TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Bảy, 20/4/2024
Tổng quan về xã
Tin hoạt động-KHCN
Nông thôn mới
Họat động UBNDNông nghiệpDịch vụ
Nữ công gia chánh
Tin thời sự
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy
WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
longttkhcn
quangnv2k
WEBSITE KHÁC
HÌNH ẢNH
 

Mùa thu hoạch lúa

Chăm sóc cây ăn quả

Tập huấn giới thiệu trạm khoa học công nghệ

Hình tập huấn

Nông Thôn Mới

Tiếp Xúc Cử Tri

Lượt truy cập: 267427
  NÔNG THÔN MỚI

  KẾT QUẢ THỰC HIENJ 19 TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI XÃ HÒA BÌNH
23/12/2019

ỦY BAN NHÂN DÂN

XÃ HÒA BÌNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Số:   104  /BC-UBND

Hòa Bình, ngày  16  tháng  08  năm  2019

 

BÁO CÁO

Kết quả xây dựng nông thôn mới đến hết năm 2019 của xã Hòa Bình,

huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

 

 
 

 

 

 

I. Đặc điểm tình hình chung:

1. Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế - xã hội:

Xã Hòa Bình nằm ở phía Tây huyện Xuyên Mộc, Trung tâm xã cách thị trấn Phước Bửu  khoảng 11 km. xã được chia thành 08 ấp.

Địa giới hành chính xã:

- Đông giáp xã Hòa Hội.

- Tây giáp huyện Châu Đức.

- Nam giáp xã Phước Tân.

- Bắc giáp xã Hòa Hưng.

Với những điều kiện tự nhiên đã nêu cùng với lợi thế nằm dọc tỉnh lộ 328 có tuyến đường từ Hòa Bình ra thị trấn Phước Bửu và có Thác Hòa Bình. Đây là tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế dịch vụ du lịch, hình thành khu du lịch sinh thái, nghĩ dưỡng cao cấp và phát triển các loại cây công nghiệp, cây ăn quả

- Cơ cấu kinh tế: nhìn chung tốc độ kinh tế tăng bình quân đạt mức khá, các chỉ tiêu cơ bản đều vượt, thu nhập bình quân đầu người năm sau cao hơn năm trước. Phấn đấu xây dựng xã Hòa Bình trở thành địa phương có nền kinh tế phát triển  bền vững, phát huy một cách tốt nhất các tiềm năng và thế mạnh hiện có để đẩy tốt độ phát triển kinh tế.

- Tỷ trọng hàng hóa: Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp sản xuất hàng hóa, phát triển kinh tế trang trại, hình thành các vùng sản xuất tập trung.

2. Thuận lợi

- Được sự quan tâm chỉ đạo của Ban chỉ đạo nông thôn mới huyện Xuyên Mộc, sự thống nhất cao trong toàn thể hệ thống chính trị, nên công tác vận động có nhiều chuyển biến rõ rệt, nhân dân đã nhận thức được lợi ích của việc xây dựng Nông thôn mới và đã thực hiện tốt. Bằng các hình thức như: nhân dân đã hiến đất, hoa màu để làm đường, vệ sinh môi trường đã có chuyển biến tích cực. Mục đích phát triển dân sinh được nâng cao, An ninh trật tự được giữ vững.

- Cơ sở hạ tầng của xã được đầu tư xây dựng tương đối hoàn thiện, là nền tảng cơ bản trong xây dựng nông thôn mới.

- Đảng bộ, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội và các tầng lớp nhân dân trong xã có được sự đồng thuận, thống nhất cao. Bên cạnh đội ngũ cán bộ, công chức chuyên môn đảm bảo trình độ, nghiệp vụ, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

- Phần lớn người dân ý thức chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và chương trình kế hoạch của địa phương, đặc biệt là nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, có ý thức vươn lên làm giàu, góp phần nâng cao thu nhập và phát triển kinh tế địa phương.

3. Khó khăn:

- Bên cạnh những việc đã làm được, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn như một số người dân, chưa nhận thức đúng đắn về nông thôn mới, còn trong chờ, ỷ lại vào sự đầu tư, hỗ trợ của nhà nước, nên chưa thực hiện được vai trò của mình để cùng nhà nước thực hiện hoàn thành Nông thôn mới.

- Thu nhập chính của người dân từ sản xuất nông nghiệp, nhưng quy mô sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, trình độ canh tác thấp nên năng suất cây trồng, vật nuôi chưa cao, bên cạnh đó ngành dịch vụ, du lịch chưa phát triển đúng tiềm năng; tiểu thủ công nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa có thương hiệu và chưa đủ sức cạnh tranh.

- Thành viên Ban chỉ đạo, Ban quản lý của xã đôi khi chưa thật sự quan tâm, bám sát, hỗ trợ địa bàn từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới.

II. Căn cứ trin khai thực hiện:

            Quyết định số 1600/QĐ-TTg ngày 18/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

            Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;

Quyết định số 452/QĐ-UBND ngày 06/3/2017 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về ban hành bộ tiêu chí xã đạt chuẩn Nông thôn mới giai đoạn 2016-2020, thực hiện trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu;

III. Kết quả chỉ đạo thực hiện xây dựng nông thôn mới:

1. Công tác chỉ đạo, điều hành:

Ngay sau khi được cấp trên chọn xã Hòa Bình là một trong năm xã thực hiện xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2012-2015.

+ Căn cứ vào các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, Ủy ban nhân dân xã Ban hành Quyết định số 190/QĐ-UBND ngày 6/8/2012 về việc Thành lập Ban quản lý điều hành thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới xã Hòa Bình;

- Bên cạnh đó, UBND xã đã tham mưu cho Đảng ủy, ra Quyết định số 05-QĐ/ĐU ngày 06 tháng 8 năm 2012 về việc thành lập Ban vận động, tuyên truyền thực hiện chương  trình xây dựng Nông thôn mới xã Hòa Bình giai đoạn 2012-2015 và hàng năm Đảng ủy đều có Nghị quyết về phương hướng nhiệm vụ kinh tế - xã hội và thực hiện kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2013,2014,2015,2016,2017,2018.

- UBND xã đã ban hành Công văn chỉ đạo, hướng dẫn các ấp thành lập Ban phát triển thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Sau khi xem xét biên bản họp của các ấp, UBND xã đã ban hành Quyết định thành lập Ban phát triển thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của 08 quyết định từ Quyết định số 192/QĐ-UBND đến Quyết định số 199/QĐ-UBND ngày 6/8/2012 về việc thành lập Ban phát triển xây dựng Nông thôn mới tại 8 ấp và Quyết định số 191/QĐ-UBND ngày 06/8/2012 về việc công nhận Ban giám sát cộng đồng.

 

- Ban hành Quyết định số 21/QĐ-UBND ngày 29/01/2013 về việc thành lập Tổ quản lý điều hành công tác xây dựng cơ bản; Ban hành Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 30/1/2013 về việc thành lập Tổ quản lý điều hành thực hiện Văn hóa – Xã hội – Môi trường.

- Ban quản lý NTM xã đã thành lập 15 tổ phụ trách 19 tiêu chí, các tổ chịu trách nhiệm theo dõi thu nhập số liệu báo cáo chi tiết cụ thể tham mưu cho Ban quản lý NTM xã.

