TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 29/3/2024
Tổng quan về xãTin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND xã
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 189955

  TIN HOẠT ĐỘNG-KHCN

  Dấu chân phủ kín xã, phường
21/06/2019

Ăn bờ, ngủ bụi

Đã chọn nghề báo là phải chấp nhận đi, ăn bờ, ngủ bụi. Mà muốn len lỏi mọi ngõ ngách ở nông thôn thì phải đi xe máy mới cơ động được, thậm chí là phải biết đi xuồng ba lá, biết lội, biết qua cầu tre lắc lẻo, gập gềnh. Đi không chỉ để lấy tư liệu mà mỗi chuyến đi là một lần trải nghiệm, tích lũy thêm vốn sống cho bản thân.

Những cái tin, bài viết mà phóng viên không đi thực tế, không gặp được người trong cuộc, người có trách nhiệm… là bạn đọc sẽ nhận ra ngay. Vì nó thiếu hơi thở của cuộc sống. Còn nhớ cách đây mấy năm, một cơ quan báo lớn nọ đưa cái tin rất "hot": “Bố chồng dan díu với con dâu nhưng không may cho cả hai, khi bị đi dính chặt vào nhau, người nhà phải trùm mền đưa vào bệnh viện nhờ giải cứu”. Tin có dẫn nguồn lời vị giáo sư, bác sỹ nọ, có địa chỉ hẳn hoi.

Ngay sau đó, hàng loạt tờ báo ăn theo. Thậm chí có phóng viên còn mở đầu bài viết với những dẫn chứng không thể thật hơn. “Khi chúng tôi đến nơi tìm hiểu sự việc, bà con trong xóm… còn chưa hết xôn xao, bàn tán. Rồi bà A., ông B. cho biết thêm…”.

Và cũng liền sau đó, cơ quan quản lý báo chí đã ra quyết định xử phạt hơn chục tờ báo về vụ này, vì đưa tin sai sự thật, còn nhà báo thì bị rút thẻ, treo bút. Lúc này, bạn đọc mới vỡ lẽ đó chỉ là câu chuyện phiếm được kể tại bàn nhậu và nhà báo có mặt ở đó đã ghi âm lại. Kể lại sự việc trên để thấy cái tại hại của những bài báo “được viết ra từ phòng lạnh” và là một bài học để đời cho những nhà báo không đi mà vẫn viết.

Hơn mười năm tôi làm phóng viên thường trú tại Kiên Giang, có thể tự hào là dấu chân mình đã in đậm ở nông thôn, từ vùng sâu, vùng xa, cho đến biên giới, hải đảo. Dịp tết vừa rồi, tôi đã vượt gần 250km đường biển để đến với Thổ Chu, xã đảo xa xôi cách trở nhất của tỉnh Kiên Giang, phủ kín dấu chân ở tất cả 145 xã, phường, thị trấn của tỉnh.

Có rất nhiều lý do khiến tôi xách ba lô đi. Đi để cảm nhận niềm vui trúng mùa được giá của bà con nông dân. Đi để ghi nhận sự đổi thay của bộ mặt nông thôn mới. Đi để chia sẻ với nông dân về những khốc liệt của thiên tai mưa bão, hạn hán, biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Đi điều tra theo đơn thư bạn đọc về một vụ lừa đảo nhắm vào nông dân; vụ vật tư phân, thuốc giả, giống kém chất lượng dẫn đến thất mùa...

Có những chuyến đi về đầy ắp tư liệu, đầy tính thời sự, ngòi bút cứ tuân trào. Có những chuyến đi rồi trăn trở mãi, chẳng thể xác định ai đúng, ai sai, như “cuộc chiến tranh chấp mặn - ngọt giữa cây lúa và con tôm”.

Canh tác kiểu da beo, ruộng lúa, vuông tôm của hai hộ nông dân sát nhau thì ai cũng bị thiệt hại. Thiếu nước mặn thì tôm nuôi không phát triển nhưng đưa mặn vào thì thấm qua lúa chết. Nông dân với nhau cả, ai cũng vì cuộc sống mưu sinh, cũng thất một vụ mùa là nghèo đói, trắng tay, lấy gì mà đền bù.

Cũng có chuyến đi rồi trở thành xứ giả của “hòa bình”. Năm đó, một doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đưa giống lúa lai về bán cho nông dân canh tác trên nền đất nuôi tôm ở vùng U Minh Thượng. Trên bao giống chỉ hướng dẫn cách gieo sạ, trong khi tập quán nông dân ở đây là gieo cấy bằng giống lúa mùa dài ngày. Họ tỉa mạ trên bờ nhưng năm đó ít mưa, đến khi nhổ xuống cấy được thì đã gần tháng rưỡi, cây lúa đã đứng cái. Thế là, cây mạ vừa ôm đòng vừa đẻ nhánh. Cuối vụ, ruộng lúa trổ chín bất thường, phân thành mấy tầng, thất mùa.

