BÁO CÁO
VỀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN TIEU CHÍ 10: VỀ THU NHẬP
1. Căn cứ pháp lý:
Căn cứ Nghị quyết số 491/QĐ-TTg ngày 21/4/2009 của Thủ tướng chính phủ V/v ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Thông tư số 54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí Quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 1198/QĐ-UBND ngày 05/5/2011 của UBND huyện Xuyên mộc về việc phê duyệt kế hoạch triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, xã Bưng Riềng giai đoạn 2011-2012;
Căn cứ Quyết định số 2850/QĐ-UBND ngày 21/8/2012 về việc phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới xã Hòa Bình và định hướng đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013 của Thủ tướng chính phủ về việc sửa đổi một số tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định số 24/2013/QĐ-UBND ngày 24/5/2013 của UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu về việc sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí về Nông thôn mới tỉnh BR-VT ban hành kèm theo Quyết định số 01/2011/QĐ-UBND ngày 24/01/2011 của UBND tỉnh BR-VT;
Căn cứ Thông tư số 41/2013/TT-BNNPTNT ngày 04/10/2013 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới;
Căn cứ Quyết định 372/QĐ-TTg ngày 14/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xét công nhận và công bố địa phương đạt chuẩn nông thôn mới;
Căn cứ công văn số 32/BCĐCTXDNTM ngày 04/8/2014 của BCĐ chương trình xây dựng NTM tỉnh BR-VT về việc hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí về nông thôn mới tỉnh BR-VT.
2. Nội dung để đạt tiêu chí về Thu nhập phải đạt là:
Năm 2012 đạt: 24.00.000 đồng/người/năm.
Năm 2015 đạt: 34.00.000 đồng/người/năm.
Năm 2020 đạt: 58.00.000 đồng/người/năm.
3. Hiện trạng theo đề án được phê duyệt:
Tính đến cuối năm 2012 đạt: 31.500.000 đồng/người/năm.
4. Kết quả thực hiện:
Xác định mục tiêu cuối cùng của chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới và nâng cao thu nhập cho người dân nhầm đạm bảo cho người dân có cuộc sống ổn định và ngày càng phát triển bền vững cả về vật chất và tinh thần.
Vì vậy, để từng bước nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn xã, từ năm 2012 đến nay, được sự quan tâm đầu tư của các ngành, các cấp cùng với sự hưởng ứng đồng tình của nhân dân. Xã Hòa Bình đã mở các lớp đào tạo nghề cho người lao động nông thôn; xây dựng các tổ hợp tác sản xuất, đồng thời đã đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng phục vụ chu nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh cho nhân dân cụ thể như sau:
4.1. Giao thông:
Đã xây dựng được 30 tuyến đường GTNT với tổng chiều dài là 13,619 km với tổng vốn đầu tư là 13.619 triệu đồng, trong đó: vốn huy động nhân dân đóng góp là 3.014 triệu đồng ( bằng hình thức hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc và ngày công lao động) Qua đó đã tạo thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa nông sản của nhân dân.
4.2. Điện: Đã xây dựng mới 4m tuyến trung, hạ thế vào khu vực nương rẫy để phục vụ phát triển sản xuất với tổng chiều dài là 10730 m, nâng tổng số lưới điện trung thế trên địa bàn toàn xã hiện có 86.730 m. Xây dựng mới được các tuyến điện hạ thế thuộc địa bàn ấp 1,2,4 với tổng chiều dài là 10.730 m. nâng tổng số lưới điện trung thế trên địa bàn toàn xã hiện có 86.730 m. Lắp đặt mới được 5 trạm với tổng công suất là 600 KVA thuộc địa bàn ấp 1,2,4. Nâng tổng số trạm biến áp trên địa bàn toàn xã. Đã tạo điều kiện cho nhân dân phát triển cac mô hình sản xuất và trang trại chăn nuôi.
4.3. Đào tạo nghề: phối hợp với các ngành chức năng tổ chức lớp đào tạo nghề cho 180 lao động gồm: 05 lớp nghề phi nông nghiệp với 145 học viên, 01 lớp nông nghiệp với 35 học viên.
4.4. Nông nghiệp:
Hình thức sản xuất: thành lập được 8 tổ hợp tác sản xuất gồm: 05 tổ trồng trọt, 03 tổ hợp tác chăn nuôi heo và gà.
Tập huấn,chuyển giao KHKT: đã phối hợp với các ngành liên quan và các doanh nghiệp tổ chức 15 lớp tập huấn chuyển giao KHKT về chăn nuôi, trồng trọt cho 1035 lượt nông dân tham gia với tổng kinh phí khoản trên 75 triệu đồng, trong đó kinh phí của các doanh nghiệp là 85 triệu đồng, còn lại là từ các nguồn vốn lồng nghép khác.
Ngoài ra, Ngân hàng NN&PTNT đã cho vay vốn phát triển sản xuất, kinh doanh với tổng mức dư nợ hiện nay trên toàn xã 14.820 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, chính quyền địa phương còn tăng cường công tác vận động, tuyên truyền, khuyến khích nhân dân phát triển các loại hình kinh doanh-dịch vụ và chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao, để từ đó có điều kiện tăng thu nhập, hưởng ứng cuộc vận động, từ năm 2012 đến nay, đã chuyển đổi trên 200 ha diện tích cây điều lão, có năng suất kém sang các loại cây trồng khác có giá trị kinh tế cao. Trong năm 2015 diện tích cây hàng năm 452,49 ha, cây lâu 849,95 ha. Giá trị sản lượng gia súc gia cầm năm 2015 đạt 20.570 tỷ đồng.
Hiện nay, để tiếp tục tạo điều kiện cho nhân dân phát triển các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao, có đầu ra ổn định nhằm tăng thêm thu nhập, Nông nghiệp xã cùng với Hội nông dân xã đã liên kết, hợp đồng với các công ty hỗ trợ giống, phân bón để triển khai trồng thí điểm cây “ bắp” và các loại cây trồng khác.
4.5. Đầu tư xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng:
Đầu tư đường nội đồng, điện tưới tiêu 1.4 km và 1.5 km kênh mương tưới tiêu khu vực suối 2 để phát huy hiệu quả cho hơn 200ha đất có khả năng tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao.
Khu vực tổ 8 ấp 4: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 120 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khu vực tổ 1+2 ấp 3: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 180 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khu vực tổ 2 ấp 1: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 90 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khu vực dốc 5 Tòng ấp 2: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 120 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
Khu vực Láng Bè, ấp 1: khoảng 35 ha từ trồng lúa qua trồng bắp giống Cipi, cây lăm năm chuyển đổi khoảng 250 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.
4.6. Doanh nghiệp:
Trên toàn xã có 18 doanh nghiệp tăng 03 doanh nghiệp so với năm 2013.
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên, nên qua 2 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, cơ cấu lao động, năng xuất lao động và sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao nên đến cuối năm 2013, qua kết quả điều tra đến từng hộ gia đình theo hướng dẫn của Chi cục thống kê, mức thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 35.785 triệu đồng/người/năm tăng 4.285 triệu đồng so với năm 2013.
5. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thực hiện trong thời gian tới:
UBND xã có trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng tiếp tục đầu tư xây dựng hoàn thành và đưa vào sử dụng các tuyến đường điện trung, hạ thế vào khu vực sản xuất và lắp đặt mới các trạm biến áp, đảm bảo đáp ứng nhu cầu phát triển cây “Bắp”, cây “Hồ tiêu” và phát triển các trang trại chăn nuôi. Đồng thới, tích cực phối hợp với các cơ quan đơn vị doanh nghiệp thực hiện tốt công tác tuyển dụng, tạo việc làm cho người lao động tại địa phương.
Tăng cường công tác vận động nhân dân hạn chế việc phá bỏ vườn cây cao su và tiếp tục chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi, nhất là chuyển diện tích trồng cây hàng năm, vườn tạp có giá trị kinh tế thấp sang các loai cây trồng khác có gia tri kinh tế cao theo hướng đa dạng hóa cơ cấu cây trồng, vật nuôi, triển khai thực hiện cá dự án phát triển sản xuất (bắp), (Hồ tiêu), theo mô hình các tổ hợp tác và hợp tác xã; hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng tiến bộ KHKT và tiêu chuẩn vietGap vào sản xuất, từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm nhằm nâng cao năng xuất, sản lượng và giá trị sản phẩm.
Củng cố, kiện toàn,hỗ trợ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các tổ hợp tác sản xuất và hợp tác xã ngày càng phát triển nhằm đảm bảo hoạt động có chất lượng, hiệu quả. Phối hợp với hội làm vườn, CLB khuyến nông và các ngành chức năng, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp theo hình thức 03 nhà “nhà nước, doanh nghiệp, nông dân” nhằm đảm bảo cho các tổ hợp tác sản xuất, hợp tác xã phát triển ổn định, bền vững.
Phối hợp các ngành liên quan tiếp tục tổ chức các lớp chuyển giao KHKT và các lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đảm bảo phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất của địa phương cụ thể như: “kỹ thuật trồng chăm sóc cây bắp, kỹ thuật trồng chăm sóc cây tiêu”, các lớp phục vụ du lịch và dịch vụ khác nhằm tạo việc làm thường xuyên có thu nhập ổn định cho người lao động.
Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng chống các loại dịch benh trên cây trồng, vật nuôi, khong để ảnh hưởng đến năng xuất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo cho sự phát triển ổn định, bền vững. vận động nhân dân chặt tỉa cây, cành nhánh nơi có các tuyến đường điện đi qua và hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc để mở rộng, cứng hóa các tuyến đường giao thông nội đồng phuc vụ cho phát triển sản xuất theo Đề án Quy hoạch xây dựng nông thôn mới đã được phê duyệt.
Thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển và bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trong mùa khô và các thời điểm khô hạn kéo dài đồng thời tạo mọi điều kiện cho nhân dân phát triển các loại hình kinh doanh- dịch vụ nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho nhân dân trên địa bàn.
Trên đây là báo cáo của UBND xã Hòa Bình và kết quả thực hiện tiêu chí số 10: Thu nhập. Kính trình quý cấp xem xét./.
TM. BAN QUẢN LÝ NTM
Nơi nhận: TRƯỞNG BAN
- BCĐ-XD-NTM huyện;
- Phòng NN&PTNT huyện;
- Tổ thẩm định số 8;
- Lưu BQL.