- Các ban ngành đoàn thể đã phối hợp thực hiện triển khai chương trình xây dựng Nông thôn mới đến các hội viên của mình bằng nhiều hình thức như lồng ghép vào các buổi sinh hoạt của hội, các cuộc họp dân tại các ấp.

- Dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy xã, UBND xã đã phối hợp với UBMTTQ và các ban ngành đoàn thể xã tổ chức thực hiện việc quán triệt và lấy ý kiến đóng góp của đảng viên, cán bộ, công chức, tổ chức nghe Ban phát triển 08 ấp của các tổ dân cư báo cáo Kế hoạch thực hiện 19 tiêu chí của từng ấp để Ban quản lý xã góp ý hoàn thiện Kế hoạch xây dựng nông thôn mới năm 2013, 2014, 2015, 2016, 2017, 2018.

2. Công tác truyền thông, đào tạo, tập huấn:

a) Công tác truyền thông:

- Về công tác tuyên truyền, Ban quản lý tiếp tục thực hiện công tác tuyên truyền về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã cho cán bộ, đảng viên và nhân dân được biết. Hình thức tuyên truyền bằng băng rôn, khẩu hiệu và phát trên đài truyền thanh xã; trong đó đã nhận và cấp phát được 91 cuốn sổ tay, 96 cuốn tài liệu hỏi đáp và 1.200 tờ rơi tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới cho cán bộ, công chức xã và các ấp để phát cho nhân dân. Ban quản lý đã phối hợp với MTTQ xã, các ban nghành đoàn thể để tổ chức tuyên truyền lồng ghép tại xã và các đợt sinh hoạt ấp các buổi sinh hoạt chi bộ, các buổi họp mặt của chị em phụ nữ trong ngày 8/3 và trong ngày Hội. Tổ chức lồng ghép tuyên tuyền về chương trình xây dựng nông thôn mới các cuộc họp tại ấp, các buổi sinh hoạt đã lồng ghép được 144 buổi với 3.565 lượt người tham dự. Nội dung tuyên truyền để nhân dân hiểu sâu hơn về lợi ích của việc xây dựng nông thôn mới.

- Hầu hết các văn bản chỉ đạo về xây dựng Nông thôn mới của cấp trên, đều được Ban quản lý triển khai đến toàn thể cán bộ công chức và nhân dân biết và thực hiện. Cụ thể về việc thực hiện các phong trào thi đua theo Quyết định số 1620/QĐ-TTg ngày 20 tháng 9 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”và Quyết định số 1730/QĐ-TTg  ngày 05 tháng 9 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về phong trào “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020”, Ban quản lý nông thôn mới cũng phối kết hợp với UBND xã, để đưa các chương trình trên vào công tác thi đua hoàn thành chỉ tiêu cuối năm giao cho các Đoàn thể và các Ban ấp để thực hiện.

- Nhìn chung, công tác vận động, tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã trong thời gian qua đã được quan tâm thực hiện tốt, nên ý thức của người dân được nâng lên rõ rệt cụ thể: thể hiện như thực hiện tham gia thu gom rác thải tập trung, đảm bảo vệ sinh môi trường cộng đồng dân cư, thực hiện thắp đèn chiếu sáng vào ban đêm, lắp đặt Camera bảo vệ ANTT nhà nước và nhân dân cùng chung tay xây dựng NTM như: nhân dân hiến đất, hiến hoa màu, hiến công ... Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, Đảng viên và nhân dân toàn xã về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, phát huy được quyền làm chủ của nhân dân trong quá trình tham gia xây dựng nông thôn mới; từ đó huy động được sức mạnh của cả hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

b) Công tác đào tạo, tập huấn:

Trong năm 2013 – 2018, UBND xã đã cử 145 lượt cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn Chương trình mục tiêu Quốc Gia nông thôn mới, chương trình Đề án 1956 và 24 lượt cán bộ tham gia các lớp tập huấn về xây dựng nông thôn mới do tỉnh tổ chức. Kinh phí tập huấn do tỉnh hỗ trợ.

3. Công tác chỉ đạo phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân:

UBND xã đã chú trọng đầu tư, cải tạo đường, điện cho 6 khu vực sau để giúp cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người dân.

- Trong năm 2013 đã phát triển khu vực sản xuất Suối 2 khoảng 50 ha lúa và 200 ha trồng cây lâu năm, giúp cho bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đất lúa từ trồng 2 vụ lúa qua 3 vụ lúa hoặc 2 vụ lúa 1 bắp... Cây lâm năm chuyển đổi từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

- Trong năm 2015 tập trung phát triển 3 khu vực sau:

+ Khu vực tổ 8 ấp 4: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 120 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Khu vực tổ 1+2 ấp 3: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 180 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Khu vực tổ 2 ấp 1: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 90 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Khu vực dốc 5 Tòng ấp 2: Cây lăm năm chuyển đổi khoảng 120 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

+ Khu vực Láng Bè, ấp 1: khoảng 35 ha từ trồng lúa qua trồng bắp giống Cipi, cây lăm năm chuyển đổi khoảng 250 ha từ cây điều lâu năm năng xuất thấp qua cây trồng khác mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

4. Kết quả huy động nguồn lực xây dựng nông thôn mới:

Tổng kinh phí đã thực hiện: 366.988 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách tỉnh: 44.070 triệu đồng, chiếm 12%;

- Vốn ngân sách huyện: 45.893 triệu đồng, chiếm 12,5%;

- Vốn tín dụng: 90.752 triệu đồng, chiếm 24,72%;

- Vốn lồng ghép: 28.663 triệu đồng, chiếm 7,8%.

- Vốn doanh nghiệp: 143.881 triệu đồng, chiếm 39,2%;

- Nhân dân đóng góp: 13.729 triệu đồng, chiếm 3,78%;

 

 

IV. Kết quả thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới:

Tổng số tiêu chí xã tổ chức tự đánh giá đạt chuẩn nông thôn mới theo quy định là 19/19 tiêu chí, đạt 100%, cụ thể như sau:

1. Tiêu chí số 1: Quy hoạch:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn;

- Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Có quy hoạch chung xây dựng xã được phê duyệt và được công bố công khai đúng thời hạn:

+ Xã Hòa Bình đã được UBND huyện Xuyên Mộc phê duyệt các quy họach nông thôn mới theo QĐ số 2850/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2012 V/v phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới xã Hòa Bình huyện Xuyên Mộc tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2025.

+ Ngày 31 tháng 12 năm 2014 UBND xã Hòa Bình đã được UBND huyện phê duyệt Quy hoạch xây dựng xã Nông thôn mới tại Quyết định số 5269/QĐ-UBND ngày 31/12/2014.

+ Ngày 31 tháng 12 năm 2014 UBND xã Hòa Bình đã được UBND huyện phê duyệt Quyết định số 2559/QĐ về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2025.

- Ban hành quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng xã và tổ chức thực hiện theo quy hoạch: Căn cứ vào Đồ án quy hoạch, Ban quản lý xã đã xây dựng Quy định quản lý quy hoạch chung xây dựng. Xã đã công bố và niêm yết bảng đồ quy hoạch tại UBND xã theo đúng quy định.

Kinh phí đã thực hiện: 311 triệu đồng (ngân sách tỉnh).