Nông dân đổ lỗi cho doanh nghiệp bán giống kém chất lượng đòi bồi thường. Còn doanh nghiệp thì cho rằng nông dân canh tác không theo quy trình hướng dẫn, họ chỉ hỗ trợ một phần chứ không bồi thường. Bên nào cũng căng, ngành nông nghiệp làm việc, hòa giải mấy lần chưa xong.

Thế rồi, cả doanh nghiệp và nông dân đều gọi điện cho nhà báo nhờ can thiệp. Trở thành người ở giữa bất đắc dĩ, tôi đề xuất phía doanh nghiệp hỗ trợ một phần kinh phí để nông dân trang trải cuộc sống và toàn bộ lúa giống cho vụ sau, cử cán bộ kỹ thuật hướng dẫn canh tác. Thế là hai bên đồng ý, vụ sau lại trúng mùa, doanh nghiệp và nông dân lại gắn kết bền chặt.

Cũng có chuyến đi thành kỷ niệm nhớ đời. Thời chưa có phong trào xây dựng nông thôn mới, ở Đồng bằng sông Cửu Long cầu khỉ rất nhiều. Lần đó, tôi xuống huyện An Minh, tỉnh Kiên Giang để viết về mô hình chuyển đổi lúa - tôm hiệu quả.

Để gặp được nông dân thì phải qua cây cầu khỉ bắc sơ xài bằng vài cây tre, tay vịn chỉ là cây trúc nhỏ. Khi đi đến giữa thì cầu lắc lư như đưa võng, thế là lọt bùm xuống sông. Tôi biết bơi nên không chết đuối nhưng trong ba lô nào là laptop, máy ảnh, máy ghi âm, điện thoại di động… Ngâm nước mặn thế là xong. Cộng hết lại cũng lên đến vài chục triệu đồng, phải mất cả năm tích lũy mới mua sắm lại được.  

Đi Trường Sa

Đầu tháng 5 vừa rồi tôi nhận quyết định cùng đoàn công tác số 11 đi thăm, động viên cán bộ, chiến sỹ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa và Nhà dàn DK1. Đây là chuyến công tác xa nhất, đi lâu nhất và dài ngày nhất trong cuộc đời làm báo của tôi.

Nhìn trên bản đồ, hải trình như một hình tam giác ngược, xuất phát từ cảng quốc tế Cam Ranh (Khánh Hòa), đi qua các đảo chìm, đảo nổi và nhà dàn, với tổng chiều dài gần 2.000km. Chuyến đi vào những ngày thời tiết đẹp, ít sóng gió, đi trên con tàu lớn và hiện đại KN 490. Thế nhưng, đêm đầu tiên trên biển nhiều người vẫn không ngủ được, không phải ai cũng say sóng, mà cứ lâng lâng một cảm giác rất khó tả.

 

 

Báo Nông Ngiệp
In trang Quay lại Lên trên

  
TIN NÓNG
    xã Cù Bị với công tác phòng dịch cúm gia cầm
    Nuôi bò bền vững
   
    Nguy cơ thiếu nguồn cung đẩy thị trường nông sản khởi sắc
    Đồng Tháp: Nuôi lươn mang lại hiệu quả kinh tế cao
    Hội nghị tổng kết hoạt động hội năm 2014, kỷ niệm 20 năm thành lập hội và hội nghị thi đua yêu nước tuổi cao gương sáng.
    hội nghị tổng kết công tác cải cách hành chính năm 2014 và kế hoạch thực hiện năm 2015
   
    BND xã Cù Bị đã tổ chức tặng quà cho các đối tượng chính sách và hộ gia đình nghèo trên địa bàn xã Tết Ất Mùi 2015
    UBND xã Cù Bị đã tổ chức họp mặt đầu xuân Ất Mùi 2015
   
   
   
   
    15 Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã Cù Bị đã tổ chức Đại hội
    Bản tin đại hội đảng bộ xã Cù Bị lần thứ IV, nhiệm kỳ 2015 -2020
    Hàng Việt về nông thôn tại xã Cù Bị
    Lễ phát động chiến dịch diệt lăng quăng phòng chống bệnh sốt xuất huyết đợt I năm
    Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em và lễ khai mạc hè năm 2015
    Họp mặt nhằm kỷ niệm 74 năm ngày truyền Thống người cao tuổi Việt Nam (6/6/1941 - 6/6/2015)
    Hội thi tiếng hát sơn ca xã Cù Bị lần II năm 2015
    Văn nghệ chào mừng Đại hội Đảng bộ Huyện Châu Đức lần thứ V, nhiệm kỳ 2015 2020
   
    Ngày 14/10/2015, UBND xã Cù Bị đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã Cù Bị giai đoạn 2011-2015.
    Lễ kỷ niệm 33 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
   
   
   
   
    Công tác tuyên truyền, giáo dục Hội viên phụ nữ thực hiện công tác 4 giảm
   
   
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Cù Bị, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (064) 3 987 190 - Fax: (84.064) 3 987 880
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu