|
Dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu hàng đầu Việt Nam, với tỷ lệ 16% trong tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước. Mỹ, Canada, Úc, Nhật, cũng là các nước thành viên TPP, là thị trường xuất khẩu chủ yếu của sản phẩm này. Vì vậy, việc TPP được ký kết sẽ giúp gia tăng sức cạnh tranh của hàng dệt may khi vào các thị trường nói trên.
Tuy nhiên, điều kiện đầu tiên để hàng dệt may được vào thẳng thị trường các nước thành viên TPP với thuế suất bằng 0 là phải chứng minh được quy tắc xuất xứ nguyên liệu sản xuất nội địa. Trong khi đó, ngành dệt may Việt Nam hiện vẫn phải nhập đến một nửa nguyên liệu cấu thành sản phẩm. Không chỉ thế, ngành cũng chủ yếu làm hàng gia công.
Ông Nguyễn Văn Quý, Phó Giám đốc Công ty CP May xuất khẩu Vũng Tàu cho biết: “Hiện có tới 85% doanh nghiệp dệt may Việt đang làm gia công và chúng tôi cũng là một trong những đơn vị đó. Trong khi gần đây, nhiều doanh nghiệp dệt may của Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông đã đầu tư hàng tỷ USD vào Việt Nam xây nhà máy sợi, dệt, nhuộm để đón đầu cơ hội từ TPP. Những doanh nghiệp này đều sản xuất khép kín từ việc tạo nguồn nguyên liệu đến khâu thành phẩm cuối cùng để xuất khẩu, nên họ sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích.”
Tại tỉnh BR-VT, hiện có gần 12 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực may mặc. Trong số đó, hơn 80% doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu (như sợi, hóa chất - chất trợ nhuộm, nhuộm in hoa và hoàn tất vải - các khâu có giá trị gia tăng cao) từ Trung Quốc. Nguyên nhân là do việc sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho ngành may mặc trên địa bàn tỉnh chỉ tập trung ở công đoạn giá trị gia tăng thấp như cúc, xốp, đệm bông, nhựa cài, chăn ga, gối đệm, chỉ dây, khóa keo, băng chun, băng dính…
Rõ ràng, để tận dụng lợi thế từ TPP, doanh nghiệp dệt may của tỉnh cần tăng cường liên kết với các công ty trong nước, nhằm tạo thành chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất.
Bà Bùi Thị Dung, Giám đốc Sở Công thương BR-VT cho hay: “Khi Việt Nam gia nhập TPP, chúng tôi đã nhận diện rõ những thuận lợi khó khăn của các doanh nghiệp dệt may trong tỉnh. Do đó, chúng tôi đã có biện pháp hỗ trợ các doanh nghiệp tiếp cận vốn để mở rộng sản xuất, liên kết với nhau để thúc đẩy phát triển sản xuất. Đặc biệt, chúng tôi sẽ tổ chức cho các doanh nghiệp của tỉnh tiếp cận với các đơn vị cung cấp nguyên liệu dệt may trong cả nước để sẵn sàng hợp tác từ khâu nguyên liệu đến sản xuất thành phẩm.”
Theo các chuyên gia kinh tế, cùng với sự hỗ trợ của nhà nước, bản thân doanh nghiệp phải biết bám sát lộ trình và các quy định về mở cửa thị trường theo Hiệp định TPP nhằm xây dựng kế hoạch đầu tư, sản xuất hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng được cơ hội tham gia chuỗi cung ứng trong khu vực; phải biết đón đầu các yêu cầu của phát triển và hội nhập mà có sự chuẩn bị đúng hướng, đúng tầm khi bước vào sân chơi lớn TPP.
- Thường trực HĐND thị trấn tổ chức kỳ họp thứ Tám, khóa XI, nhiệm kỳ 2016 – 2021. (04/07/2019)
- Giải đua xe đạp Truyền hình Bình Dương mở rộng Cúp Tôn Đại Thiên Lộc lần thứ V (chặng 5) tặng quà cho trẻ em nghèo hiếu học. (11/09/2018)
- Sinh hoạt Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội thị trấn 06 tháng đầu năm 2018. (06/08/2018)
- Thị trấn Đất Đỏ và xã Phước Long Thọ tổ chức Hội thi cắm hoa và chưng mâm quả năm 2018. (31/07/2018)
- Tổ chức lễ kỷ niệm 71 năm ngày thương binh liệt sỹ (27/7/1947-27/7/2018) và kỷ niệm 48 năm ngày hy sinh của AHLLVTND-LS Nguyễn Thị Đẹp (26/7/1970-26/7/2018). (31/07/2018)
- Hội nghị giao ban cụm II về an ninh trật tự quí I năm 2018. (17/05/2018)
- Tổ chức lễ bàn giao nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo. (10/05/2018)
- Tặng quà người khuyết tật thị trấn Đất Đỏ. (10/05/2018)
- Tổ chức lễ họp mặt kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2018) và kỷ niệm 45 năm ngày hy sinh của AHLLVTND-LS Nguyễn Thị Hoa (30/4/1973 - 30/4/2018). (09/05/2018)
- Tổ chức khai mạc các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2018), 132 năm ngày Quốc tế lao động 1/5. (23/04/2018)