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

2. Tiêu chí số 2: Giao thông:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Đường xã và đường từ trung tâm xã đến đường huyện được nhựa hóa hoặc bê tông hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt tỷ lệ 100%.

Đường trục thôn, bản, ấp và đường liên thôn, bản, ấp ít nhất được cứng hóa, đảm bảo ô tô đi lại thuận tiện quanh năm đạt tỷ lệ 100%.

Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa đạt tỷ lệ 100%.

Đường trục chính nội đồng đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện quanh năm đạt tỷ lệ 100%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

2.1. Tuyến đường trục xã, liên xã: có tổng chiều dài 12.2 km, được nhựa hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ GTVT là 12.2 km đạt 100%, đạt theo tiêu chí.

2.2. Đường trục thôn, xóm: có tổng chiều dài 66,4 km, trong đó đã được cứng hóa 66,4 km đạt 100%, đạt theo tiêu chí là 12,782 km còn 19,25% cần phải cứng hóa để đạt chuẩn theo cấp kỷ thuật của Bộ GTVT.

2.3. Đường ngõ, xóm sạch và không lầy lội vào mùa mưa: trong thời gian qua, Ban quản lý xã và Ban phát triển các ấp đã tổ chức vận động nhân dân tổng chiều dài 6,43 km, đạt tỷ lệ 100%.

2.4. Đường trục chính nội đồng: Tổng chiều dài 11,3 km, trong đó đã được cứng hóa 11,3 km đạt 100%, đảm bảo vận chuyển hàng hóa thuận tiện, đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

Kinh phí thực hiện: 42.876 triệu đồng, gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh: 29.252 triệu đồng;

- Vốn ngân sách huyện: 10.514 triệu đồng;

- Nhân dân đóng góp: 3.101 triệu đồng (hiến đất, hàng rào, . . .).

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

3. Tiêu chí 3: Thủy lợi:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên;

Đảm bảo đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

3.1. Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới và tiêu nước chủ động đạt từ 80% trở lên:

Từ khi xây dựng nông thôn mới, Ban quản lý xã đã mở rộng suối ly, làm thành 01 kênh mương chiều dài 1.5 km, để giữ nước chủ động tưới tiêu và làm rộng cho mùa khô. Như vậy, hiện nay tổng số tuyến kênh mương do xã quản lý 01, đạt chuẩn 100%.

a) Về tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã được tưới chủ động như sau:

- Hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp của xã 3,382.91 ha, trong đó diện tích Công ty Cao Su Hòa Bình 1,567 ha, diện tích đất nông nghiệp trong dân của xã còn lại 1,815.91 ha, trong đó:

+ Đất trồng lúa: 69.51 ha, trong đó đất lúa 2 vụ: 54.4 ha, đất lúa 1 vụ: 15.11 ha.

+ Đất trồng cây hàng năm: 107.44 ha (trong đó đất trồng 3 vụ 45.52 ha).

            + Đất trồng cây lâu năm: 1,638.96 ha. Trong đó: 311.1 ha gồm cây ăn quả và cây tiêu. Còn lại 1,327.86 ha cây điều, cây tiêu, cây tràm và các loại cây trồng khác.

- Tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp được tưới chủ động xác định theo công thức sau:

Trong đó:

+ T tưới = (S1/S)*100% = (556.46/633.49)*100% = 87,84 %

+ S1: Diện tích gieo trồng cả năm thực tế được tưới.

S1 = S cây lâu năm + S cây hàng năm = 311.1(ha) + 245.36(ha)= 556.46(ha)

+ S: Diện tích gieo trồng cả năm cần tưới theo kế hoạch.

S = S cây lâu năm + S cây hàng năm =  311.1(ha) + 332.39(ha)= 633.49(ha)

b. Về tỷ lệ diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp được tiêu chủ động xác định theo công thức sau:

Trong đó:

+ T tiêu= (F1/F)*100% = (3,628.14 / 3,705.06)*100% = 97.92 %

+ F1: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp thực tế được tiêu 3,305.99(ha) + 322.15(ha) = 3,628.14 (ha).

+ F: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp của xã: 3,382.91(ha) + 322.15(ha) = 3,705.06 (ha).

3.2. Hiện nay, xã Hòa Bình đã đảm bảo điều kiện đáp ứng yêu cầu dân sinh và theo quy định về phòng chống thiên tai tại chỗ:

Kinh phí thực hiện: 4.747 triệu đồng, gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh: 1.995 triệu đồng;

- Vốn ngân sách huyện: 1.900 triệu đồng;

- Nhân dân đóng góp: 852 triệu đồng (hiến đất).

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

4. Tiêu chí 4: Điện:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Có hệ thống điện đạt chuẩn đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện;

Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt ≥ 99%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Từ khi xây dựng nông thôn mới, xã Hòa Bình được ngành điện đầu tư xây dựng thêm 7 tuyến đường điện, chiều dài 6,3 km đường dây trung thế; 12,9 km đường dây hạ thế và 12 trạm biến áp, để điện phục vụ điện cho người dân sản xuất và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.

- Nhìn chung, hệ thống điện trên địa bàn xã đã đảm bảo có điện sử dụng hàng ngày cho nhân dân, đủ nguồn năng lượng sử dụng cho các thiết bị sản xuất, sinh hoạt, chiếu sáng trong gia đình.

- Về bảng điện tổng: 100% hộ sử dụng điện trên địa bàn xã đã có cầu chì/aptomat, công tắc, ổ cắm đặt cố định trên tường hoặc khung nhà.

- Về dây điện: 100% hộ sử dụng điện trên địa bàn xã đã có vỏ cách điện, dây điện được cố định trên tường hoặc khung nhà hoặc chôn trong tường.

- Như vậy, xã Hòa Bình đã có hệ thống điện đạt chuẩn đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật của ngành điện.

2.4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn đạt ≥ 99%: Theo điều tra của Ban quản lý xã, hiện nay trên địa bàn xã có 3.011/3.011 hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ các nguồn, đạt tỷ lệ 100%.

Kinh phí thực hiện: 18.798 triệu đồng, gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh: 10.286 triệu đồng;

- Vốn ngân sách huyện: 8.512 triệu đồng.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

5. Tiêu chí 5: Trường học:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ trường học các cấp: Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đạt chuẩn Quốc gia đạt 100%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Tổng số Trường Mầm Non có 03 trường trong đó: 03 trường đạt chuẩn theo quy định là Trường Mầm non Hòa Bình và cơ sở Mầm non Đội 6 có 4 phòng học mới được xây dựng xong năm 2018 còn cơ sở Mầm non Đội I đang khởi công. Đạt so Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

- Tổng số Trường tiểu học có 03 trường trong đó: 03 trường đạt chuẩn theo quy định. Hiện nay đạt 100 % so với Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

- Trường THCS Quang trung: Đã đạt so Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

- Trường THPT Hoà Bình: Đã đạt so Bộ tiêu chí quốc gia NTM.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

6. Cơ sở vật chất văn hóa:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã có Nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã.

Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.

Tỷ lệ thôn, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

6.1. Xã có nhà văn hóa hoặc hội trường đa năng và sân thể thao phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao của toàn xã: Trung tâm VHTT - HTCĐ xã Hòa Bình được đầu tư xây dựng và bàn giao sử dụng vào cuối năm 2017. Diện tích đất quy hoạch là 5.744 m2.

