thế nào và những gì đã trải qua trong tâm trí chúng khi chúng trải qua những cảm xúc đó, đặc biệt là những cảm giác “tồi tệ”. Sau khi trẻ bày tỏ cảm xúc của mình, cha mẹ hãy dạy trẻ cách quản lý cảm xúc “tồi tệ” bằng cách “Gọi tên cảm xúc”. Đa phần trẻ có thể cảm thấy khó nói hoặc nói không rõ ràng về một số cảm xúc. Cha mẹ phải hết sứ lắng nghe và thấu hiểu, để giúp trẻ gọi tên cảm giác của mình. Ví dụ, nếu con thất vọng vì không đạt được thứ gì đó hoặc gặp khó khăn ở trường, ta nói với con rằng đây là “sự thất vọng”... Và trong tương lai khi trải qua một điều gì đó tương tự, trẻ sẽ biết nhận biết cảm xúc của bản thân và biết sẽ phải làm gì. Giúp trẻ “Xác định cảm xúc (mới) của mình”. Nó thường xuất hiện khi trẻ trải nghiệm những điều mới hoặc khi trẻ khám phá môi trường chung quanh. Hãy cho trẻ nói về những cảm xúc này một cách an toàn với người lớn như cha mẹ và nhà giáo dục.
Cùng với các nhà giáo dục, cha mẹ có thể giúp tạo điều kiện cho tình bạn và sự tương tác tốt hơn giữa các trẻ em với nhau. Những cách đơn giản như để trẻ rủ một bạn cùng khác lớp giúp trẻ hoàn thành nhiệm vụ hoặc giao cho trẻ gọi một bạn khác làm tiếp việc mình đang làm, có thể giúp chúng tương tác với nhau tốt hơn. Đối với những trẻ có xu hướng trở nên hách dịch. Hãy dạy chúng chú ý hơn đến giọng điệu của mình. Ví dụ, thay vì trẻ ra lệnh cho một người bạn rửa tay, người lớn có thể dạy trẻ nhẹ nhàng khuyến khích bạn mình rửa tay, hãy nói với trẻ rằng mục đích cuối cùng là chúng ta cùng rửa tay sạch sẽ để phòng bệnh.
Các nhà giáo dục và cha mẹ cũng có thể đóng góp một phần trong việc quản lý những cảm xúc tiêu cực và sự thất vọng của trẻ. Những lúc trẻ tức giận, chúng trải qua những cảm xúc khó khăn mà có thể chúng không biết cách thể hiện đúng cách, có thể khiến trẻ trở nên hung dữ hoặc bạo lực. Những lúc như vậy, hãy giúp trẻ bình tĩnh lại bằng cách đưa trẻ đến một nơi yên tĩnh hơn và bảo trẻ hít thở sâu. Cha mẹ cũng có thể giúp trẻ hình dung về một nơi hạnh phúc, một nơi êm đềm và bình yên. Yêu cầu trẻ nhắm mắt lại, suy nghĩ về địa điểm và thực hiện các bài tập thở sâu cùng với trẻ.
Đối với các nhà giáo dục, có thể kết hợp việc học cảm xúc xã hội vào các hoạt động bài học bằng cách sử dụng kịch và đóng vai để đưa ra các quan điểm khác nhau hoặc thu hút trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm nhỏ để dạy chúng tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và tính kiên nhẫn. Họ cũng có thể sử dụng các câu chuyện và bài hát để hướng dẫn trẻ em. Những bài học quý giá được dạy ở trường nên được nhân rộng ở nhà. Là cha mẹ, chúng ta phải có ý thức dạy con mình tương tác tốt với người lớn và trẻ nhỏ. Chúng ta có thể đưa trẻ vào quá trình học tập để giúp trẻ phát triển các giá trị như sự đồng cảm. Cha mẹ và con cái cần dành nhiều thời gian hơn cho nhau, đây là cơ hội lớn để họ phát triển mối quan hệ của mình.
Trí tuệ cảm xúc xã hội là gì? Nó được định nghĩa là khả năng phát triển của trẻ để hình thành các mối quan hệ chặt chẽ, an toàn và có ý nghĩa, nơi trẻ không chỉ biết những cảm xúc mà chúng đang trải qua mà còn biết cách điều chỉnh và thể hiện cảm xúc của mình một cách tốt đẹp.
Tương tác không chỉ là làm bài tập về nhà hoặc chuẩn bị cho bài tập mà còn là chơi và dành thời gian chất lượng cho nhau. Giúp trẻ hình dung những nơi hạnh phúc, bình yên, thực hành các kỹ thuật tự làm dịu bản thân, để trẻ có thể trở nên mạnh mẽ và kiên cường hơn sau những thời điểm khó khăn và thử thách mà trẻ gặp sau này trong cuộc sống.
- KHU VỰC ĐƯỜNG VÀO DỰ ÁN TỔ HỢP HÓA DẦU MIỀN NAM: Cả dãy quán ăn, cà phê mọc lên không phép (23/11/2020)
- GIẢI VÔ ĐỊCH VÕ CỔ TRUYỀN TOÀN QUỐC NĂM 2020: BR-VT đứng thứ 7 toàn đoàn. (20/11/2020)
- Cảnh báo nạn trộm gia tăng. (19/11/2020)
- GIẢI BÓNG BÀN CÁC CÂU LẠC BỘ TOÀN QUỐC NĂM 2020: Hơn 320 VĐV tranh tài. (17/11/2020)
- Hải Anh chuyển sang làm công tác huấn luyện. (17/11/2020)
- Tạo không gian học "mở" với mô hình giáo dục thông minh. (13/11/2020)
- Phát 230 suất học bổng cho học sinh nghèo. (13/11/2020)
- Viết email cũng cần "nghệ thuật". (13/11/2020)
- Nét duyên của phụ nữ Bắc. (13/11/2020)
- Mâu thuẫn trong lúc đánh bài tại đám tang, 1 người bị đâm tử vong. (12/11/2020)