Cây bí đỏ 'nhạy cảm' với trung vi lượng
20/10/2016

Cây bí đỏ rất dễ trồng nên diện tích ngày một tăng trong khi nhiều cây trồng khác bị giảm diện tích, đặc biệt khi lao động nông nghiệp bị thu hút quá mạnh sang công nghiệp và các ngành dịch vụ khác.

Hiện có nhiều giống bí đỏ cho năng suất rất cao, chất lượng tốt, song nhu cầu về dinh dưỡng khắt khe hơn các giống cũ.

Thời vụ:

Bí đỏ thuộc nhóm cây ưa ấm, nhiệt độ thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển từ 18 - 27 độ C. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện cường độ chiếu sáng mạnh, có khả năng chịu hạn khá nhưng nếu khô hạn quá dễ bị rụng hoa và quả non.

Nhiệt độ và độ dài ngày đều có ảnh hưởng trên sự hình thành tỉ lệ hoa đực và cái trên cây. Ngày dài và nhiệt độ cao cây sẽ ra nhiều hoa đực, ít hoa cái. Do vậy, bí đỏ trồng được quanh năm, song vụ thu đông dễ làm và hiệu quả kinh tế cao nhất.

Trồng trên đất lúa, thường gieo hạt vào bầu từ tháng 8, đầu tháng 9, trồng bầu ra ruộng trong tháng 9, đầu tháng 10.

Phân bón:

Trong thời gian ngắn, cây bí cho khối lượng thân lá rất lớn, năng suất quả rất cao nên bí cần đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng, nhất là các chất dinh dưỡng trung, vi lượng:

Cây bí cần đầy đủ các chất đạm, lân, kali. Thiếu đạm cây sinh trưởng kém, lóng ngắn, lá nhỏ; ngược lại, nhiều đạm quá cây phát triển thân lá mạnh, sum xuê, dễ nhiễm sâu bệnh, chậm ra hoa và ít đậu quả, quả chậm chín, vị nhạt chất lượng kém.

Thiếu lân, bộ rễ kém phát triển, cây ít lá, ít hoa và có hoa cũng ít đậu quả. Kaly giúp cây ít sâu bệnh, tỷ lệ đậu quả cao, quả đặc thịt và chất lượng tốt. Do vậy từ khi đậu quả rất cần kali.

Ngoài ra, cây bí rất cần các chất trung vi lượng, đặc biệt rất nhạy cảm với các chất canxi, magie và silic… Silic giúp thân, lá, rễ cây bí cứng cáp hơn, cây chịu hạn tốt hơn và ít sâu bệnh hại hơn. Chất canxi giúp cây bí cứng thân, dầy vỏ, ít bị bệnh và thời gian bảo quả sau thu hoạch dài hơn. Chất magie giúp tăng hiệu suất quang hợp, tăng đậu quả và đặc biệt tăng tổng hợp các chất đường bột, giúp thịt quả chắc, bở, ngọt và thơm hơn.

Phân lân Văn Điển và NPK Văn Điển là phân đa yếu tố, ngoài các chất đa lượng là NPK còn chứa hàng chục chất trung, vi lượng rất cần thiết cho cây trồng khác gồm canxi, magie, silic, lưu huỳnh, kẽm, đồng, bo… cung cấp đầy đủ, cân đối cho các loại cây trồng, đặc biệt là cây bí đỏ.

Làm đất: Hệ thống rễ phát triển mạnh, rễ chính ăn sâu, rễ phụ ăn nông và lan rộng nên khả năng chịu hạn tốt. Bí là cây chịu úng kém, ẩm độ cao dễ phát sinh bệnh hại cả trên lá, rễ và thân. Chọn chân ruộng cao, dễ thoát nước. Để mở rộng diện tích, nông dân thường trồng bí bò lan mặt ruộng, ít làm bí leo giàn.

Mỗi luống rộng khoảng 5m, trồng 2 hàng cách mép luống 20 - 30cm. Nếu giải phóng đất sớm có thể chủ động kê đất đặt bầu. Thường đặt bầu xong, rải quanh bầu khoảng 4 - 5 tạ phân chuồng ủ mục và 20 - 25kg NPK 5:10:3 Văn Điển. Nếu phải rẽ lúa đặt bầu thì phải phủ kín bầu bằng hỗn hợp phân hữu cơ ủ mục với đất nhỏ. Sau gặt lúa mới rải NPK 5:10:3 quanh bầu, lấy đất ở rạch vun bầu. Trong 7 - 10 ngày đầu luôn đảm bảo đủ ẩm cho cây bí sinh trưởng.

Chăm sóc:

* Bón phân thúc: Sử dụng phân bón NPK 12:5:10 hoặc NPK 12:8:12, bón thúc làm 2 - 3 lần, bón phía ngoài gốc, kết hợp vun gốc:

- Khi bí ngả ngọn bò: Bón 4 - 5kg NPK 12:5:10

- Khi bí ra hoa rộ: Bón 6 - 7kg NPK 12:5:10 hoặc NPK 12:8:12

- Nếu tranh thủ thu hoạch bí non dầu vụ thì sau đó bón thêm 3 - 5kg NPK 12:5:10 hoặc NPK 12:8:12

*Tưới nước: Thoát nước tốt nếu gặp mưa lớn, không được để bí bị ngập, úng. Cung cấp đầy đủ nước trong mùa khô, nhất là giai đoạn ra hoa và quả non.

 

+ Khi bí dài 1m, lấy đất đắp các mắt đốt trên thân giúp cây phát triển rễ phụ, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng, cây sinh trưởng tốt hơn. Bí có khả năng đâm nhánh mạnh nên ra rất nhiều nhánh. Mỗi cây chỉ nên chừa 2 - 4 nhánh tốt nhất và 1 - 2 dây nhánh, tỉa hết các nhánh khác làm rau ăn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Cũng tỉa bớt các lá chân hoặc lá vàng úa, giúp thông thoáng, tạo điều kiện cho ong bướm dể tìm hoa hút nhụy, tăng tỉ lệ đậu trái.

+ Để thâm canh bí hiệu quả cao, mỗi sào Bắc bộ cần khoảng 3 - 5 tạ phân hữu cơ ủ mục + 20 - 25kg NPK 5:10:3 Văn Điển dạng viên (hàm lượng N5%. P2O5 10%, K2O 3%, Mg 9%, SiO2 14%, CaO 15%,…) + 15 - 20 kg NPK 12:5:10 Văn Điển (hàm lượng N12%, P2O5 5%, K2O 10%, Mg2%, SiO2 4%, CaO 5%...) hoặc NPK 12:8:12 Văn Điển.

+ Phân bón Văn Điển là dạng phân khoáng thiên nhiên, quá trình chế biến tuyệt đối không sử dụng hóa học mà sử dụng phương pháp vật lý nhiệt, nung chảy các loại quặng từ dạng cây không hấp thụ được sang dạng tan trong môi trường dung dịch axit yếu do dễ cây tiết ra để cây hấp thụ nên rất thân thiện môi trường, phù hợp canh tác nông sản an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.

 


Số lượt đọc: 1142 Về trang trước Về đầu trang
Các tin khác