- Quy mô công trình: Công trình Trung tâm VHTT - HTCĐ xã Hòa Bình đầu tư xây dựng các hạng mục: Khối nhà văn hóa học tập cộng đồng, cổng, hàng rào, hệ thống điện, cấp thoát nước, hạ tầng kỹ thuật (san nền, cây xanh, hệ thống chống sét…) và trang thiết bị phục vụ hoạt động cho trung tâm.

 - Khối nhà chính: Nhà 02 tầng, kiến trúc chính gồm tầng trệt và tầng lầu.

+ Tầng trệt có diện tích 240 m2, gồm 05 phòng: phòng hành chính (48 m2), sân khấu ngoài trời (71 m2), nhà vệ sinh (40 m2), hành lang và tam cấp (267 m2) và cầu thang (36 m2).

+ Tầng lầu gồm phòng truyền thống (48 m2), thư viện (96 m2), kho sách (32 m2), phòng thể dục thể thao (81 m2), nhà vệ sinh (38 m2), hành lang (178 m2) và cầu thang (36 m2).

- Hạ tầng kỹ thuật khác: Cổng, hàng rào, hệ thống điện tổng thể, hệ thống cấp thoát nước.

- Mua sắm thiết bị phục vụ hoạt động trung tâm gồm: sân khấu, cửa vào hai bên cánh gà; bàn, ghế hội trường; phông màn, cờ, sao, tượng Bác Hồ, bục nói chuyện; thiết bị âm thanh, ánh sáng.

- Có hệ thống biển báo gồm biển tên Trung tâm văn hóa, thể thao – Học tập cộng đồng xã, biển tên các phòng chức năng, bảng nội quy hoạt động, lịch công tác…

6.2. Xã có điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em và người cao tuổi theo quy định.

- Xã có các phòng thể dục, thể thao như: Phòng tập Thể hình, phòng tập Zoga, phòng Bóng bàn, phòng Thư viện mở của thường xuyên phục vụ bạn đọc với hơn 3.150 lượt/năm, thường xuyên luân chuyển sách để kịp thời phục vụ bạn đọc (Tổng số sách hiện có của thư viện là 5.197 cuốn và 6 loại sách, báo, tạp chí).

- Khu thể thao ngoài trời của TTVH, TT-HTCĐ xã có sân bóng chuyền, cầu lông và các môn thể thao khác, mặt sân phẳng khô thoáng, thoát nước tốt, được xây dựng tường rào bằng gạch và trồng cây xanh bao quanh.

6.3. Tỷ lệ thôn, ấp có nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt văn hóa, thể thao phục vụ cộng đồng đạt 100%.

- Về nhà văn hóa:

+ Trên địa bàn xã Hòa Bình có 8 ấp, hiện có 07 ấp được quy hoạch và xây dựng nhà sinh hoạt.

+ Diện tích mỗi nhà sinh hoạt ấp 48m2, riêng nhà sinh hoạt. Hội trường sinh hoạt các ấp có 30 chỗ ngồi.

+ Mỗi nhà sinh hoạt đều được trang bị bàn ghế theo quy định.

+ Có bộ khánh tiết gồm: phông màn, cờ, sao, liềm búa, bục nói chuyện, bục tượng, tượng bán thân Bác Hồ.

+ Có thiết bị âm thanh, ánh sáng, quạt điện.

+ Có các công trình phụ trợ: cột cờ, nhà vệ sinh, cổng…

- Nhà trụ sở 07 ấp đã được nâng cấp, sửa chữa và trang thiết bị vào năm 2017. Riêng nhà sinh hoạt ấp 4 chưa được xây dựng, hiện nay ấp 4 đang sinh hoạt ấp tại TTVH, TT-HTCĐ xã. UBND xã Hòa Bình đã kiến nghị và đề xuất UBND Huyện xem xét cấp nguồn vốn xây dựng trụ sở nhà sinh hoạt ấp 4 trong thời gian tới.

- Về thể thao phục vụ cộng đồng: Xã Hòa Bình có 01 sân banh lớn tại ấp 7 phục vụ thể thao chung cho toàn xã và có 03 sân banh nhỏ tại ấp 2, ấp 3, ấp 6 phục vụ thể thao cho từng ấp trên địa bàn.

Kinh phí thực hiện: 11.526 triệu đồng, gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh 2.226 triệu đồng;

- Vốn ngân sách huyện 9.300 triệu đồng;

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

7. Tiêu chí 7: Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã có chợ nông thôn hoặc nơi mua bán, trao đổi hàng hóa.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Năm 2009, xã Hòa Bình đã được đầu tư xây dựng 01 chợ trung tâm xã, với diện tích rộng 5.831 m2, trong đó diện tích nhà lồng chợ là 2.364 m2. Hiện nay, qua quy hoạch chợ đã được bố trí theo ngành hàng kinh doanh, có nhà chợ chính, có diện tích kinh doanh ngoài trời, đường đi, bãi đỗ xe, nơi thu gom rác và đã đi vào hoạt động ổn định, nề nếp, đảm bảo tình hình ANTT, đáp ứng cho công tác PCCC và cảnh quan môi trường theo hướng văn minh, sạch, đẹp. Cụ thể như sau:

7.1. Về diện tích, mặt bằng xây dựng chợ:

a. Diện tích xây dựng: 3.068,8m2

- Số điểm kinh doanh: 218

- Số hộ kinh doanh tại chợ: 218 hộ, Trong đó: Kinh doanh cố định: 160 hộ; Kinh doanh không cố định: 58 hộ.

- Các dịch vụ tối thiểu tại chợ: 02 điểm trong giữ xe.

b. Diện tích tối thiểu kinh doanh trong chợ là: 3m2.

7.2. Về kết cấu nhà chợ chính: Nhà chợ chính: Kiên cố

7.3. Về yêu cầu đối với các bộ phận phụ trợ và kỹ thuật công trình:

a. Có biển hiệu chợ “Chợ Hòa Bình”

b. Nền chợ: lát gạch men và nền xi măng

c. Diện tích khu vệ sinh: 30m2, cụ thể: 01 phòng vệ sinh nam: 15m2; 02 phòng vệ sinh nữ: 15m2

d. Địa điểm trong giữ xe: 120m2

đ. Khu bán thực phẩm tươi sống, khu dịch vụ ăn uống được bố trí riêng, bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.

e. Có nước sạch, nước hợp vệ sinh bảo đảm cho hoạt động chợ.

f. Có hệ thống cấp điện theo quy định bảo đảm cho hoạt động của chợ.

g. Có khu thu gom rác 20m2 và xử lý rác trong ngày.

h. Có hệ thống rãnh thoát nước bảo đảm thông thoáng và dễ dàng thông tắc.

i. Hệ thống phòng cháy chữa cháy gồm 01 máy bơm chữa cháy, 08 bình CO2 và 08 bình xịt bột.

