Những năm gần đây, phong trào nuôi chim yến ở xã Vạn Hưng (huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa) nở rộ.
Theo ông Lê Văn Tấn, cán bộ Nông nghiệp xã Vạn Hưng thì phong trào nuôi chim yến thực sự phát triển mạnh ở địa phương trong vòng 2 năm trở lại đây.
“Thấy hiệu quả kinh tế của những hộ đi trước, nên nhiều người đổ xô xây nhà nuôi yến. Không chỉ có người địa phương nuôi mà còn có cả người ở tỉnh khác đến đầu tư”, ông Tấn cho biết.
Hiện tượng đua nhau xây nhà nuôi yến do đặc điểm địa lý của vùng thuận lợi, nằm trên đường chim yến bay đi kiếm ăn, lại gần các đảo yến nên dễ dụ được chim về.
Theo ông Cao Hoàng Như (thôn Xuân Tây), một trong những người đầu tiên nuôi yến ở địa phương thì, cách đây khoảng 5 năm, nhận thấy trong vùng thường xuyên xuất hiện nhiều chim yến bay qua nên ông đưa máy phát tiếng kêu ra dụ. Thấy có chim bay về nên ông quyết định tham khảo kỹ thuật của Cty Yến sào Khánh Hòa và bắt đầu xây dựng nhà nuôi yến.
“Sau khi xây dựng xong nhà nuôi thì số lượng yến về càng ngày càng nhiều. Đến nay, số lượng đàn yến trong nhà của tôi cũng được khoảng 1.000 con và xây tổ rất đều. Trung bình mỗi tháng gia đình cũng thu nhập được từ 10 - 15 triệu đồng từ tiền bán tổ yến”, ông Như tâm sự.
Cũng là một người nuôi chim yến lâu năm ở xã Vạn Hưng nhưng nhà yến của ông Nguyễn Thoại Nhơn (thôn Hà Già) có quy mô lớn hơn, do đó thu hút được số lượng đàn yến về rất đông. Theo ông Nhơn, nhà yến của ông đang có trên 5.000 con, mỗi tháng cho gia đình thu nhập vài chục triệu đồng.
“Tôi đã có kinh nghiệm 6 năm nuôi yến nên hiểu rõ đặc tính của loại chim này. Cứ bắt đầu vào khoảng tháng 5 dương lịch là chim từ các đảo ngoài biển sẽ bay về vùng núi Xuân Tự (Vạn Ninh) để kiếm ăn vì nơi đó có lượng thức ăn rất phong phú. Trong khi đó, xã Vạn Hưng lại nằm trên đường chim bay tìm mồi nên hàng năm, số lượng chim yến thiên nhiên về rất đông. Nhiều người thấy thế nên họ mới đầu tư xây dựng nhà nuôi yến ở đây”.
Theo quan sát của chúng tôi, tại xã Vạn Hưng cách nhau vài trăm thậm chí vài chục mét lại có một nhà nuôi yến với quy mô đồ sộ, cao từ 3 đến 4 tầng, nhà xây sau lại cao, rộng hơn nhà xây trước.
Nhận thấy hiệu quả từ việc nuôi yến mang lại mà vừa qua, ông Nhơn cũng đã xây hoàn thiện thêm một nhà nuôi chim yến mới lớn hơn nhà nuôi cũ và cũng đã có những dấu hiệu khả quan.
“Nhà yến mới xây của tôi vừa hoàn thành được 5 tháng nhưng cũng đã có chim yến về ở và làm tổ. Bây giờ, mỗi ngày nhà yến mới cũng có thể thu hoạch được khoảng 40 tổ yến mỗi ngày và trong thời gian tới sẽ tăng lên.
Thấy tôi nuôi có hiệu quả nên một số người trong vùng cũng đến nhờ tôi hỗ trợ về kỹ thuận xây nhà nuôi và dụ yến về ở. Có thể nói, nếu làm đúng kỹ thuật và hiểu được đặc tính của chim yến thì việc làm giàu không hề khó”, ông Nhơn cười nói.
- Hà Tĩnh: Trang trại hoãn tái đàn giúp dân khôi phục chăn nuôi sau lũ (07/12/2020)
- Nuôi chim yến nhà - Nghề đặc thù mang lại giá trị kinh tế cao (07/12/2020)
- Hòa Bình: Nuôi gà thương phẩm theo VietGAHP (07/12/2020)
- Đồng Tháp đẩy mạnh tái cấu trúc chăn nuôi heo sau dịch (07/12/2020)
- Nuôi gia cầm theo chuỗi liên kết, hướng phát triển bền vững (07/12/2020)
- Khuyến nông - Cầu nối người nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học (07/12/2020)
- Nuôi gà bằng thảo dược thu lãi cao (07/12/2020)
- Sản xuất giống và an toàn sinh học trong chăn nuôi gia cầm (07/12/2020)
- Nuôi gà đẻ trứng sạch (07/12/2020)
- Nuôi ếch kiếm hàng trăm triệu (07/12/2020)