Triệu chứng: Các lá thứ 3 từ nõn hay lá đòng, đều bị vàng đỏ phần nửa chóp rồi đến tận phần tai, thời kỳ cây lúa đang bước vào phân hóa đòng đến thấp tho trỗ bông. Mới đầu từng khóm, chòm rồi lây lan cả ruộng; số ruộng còn đang phân hóa đòng thì tốc độ chậm hơn. Theo dõi ở các thời điểm sáng sớm, đang trưa và chiều tối của 2 ngày liên tục thấy các mô tế bào ở phần lá bị vàng đỏ không có biểu hiện trương sũng đẫy nước mà đều khô sác như nhau. Tập trung ở những ruộng không chủ động được nước tưới, bị mất nấm, bón thừa đạm hoặc bón lai rai; những giống bị nặng là Bắc thơm 7, T10, RVT, KM18.... Nguyên nhân: Do công tác chăm bón và tưới dưỡng chưa đảm bảo và kịp thời. Trong khi thời tiết có nhiều diễn biến bất thường, biên độ nhiệt ngày đêm cao, độ ẩm không khí thấp, một ngày đêm có nhiều hình thái nhiệt mà khả năng chống chịu của từng giống thì có hạn. Biện pháp khắc phục: Bà con nông dân cần kịp thời bơm dẫn nước vào ruộng và duy trì ở mực từ 2 - 3cm nhằm điều hòa thân nhiệt, sức khỏe, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất và dinh dưỡng của cây lúa. Tiếp tục điều tra phát hiện rầy nâu, rầy lưng trắng, sâu cuốn lá nhỏ, các bệnh do vi khuẩn, bệnh đen lép hạt, đạo ôn cổ bông và phun trừ khi đến ngưỡng theo quy định của cơ quan chuyên ngành từng địa phương.
- Bắt bệnh, bồi bổ sức khỏe cho đất (04/11/2020)
- Dịch bệnh cây trồng, nguy cơ từ suy thoái đất (04/11/2020)
- Kỹ thuật bảo quản lúa gạo Japonica luôn thơm ngon (04/11/2020)
- Kỹ thuật bảo quản lúa gạo Japonica luôn thơm ngon (04/11/2020)
- Chăm sóc vườn cây trong điều kiện thời tiết bất lợi (04/11/2020)
- Biến rơm rạ thành 'vàng' (04/11/2020)
- Sản phẩm OCOP gạo sữa Dương Xuân Quả (04/11/2020)
- Sửa gen tạo giống 'siêu bố' (04/11/2020)
- Tưới tiết kiệm xoài bằng công nghệ mini pan (04/11/2020)
- Hiệu quả dùng màng phủ passlite cho rau an toàn (03/11/2020)