7.4. Về điều hành quản lý chợ:

a. Ban quản lý chợ gồm 03 người, quản lý các hoạt động kinh doanh mua bán tại chợ.

b. Có nội quy hoạt động và được niêm yết công khai.

c. Sử dụng cân đối chứng nhằm giúp người tiêu dùng tự kiểm tra về số lượng, khối lượng hàng hóa.

d. Các hàng hóa, dịch vụ kinh doanh tại chợ không thuộc danh mục cấm kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

8. Tiêu chí 8: Thông tin và truyền thông:

Hiện nay, trên địa bàn xã có 01 điểm phục vụ Bưu chính và 01 điểm phục vụ Viễn thông do ngành Bưu chính và Viễn thông quản lý. Rộng 489 m2, ấp 4, trước Bưu điện giáp tỉnh lộ 328, đảm bảo đáp ứng phục vụ tốt cho nhu cầu dịch vụ Bưu chính và Viễn thông của các tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã. Cụ thể như sau:

8.1. Tiêu chí về điểm phục vụ bưu chính:

- Hiện có 01 người trực để giao dịch, tiếp nhận chuyển phát bưu phẩm, tiền, quà, báo chí. Có mặt bằng và trang thiết bị phù hợp với yêu cầu cung ứng và sử dụng dịch vụ Bưu chính.

- Có treo Biển tên điểm phục vụ là: “ Bưu điện Văn hóa xã Hòa Bình”.

- Có niêm yết giờ mở cửa phục vụ từ thứ hai đến thứ bảy hàng tuần ( trừ các ngày lễ, tết, chủ nhật ): sáng từ 7g00 đến 10g00, chiều từ 14g00 đến 16g00. Có niêm yết các thông tin về dịch vụ Bưu chính cung ứng tại điểm phục vụ.

- Có thùng thư được thiết kế và lắp đặt tại vị trí thuận tiện, dễ tiếp cận và đảm bảo an toàn cho người gửi thư, không làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng. Được thống nhất về kích thước, màu sắc đảm bảo mỹ quan và được làm bằng vật liệu chắc chắn, khó cạy phá. Có hệ thống khóa riêng, có khe hở ngang đủ để bỏ thư và có thiết kế phù hợp để ngăn cản việc móc thư ra từ khe hở. Trên thùng thư có các thông tin về tên đơn vị quản lý, tên bưu cục, ngày giờ, số lần mở thùng thư trong ngày.

8.2. Dịch vụ viễn thông, internet:

- Hiện xã đã có 8 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông, đại lý internet. Có trạm thông tin khoa học công nghệ thôn tin, vị trí lắp đặt tại phòng tiếp dân xã Hòa Bình, phục vụ miễn phí cho nhân dân đến sử dụng khai thác các thông tin cần thiết cho học tập, lao động, sản xuất.

- Số hộ gia đình trong xã có thuê bao riêng sử dụng dịch vụ viễn thông, Internet: 362/2.849 hộ, chiếm tỷ lệ 12.7 %.

- Xã đã có kết nối truyền dẫn băng rộng đa dịch vụ (ADSL, FTTH…), có các đường cáp đồng, cáp quang  kết nối về tới trục đường chính trong xã, phục vụ nhu cầu internet tốc độ cao.

- Về tiêu chuẩn, chất lượng dịch vụ Viễn thông: Chất lượng dịch vụ điện thoại cố định mặt đất nội hạt đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ điện thoại trên mạng viễn thông cố định mặt đất. Chất lượng truy cập Internet, đường truyền riêng biệt cho các mạng nội bộ như: Đảng ủy, UBND xã, trường học đều đạt và vượt chuẩn quốc gia. Đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng dịch vụ truy nhập Internet, ADSL.

- Tại xã 8/8 ấp (100%) có hạ tầng kỹ thuật của ngành viễn thông sẵn sàng đáp ứng nhu cầu phát triển thuê bao cho tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ viễn thông, truy nhập Internet.

- Có 8 điểm trên 5 ấp, cung cấp dịch vụ viễn thông công cộng, đại lý Internet, đạt tiêu chuẩn về chất lượng dịch vụ theo Quy chuẩn kỹ thuật.

- Có 4 trạm phát sóng thông tin di động của các doanh nghiệp di động.

8.3. Hệ thống đài truyền thanh và hệ thống loa đến các ấp:

+ Hiện xã có hệ thống đài truyền thanh để phục vụ yêu cầu thông tin, tuyên truyền của địa phương trên hệ thống truyền thanh.

+ Hệ thống đài truyền thanh xã là hệ thống truyền thanh hữu tuyến gồm có một máy phát trung tâm và 5 cụm loa, phủ đều khắp trên địa bàn 8 ấp.

8.4. Xã có ứng dụng công nghệ thôn tin trong công tác quản lý, điều hành:

Xã có ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý, điều hành: Hiện nay, tất cả cán bộ, công chức xã đều có máy vi tính riêng để sử dụng, phục vụ công tác chuyên môn. Hệ thống máy vi tính của xã đã được kết nối mạng LAN chuyên dùng của cơ quan Đảng và mạng internet để truyền dữ liệu. UBND xã đã có website riêng trên trang/cổng thông tin điện tử huyện để cung cấp thông tin về xã và dịch vụ công trực tuyến. UBND xã đã triển khai ứng dụng phần mềm một cửa eGate, phần mềm văn phòng điện tử eOffice để phục vụ công tác quản lý, điều hành và cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên môi trường mạng.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

            9. Tiêu chí 9: Nhà ở dân cư:

            a) Yêu cầu của tiêu chí:

Trên địa bàn không còn nhà tạm, nhà dột nát.

Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn của Bộ Xây dựng đạt ≥90%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Trên địa bàn hiện tại không còn nhà tạm, nhà dột nát.

- Tỉ lệ nhà ở đạt tiêu chuẩn của bộ xây dựng nông thôn mới là 3.027/3.027 căn, đạt 100 %.

+ Nhà ở đảm bảo 3 cứng (nền cứng, khung cứng, mái cứng): 3.027 căn.

+ Diện tích ở  (>14m2/căn): 3.027 căn

+ Niên hạn sử dụng (>20 năm) 3.027 căn

+ Các công trình phụ trợ phù hợp, đảm bảo vệ sinh và thuận tiện cho sinh hoạt.

Kinh phí thực hiện: 5.420 triệu đồng;, gồm:

- Vốn ngân sách tỉnh 1.200 triệu đồng;

- Vốn ngân sách huyện: 200 triệu đồng;

- Vốn ngân sách xã: 340 triệu đồng;

- Vốn Doanh nghiệp: 20 triệu đồng;

- Nguồn khác: 3.660 triệu đồng;

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

10. Tiêu chí 10: Thu nhập:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn năm 2017 là: 44 triệu đồng; năm 2018: 49 triệu đồng, năm 2019: 54 triệu đồng.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trong những năm qua, UBND và Ban quản lý xã đã phối hợp với các ban ngành chức năng cấp trên tổ chức triển khai thực hiện các mô hình trình diễn, mở các lớp chuyển giao khoa học công nghệ, các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân và đã đạt được kết quả khả quan. Bên cạnh đó, Ban quản lý xã đã tổ chức tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân về việc kê khai thu nhập để đánh giá kết quả xây dựng nông thôn mới. UBND xã đã chú trọng đầu tư, cải tạo đường, điện cho 6 khu vực sau để giúp cho người dân, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển sản xuất nhằm tăng thu nhập cho người dân.

