Tốt nghiệp ngành Khuyến nông, Đại học Nông lâm Thái Nguyên năm 2009, cử nhân trẻ Ninh Hồng Thủy về quê khôi phục giống bưởi quý Na Tranh bản địa.
Ai từng đến xã Nam Hòa sẽ được nghe về gương thanh niên vượt khó vươn lên, đó là anh Ninh Hồng Thủy (sinh năm 1987, Bí thư Chi bộ xóm Ngòi Chẹo, xã Nam Hòa, huyện Đồng Hỷ, Thái Nguyên).
Sau khi tốt nghiệp đại học, Thủy không giống như nhiều bạn trẻ khác là chọn con đường lập nghiệp là xin vào các cơ quan nhà nước, anh trở về địa phương gắn bó với lĩnh vực chăn nuôi và trồng trọt.
Do có kiến thức về khoa học cây trồng, anh Thủy đã phát hiện ra nhiều ưu điểm đặc trưng của giống bưởi chua Na Tranh, với hương vị đặc biệt, được nhiều người ưa chuộng. Do đó anh đã xây dựng ý tưởng sẽ khôi phục và phát triển giống bưởi này nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng giống cây ăn quả đặc sản của địa phương.
Cây bưởi Na Tranh có đặc điểm phù hợp với đồng đất nơi đây, chất lượng và năng suất cao hơn hẳn so với một số loại bưởi có tiếng trên thị trường. Khi ăn có vị chua, ngọt thanh, tép khô và bóc rất róc vỏ. Mỗi quả có trọng lượng trung bình từ 1 – 2kg. Khi chín bưởi màu sắc hơi ngả vàng.
Qua thời gian nghiên cứu anh Thủy rút ra được kinh nghiệm là giống bưởi Na Tranh ít khi bị mất mùa mà quả lại sai. Có những cây hơn chục năm tuổi đạt tới trên 200 quả. Hơn nữa loại bưởi này có đặc tính chín sớm và thu hoạch từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm nên rất phù hợp với việc tiêu thụ trong dịp Tết Trung thu, vừa được giá lại dễ tiêu thụ, thậm chí có những lúc không đủ số lượng để bán.
Hiện gia đình anh có hơn 20 cây bưởi đầu dòng cho quả đều đặn và hơn 100 cây có kích cỡ trung bình. Năm 2019, anh thực hiện ghép và nhân giống được 3.000 cây đã bán hết. Hiện tại đang tiếp tục ghép bổ sung thêm 1.000 cây cho khách đã đặt hàng. Mỗi cây con được ghép từ cây thực sinh khi mới ra 1- 2 đợt lộc, cao khoảng 50 – 70cm được anh bán với giá 35.000 đ/cây, giá cả còn tùy thuộc vào từng loại kích cỡ khác nhau, có cây lớn giá lên tới 200.000đ/cây.
Ngoài bán cây giống, anh Thủy đang tiến hành thuê gần 1ha đất và trồng khoảng 400 cây để thu quả. Theo kinh nghiệm của anh, cần lưu ý tỉa tán cao hơn các loại bưởi khác. Ngoài ra, giống bưởi này thường bị bệnh gỉ sắt, sâu vẽ bùa gây hại. Trong quá trình chăm sóc cần thực hiện theo quy trình sản xuất hữu cơ. Nếu bón phân vô cơ cây sẽ thường bị hỏng và sâu bệnh, đất bị bạc màu. Những cây cằn và yếu càng dễ bị sâu bệnh. Hiện tại bưởi Na Tranh được bán buôn với giá 20.000đ/quả và bán lẻ trên thị trường với giá cao, có thời điểm từ 30.000 – 50.000đ/quả.
Mong muốn của anh Thủy là làm sao để bưởi Na Tranh nhanh được lan tỏa đến nhiều vùng miền trong nước. Hiện tại anh bao tiêu sản phẩm cho nông dân để khuyến khích nhiều hộ cùng trồng...
- Đồng Tháp: Bảo tồn 550 ha quýt hồng trước nguy cơ cây bị dịch bệnh (07/12/2020)
- Liên kết chuỗi sản xuất chè an toàn (07/12/2020)
- Trời chuyển lạnh, ngô nếp, ngô ngọt đắt hàng (07/12/2020)
- Bệnh lem lép hạt giai đoạn lúa trổ quản lý như thế nào? (07/12/2020)
- Khôi phục sản xuất hoa cho tết (07/12/2020)
- Hạn chế lạm dụng hóa chất để canh tác cây ăn trái (07/12/2020)
- Thuần hóa rau rừng, đưa vào siêu thị và nhà hàng nổi tiếng (07/12/2020)
- Nam Định: Bắp niễng rớt giá (07/12/2020)
- Vụ đông Thái Bình đang 'về đích' (07/12/2020)
- Nông dân hiến kế cách ‘sống khỏe’ với cây tiêu (07/12/2020)