Vào
những ngày này, các nhà vườn trồng mai ở ĐBSCL đang ráo riết uốn sửa, vô phân,
thay chậu, chuẩn bị cho mùa mai Tết...
Mai vàng nguyên thủy ở Phú Hưng
Một trong những làng mai ăn nên làm ra hiện nay là làng Phú Hưng (Cái Cui) thuộc xã Đông Phú, huyện Châu Thành, Hậu Giang. Đây là làng chuyên canh mai nguyên thủy, cây bứng từ thiên nhiên mang về vô chậu, cắt tỉa, uốn sửa, tạo dáng và chăm sóc cho ra bông, tuyệt đối không ghép với bất cứ một loại mai nào khác. Ông Lê Văn Ky, Giám đốc HTX Mai vàng Phú Hưng cho biết, lúc đầu chỉ có vài người trồng mai bán Tết. Sau vài năm thử nghiệm, các nhà vườn thấy cây mai vàng nguyên thủy hợp với vùng đất này nên đã mạnh dạn đầu tư. Năm 2009, các nhà vườn đứng ra thành lập tổ hợp tác. Đến năm 2013, được sự hỗ trợ của Phòng NN-PTNT huyện Châu Thành, tổ hợp tác đã phát triển thành HTX, lấy tên là HTX Mai vàng Phú Hưng gồm 18 xã viên, nay tăng lên 29. Nếu tính luôn những người sản xuất ngoài HTX, con số lên tới 60 hộ. Hộ trồng nhiều nhất khoảng 4.000 cây, ít nhất cũng vài chục cây. Ông Phan Thanh Huy, một người trồng mai nổi tiếng ở đây phấn khởi cho biết, tài sản mai vàng nguyên thủy ở Phú Hưng ước chừng 50.000 cây lớn nhỏ, trong đó bình quân mỗi cây có giá từ vài triệu đến vài chục triệu, cá biệt có một số cây được xếp vào hàng cổ thụ, giá trị nghệ thuật cao lên tới 500 triệu đồng/cây. Trong tương lai, làng mai Phú Hưng sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nhờ đa số xã viên có tay nghề vững vàng, đặc biệt là tinh thần năng động, sáng tạo, mày mò chịu khó học hỏi. Trong số đó có 17 xã viên đã được cấp giấy chứng nhận “Nghệ nhân hoa kiểng”. Tại ĐBSCL, những nơi sản xuất mai Tết mạnh nhất là làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), Cái Mơn (Bến Tre), An Bình (Cần Thơ) hầu hết đều kinh doanh mai ghép, đa số là mai dão Thủ Đức, 12 cánh. Trong khi đó, HTX Mai vàng Phú Hưng không chạy theo phong trào chơi mai ghép mà lại cổ vũ bảo tồn cây mai truyền thống, mai nguyên thủy. Đây là nét nổi bật, dám nghĩ dám làm của họ. Ông Huy khẳng định ưu điểm của mai nguyên thủy là dễ trồng, người chơi dễ chăm sóc, giá lại thấp nên bà con rất ưa chuộng. Trong khi đó, mai ghép tuy hoa to, đẹp nhưng đòi hỏi người chơi phải biết cách chăm sóc, trình độ kỹ thuật cao, nếu không sau một thời gian cây sẽ bị thoái hóa. Muốn có một cây mai nguyên thủy, bà con phải săn lùng trong thiên nhiên, chọn những cây có dáng hay, hoa đẹp bứng về vô chậu, sau đó mới tiếp tục chăm sóc, cắt tỉa, uốn sửa cho cây hoàn chỉnh. Cũng có người ươm từ cây con nhưng phải mất thời gian từ 5 - 10 năm cây mới trưởng thành. Ông Lê Văn Ky cho biết, hầu hết người trồng mai ở Phú Hưng đều có doanh thu cao, mặc dù đất canh tác rất hẹp, bình quân mỗi người chỉ khoảng 2 - 3 công. Riêng gia đình ông năm rồi thu nhập trên 400 triệu đồng nhờ bán mai Tết. Người thu nhập cao nhất trên 700 triệu, thấp nhất cũng vài chục triệu. Theo báo cáo của HTX, dịp Tết năm ngoái làng Phú Hưng đã bán ra trên 4.000 gốc mai, một con số “biết nói” đối với những nông dân thiếu đất canh tác.
Cây mai vàng cổ thụ trị giá 500 triệu đồng
Cây mai vàng cổ thụ trị giá 500 triệu đồng Ông Ky kỳ vọng Tết năm nay (2016) số lượng bán ra sẽ tăng gấp rưỡi, vì vào giờ này đã có khá nhiều thương lái từ Hà Nội, Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang và một số nơi đã đến hợp đồng. Điều đáng mừng hơn nữa là mai nguyên thủy không bị ảnh hưởng nặng đối với hiện tượng mai nở sớm do thời tiết thay đổi bất thường.
- Mô hình nuôi vịt trời ở xứ Quảng, lãi vài trăm triệu đồng/năm (19/04/2019)
- Thâm canh cây ăn quả (07/03/2019)
- "Chén đắng" từ diễn biến chóng vánh của giá tiêu (06/03/2019)
- Xuất khẩu nông lâm thủy sản 2 tháng đầu năm giảm, chỉ đạt 5,5 tỷ USD (05/03/2019)
- Đẩy mạnh liên kết chăn nuôi (01/03/2019)
- Bệnh khảm lá sắn hoành hành: Đâu là giải pháp? (29/10/2018)
- Dưa hấu tí hon màu tím sẽ ra thị trường tết (29/10/2018)
- Đáng nể 'lão nông' nuôi giun quế chỉ để trồng cam sạch, thu vài tỷ đồng một năm (29/10/2018)
- Đồng Tháp: Trồng giống trầu bà mới (29/10/2018)
- Truy xuất nguồn gốc giống cây lâm nghiệp (18/10/2018)