Vào tháng 12 năm 2018, Ban quản lý xã đã tổ chức điều tra thống kê thu nhập bình quân từ tháng 06/2018 đến tháng 06/2019 của người dân trên địa bàn xã theo sự hướng dẫn của Chi cục Thống kê huyện Xuyên Mộc. Kết quả điều tra như sau:

+ Thu nhập từ nông, lâm, thủy sản: 194.546.000.000đ

+ Thu nhập từ sản xuất phi, nông, lâm, thủy sản: 96.443.000.000 đ

+ Thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu khác: 314,025.000.000 đ

- Tổng số nhân khẩu thực tế thường trú trên địa bàn năm 2019: 10.971 người.

605.014.000.000: 10.971 người = 55.150.000  triệu đồng

=> Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 là: 55.150.000 triệu đồng/người/năm

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

11. Tiêu chí 11: Hộ nghèo:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn 2016 – 2020 của xã ≤1%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Từ khi xây dựng nông thôn mới, UBND và Ban Quản lý nông thôn mới của xã đã phối hợp với Ban Chỉ đạo giảm nghèo thực hiện các biện pháp hỗ trợ hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập và thoát nghèo bền vững. 

- Căn cứ kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ thoát nghèo và hộ nghèo phát sinh cuối năm 2018 (được UBND huyện Xuyên Mộc phê duyệt tại Quyết định số 07/QĐ-UBND ngày 03/01/2019).

- Tổng số hộ nghèo trên toàn địa bàn xã đến thời điểm hiện tại là: 79/3082 hộ chiếm tỷ lệ 2,56% so với số dân trên toàn địa bàn;

- Trong đó hộ nghèo Quốc gia: 10/3082 hộ chiếm tỷ lệ 0,32% (trong đó hộ nghèo Quốc gia thuộc đối tượng chính sách, BTXH là: 10 hộ)

- Như vậy tỷ lệ hộ nghèo chuẩn quốc gia của xã giai đoạn 2016-2020 theo quy định của Nông thôn mới là 0%.

            c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

            12. Tiêu chí 12: Lao động có việc làm:

            a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động đạt > 90%.

            b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

Trên cơ sở kết quả điều tra lao động năm 2018, trên địa bàn xã Hoà Bình có 8.503 nhân khẩu trong độ tuổi lao động, trong đó:

+ Số người tham gia hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động: 7.102 người.

+ Số người không tham gia hoạt động kinh tế trong độ tuổi lao động: 1.401 người

+ Số Lao động có việc làm: 7.072 người.

=> Tỷ lệ người có việc làm trên dân số trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động là 7.072/7.102 người, chiếm tỷ lệ 99,5% (văn bản xác nhận của Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Xuyên Mộc).

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

            13. Tiêu chí 13: Tổ chức sản xuất:

            a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xã có hợp tác xã hoạt động đúng theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012.

Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững.

            b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

13.1. Xã có hợp tác xã hoạt động đúng theo quy định của Luật Hợp tác xã năm 2012: trên địa bàn xã đã thành lập 01 Hợp tác xã Nông nghiệp – TM – DV xã Hoà Bình. Đã được UBND huyện cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã.

13.2. Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảm bảo bền vững: Hàng năm UBND xã, kết hợp với Hợp tác xã ký hợp đồng liên kết với công ty CP để trồng bắp giống trên địa bàn xã.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

14. Tiêu chí 14: Giáo dục và Đào tạo:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt ≥90%.

Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo đạt ≥45%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

14.1. Xã Được công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, xóa mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; phổ cập giáo dục trung học cơ sở năm 2018; theo quyết định số 5360/QĐ-UBND ngày 18/12/2018 của UBND huyện Xuyên Mộc.

- Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp):

- Năm học 2017-2018: Tổng số học sinh tốt nghiệp THCS(cả 02 hệ) gồm 176/178 học sinh – Đạt tỷ lệ 98,87 %;

- Số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học lên:  174/176 học sinh - Đạt tỷ lệ 98,87 % (gồm THPT 150 học sinh; bổ túc 11 học sinh; Trung cấp, trung cấp nghề 13 học sinh)

14.2. Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo:

- Lao động trong độ tuổi: 8.503 người, trong đó:

- Lao động có việc làm: 7.072 người, trong đó:

- Lao động làm việc tại địa phương: 3.890 người.

- Số lao động qua đào tạo đang làm việc tại địa phương: 2.274 người.

=> Tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo: 2.274/3.890 = 58,46%.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

15. Tiêu chí 15: Y tế:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt ≥85%.

Xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế.

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤14,3%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

15.1 Hiện nay, Ban Quản lý và Ban Chỉ đạo BHYT toàn dân của xã đang triển khai thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động; phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên phụ trách, tập trung thực hiện các nội dung sau:

+ Tổ chức tập huấn công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia BHYT cho Ban điều hành các ấp và tổ trưởng tổ địa bàn dân cư;

+ Theo dõi công tác tuyên truyền, vận động ở các ấp;

+ Nắm chắc danh sách các đối tượng tham gia BHYT trên địa bàn xã, đặc biệt là lực lượng lao động, sinh viên đi làm xa đã tham gia BHYT để có kế hoạch tuyên truyền, vận động hiệu quả.

=> Đến nay Tổng số người dân tham gia các hình thức BHYT là 10.512/12.225 người, chiếm tỷ lệ 85,99 %. Đạt.

15.2. Xã đạt tiêu chí Quốc gia về y tế: Trạm y tế xã chủ trì phối hợp với các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện các hoạt động phấn đấu thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về y tế xã, dưới sự hướng dẫn của y tế tuyến trên đến nay xã đã đạt theo 10 chuẩn Quốc gia về Y tế được quy định tại Quyết định số: 2245/QĐ-UBND ngày 14/8/2018 của tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu công nhận -  đạt 91,5/100 điểm. Đạt.

15.3. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) ≤14,3%: Theo điều tra của Ban Quản lý xã, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao theo tuổi) trên địa bàn xã hiện còn trẻ đạt 13.7 %. Đạt.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

16. Tiêu chí 16: Văn hóa:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ thôn, ấp đạt tiêu chuẩn văn hóa theo quy định ≥70%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

- Ban chỉ đạo phong trào “TDĐKXDĐSVH” xã Hòa Bình được thành lập theo Kế hoạch số 551/KH-UB của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu V/v  vận động xây dựng “ Nếp sống văn hóa – Gia đình văn hóa - Ấp văn hóa” và tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 của BCH Trung ương Đảng khóa VIII về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

-  Để hoạt động phong trào đạt hiệu quả và từng bước nâng cao chất lượng hàng năm BCĐ phong trào xây dựng và triển khai kế hoạch đầu năm cho các ấp hướng dẫn từng hộ dân đăng ký gia đình đạt chuẩn văn hóa kèm theo 3 tiêu chuẩn và 11 tiêu chí làm cơ sở cho việc bình xét gia đình văn hóa. Đối với ấp thực hiện 5 tiêu chuẩn và 24 tiêu chí để xét và công nhận ấp Văn hóa. Phối hợp với MTTQ và các đoàn thể vận động các gia đình đã được công nhận tiếp tục giữ vững danh hiệu gia đình văn hóa và bình xét đề nghị công nhận lại cho những hộ đủ 3 năm giữ vững danh hiệu và ấp đã được công nhận lập hồ sơ, thủ tục đề nghị công nhận lại.

- Đến nay số ấp đạt ấp văn hóa trên địa bàn xã là 8/8 đạt 100%. Cụ thể:

+ Ấp 1 được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 520/QĐ-UHND ngày 02/8/2000 của UBND huyện Xuyên Mộc.

+ Ấp 2 được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 3656/QĐ-UHND ngày 22/9/2006 của UBND huyện Xuyên Mộc.

+ Ấp 3 được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 3248/QĐ-UHND ngày 28/9/2005 của UBND huyện Xuyên Mộc.

+ Ấp 4 được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 4247/QĐ-UHND ngày 07/12/2010 của UBND huyện Xuyên Mộc.

+ Ấp 5  được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 3967/QĐ-UHND ngày 08/11/2007 của UBND huyện Xuyên Mộc.

+ Ấp 6 được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 520/QĐ-UHND ngày 02/8/2000 của UBND huyện Xuyên Mộc.

+ Ấp 7 được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 2610/QĐ-UHND ngày 15/8/2003 của UBND huyện Xuyên Mộc.

+ Ấp 8 được công nhận ấp văn hóa theo Quyết định số 3694/QĐ-UHND ngày 04/11/2009 của UBND huyện Xuyên Mộc.

- Năm 2015: UBND huyện Xuyên Mộc công nhận lại 8/8 ấp, xã Hòa Bình đạt danh hiệu Ấp văn hóa, tỷ lệ 100% (Căn cứ Quyết định số 3924/QĐ-UBND ngày 12/11/2015 của UBND huyện Xuyên Mộc).

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

17. Tiêu chí 17: Môi trường:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định ≥98%                                   (≥65% nước sạch).

Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%.

Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn.

Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch.

Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định.

Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch ≥90%;

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường ≥90%.

Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

1. Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh phải đạt ≥ 98%, trong đó ≥ 65% số hộ sử dụng nước sạch:

Từ khi thực hiện xây dựng xã nông thôn mới đến nay, toàn xã có 100% hộ dân (2.985/2.985 hộ) sử dụng nước hợp vệ sinh, trong đó 65% hộ dân (1.940/2.985 hộ) sử dụng nước máy.

2. Tỷ lệ cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường đạt 100%:

Hiện nay, hầu hết các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn của xã Hòa Bình có quy mô nhỏ thuộc thẩm quyền quản lý cấp huyện, xã. Các cơ sở sản xuất – kinh doanh, nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường, đạt 100% (có danh sách kèm theo). Các cơ sở sản xuất kinh doanh thực hiện phân loại, thu gom, xử lý chất thải đảm bảo theo quy định, nước thải được thu gom trong các bể lắng, lọc trước khi thải ra môi trường; chất thải rắn được phân loại riêng và được thu gom, xử lý định kỳ. Bên cạnh đó, các cơ sở chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa nhằm hạn chế, giảm thiểu tác động đến môi trường.

3. Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn:

UBND xã thường xuyên tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia bảo vệ, dọn dẹp vệ sinh môi trường, không thực hiện các hành vi khai thác tài nguyên khoáng sản trái phép. Hàng năm, vào dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn, UBND xã đã phối hợp với Đoàn thanh niên tổ chức ra quân dọn vệ sinh trước trụ sở UBND xã, trụ sở các ấp, các trường, các tuyến đường giao thông chính như: TL 328, đường liên xã Hòa Bình - Hòa Hội. Tuyên truyền cho nhân dân dọn vệ sinh xung quanh nhà ở, khơi thông kênh mương nội đồng, phát quang bụi rậm, từng bước nhựa hóa các tuyến đường giao thông nông thôn. Góp phần thực hiện có hiệu quả các nội dung, tiêu chí bảo vệ môi trường trong cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới.

Hiện nay, đường làng, ngõ xóm trên địa bàn xã đảm bảo xanh, sạch, đẹp; có trên 95% số hộ đã thực hiện cải tạo vườn; chỉnh trang hàng rào, cổng ngõ không lầy lội.

Bên cạnh đó, UBND xã thành lập Tổ kiểm tra hoạt động tài nguyên khoáng sản, môi trường để tổ chức kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường và khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn xã.

4. Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch:

Trên địa bàn xã có 02 nghĩa trang được quy hoạch theo quy định, việc mai tang thực hiện đúng theo quy ước của khu dân cư (không quá 48 giờ).

Đã ban hành Quy chế quản lý theo quy định tại Nghị định 23/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ; thực hiện mai táng theo quy định tại thông tư số 02/2009/TT-BYT ngày 26/5/2009 của Bộ Y tế và quy ước ở khu dân cư.

Việc an táng người chết tại các nghĩa trang trên địa bàn xã được thực hiện phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán của địa phương, nếp sống văn minh hiện đại và đúng quy hoạch.

5. Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất – kinh doanh được thu gom, xử lý theo quy định:

Trên địa bàn xã không có khu công nghiệp nên nước thải, chất thải chủ yếu từ việc sinh hoạt của nhân dân.

Về nước thải: xã Hòa Bình là xã có địa hình đồi, dốc nên nước mưa chảy tập trung vào các mương hở ven các tuyến đường giao thông nông thôn đổ xuống  suối, không có hiện tượng ngập úng; Nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình được xử lý bằng bể tự hoại 3 ngăn đảm bảo vệ sinh môi trường.

 Về chất thải rắn, chất thải sinh hoạt: Đối với rác thải tại chợ và rác thải sinh hoạt  của các hộ dân ở ven các trục đường chính, các khu dân cư tập trung trên địa bàn xã  được UBND xã hợp đồng với đơn vị thu gom định kỳ 03 lần/tuần (Cụ thể các ngày thứ 2, thứ 4, thứ 6) thu gom và vận chuyển tập trung về bãi trung chuyển tại xã Phước Tân trước khi chuyển về bãi rác Tóc Tiên để xử lý.

Các hộ dân sinh sống tại các điểm dân cư nhỏ, lẻ xa khu dân cư tập trung đều có hố thu gom rác thải và gia đình tự xử lý chủ yếu bằng phương pháp đốt. Địa phương đã triển khai cho các hộ gia đình trên địa bàn xây dựng và thực hiện quy ước ở khu dân cư đã thực hiện cam kết xử lý nước thải, chất thải sinh hoạt đảm bảo vệ sinh môi trường. Toàn xã có 2.764/2.985 hộ có sọt rác chiếm tỷ lệ 92,6%. Trên địa bàn xã có 1.041 hộ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật được thu gom vào bao và được tập kết về địa điểm tập trung của xã để xe chuyên dụng do UBND Huyện hợp đồng vận chuyển về nơi xử lý. UBND xã đã phối hợp cùng Phòng Nông nghiệp & phát triển nông thôn huyện tiến hành khảo sát và lập danh sách đầu tư 30 bể chứa thuốc bảo vệ thực vật trải đều trên địa bàn xã giai đoạn 2017 - 2020. Về đặc thù xã là xã thuần nông nên chất thải rắn trong xây dựng không nhiều và được nhân dân tái sử dụng để đổ nền, sân...

6. Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch ≥90%:

Hiện nay tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch trên địa bàn xã đạt 99% (2.955/2.985hộ), quy mô chung như sau:

- Nhà tiêu được xây dựng khép kín, đảm bảo về diện tích; chất thải nhà vệ sinh được thu gom trong các bể tự hoại nên không gây ra mùi hôi khó chịu.

- Nhà tắm kín đáo có tường bao quanh, có mái che; nước thải được thu gom trong bể lắng và tự thấm.

- Nước sinh hoạt được người dân chứa trong bồn nhựa, inox có nắp đậy kín, không rò rỉ và được vệ sinh định kỳ 03 tháng/lần.

7. Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường phải đạt ≥ 80%:

Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường đạt 80% (308/385 hộ). Hiện nay, hầu hết các cơ sở chăn nuôi trên địa bàn của xã có quy mô nhỏ thuộc thẩm quyền quản lý của cấp huyện, xã, chuồng trại chăn nuôi nằm cách biệt với nhà ở, nguồn nước; được phun xịt xác trùng định kỳ theo kế hoạch chung bảo đảm phòng ngừa, ứng phó dịch bệnh; Chất thải chăn nuôi phải được thu gom và xử lý trong hầm xử lý chất thải Biogas hoặc bể chứa chất thải được xử lý định kỳ đảm bảo không xả, chảy tràn ra khu vực xung quanh.

8. Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm đạt 100%:

Tình hình hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn xã như sau:

- Các cơ sở sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản) có 1344/1344 hộ đăng ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Cơ sở kinh doanh các sản phẩm (thịt, rau, củ, quả, thủy sản) có 22/22 hộ đăng ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Cơ sở kinh doanh các sản phẩm ngành công thương (tạp hóa, …) có 35/35 hộ đăng ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm. Cơ sở dịch vụ ăn uống có 31/31 hộ đăng ký cam kết đảm bảo an toàn thực phẩm.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

18. Tiêu chí 18: Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn.

Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định.

Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”.

Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên.

Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định.

Đảm bảo bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình; bảo vệ và hỗ trợ những người dễ bị tổn thương trong các lĩnh vực của gia đình và đời sống xã hội.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

18.1. Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn theo quy định.

18.2. Có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở theo quy định: Hiện nay, xã Hòa Bình đã có đủ các tổ chức trong hệ thống chính trị cấp xã theo quy định gồm: Đảng ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội Liên hiệp Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh.

18.3. Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “Trong sạch, vững mạnh”, kết quả phân loại Đảng bộ do Thường trực Huyện ủy Xuyên Mộc ban hành vào đầu năm 2020; HĐND, UBND xã được HĐND, UBND huyện đánh giá, xếp loại “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” nhiều năm liền; riêng UBND xã đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tặng Bằng khen “Tập thể lao động tiên tiến tiêu biểu”.

18.4. Tổ chức chính trị - xã hội của xã đạt loại khá trở lên: Trong những năm qua, các tổ chức chính trị - xã hội của xã gồm: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, hội Liên hiệp Phụ nữ, hội Nông dân, hội Cựu chiến binh đã được tổ chức chính trị - xã hội của huyện Xuyên Mộc đánh giá, xếp loại vững mạnh, xuất sắc.

18.5. Xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật theo quy định:

+ Từ khi xây dựng nông thôn mới, Đảng ủy, HĐND, UBND xã đã tập trung chỉ đạo thực hiện đầy đủ các điều kiện thiết yếu bảo đảm để người dân tiếp cận pháp luật tại địa phương; tăng cường thực hiện các biện pháp nâng cao trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong triển khai các thiết chế tiếp cận pháp luật, bảo vệ và phát huy quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.

+ Năm 2018, UBND xã đã được UBND huyện Xuyên Mộc công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

19. Tiêu chí 19: Quốc phòng và An ninh:

a) Yêu cầu của tiêu chí:

Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng.

Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xẩy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được khống chế, giảm liên tục so với các năm trước.

b) Kết quả thực hiện tiêu chí:

1. Xây dựng lực lượng dân quân “vững mạnh, rộng khắp” và hoàn thành các chỉ tiêu quốc phòng khi đáp ứng các yêu cầu theo Hướng dẫn của Bộ Quốc phòng. Cụ thể như sau:

a) Xây dựng Ban chỉ huy quân sự và dân quân xã:

- Số lượng cán bộ: Theo quy định của pháp luật: 05 đ/c

+ Chỉ huy trưởng là thành viên Ủy ban nhân dân xã; Chỉ huy phó, Chính trị viên, Chính trị viên phó là cán bộ kiêm nhiệm, số lượng Chỉ huy phó ở các xã trọng điểm quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật.

+ Trình độ chuyên môn: Chỉ huy trưởng, Chỉ huy phó được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở; Hằng năm được tham gia tập huấn, bồi dưỡng về chính trị, quân sự, pháp luật và nghiệp vụ chuyên môn;

- Nơi làm việc của Ban Chỉ huy quân sự xã: Ban Chỉ huy quân sự có nơi làm việc và trang thiết bị theo quy định của pháp luật; cán bộ Ban Chỉ huy quân sự được hưởng phụ cấp thâm niên, phụ cấp quản lý đơn vị; Trưởng, Phó Ban Chỉ huy quân sự được hưởng chế độ, chính sách và các chế độ đãi ngộ khác theo quy định của pháp luật.

- Chất lượng chính trị: Tỷ lệ đảng viên trong dân quân nòng cốt đạt 21,7%; hoàn thành chỉ tiêu phát triển đảng viên mới trong dân quân theo quy định;

- Ấp đội trưởng, tiểu đội trưởng dân quân thường trực, trung đội trưởng dân quân cơ động là đảng viên (9/10đc = 90%)

b) Xây dựng lực lượng dân quân “Vững mạnh, rộng khắp”:

- Tổ chức xây dựng lực lượng, biên chế, trang bị:

+ Tổ chức biên chế đơn vị dân quân tự vệ theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 33/2016/TT-BQP ngày 29/3/2016 hướng dẫn một số điều của Luật Dân quân tự vệ và Nghị định số 03/2016/NĐ-CP ngày 05/01/2016 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Dân quân tự vệ. Đã xây dựng được 156 đ/c;

+ Hằng năm, Ban chỉ huy Quân sự tham mưu cho UBND xã tổ chức lễ kết nạp dân quân mới và trao quyết định công nhận dân quân nòng cốt đã hoàn thành nhiệm vụ.

+ Trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ theo Thông tư số 65/TT-BQP ngày 16/5/2016 của Bộ Quốc phòng quy định và hướng dẫn về trang bị, quản lý sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ của dân quân tự vệ.

- Huấn luyện: Hàng năm các đối tượng dân quân được giáo dục chính trị, huấn luyện quân sự theo nội dung, thời gian, chương trình quy định tại Thông tư số 02/2016/TT-BQP ngày 08/01/2016 của Bộ Quốc phòng.

- Hoạt động: Thực hiện theo Nghị định số 133/2015/NĐ-CP ngày 28/12/2015 của Chính phủ ban hành quy định việc phối hợp của Dân quân tự vệ với các lực lượng trong hoạt động bảo vệ biên giới, biển, đảo; bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở; bảo vệ và phòng, chống cháy rừng.

c) Hoàn thành các chỉ tiêu về quốc phòng:

- Có đầy đủ các kế hoạch theo quy định tại Thông tư số 108/2016/TT-BQP ngày 16/7/2016 của Bộ Quốc phòng;

- Tuyên truyền vận động và triển khai thực hiện tốt công tác tuyển sinh quân sự, hoàn thành 100% chỉ tiêu tuyển chọn gọi công dân nhập ngũ hằng năm theo chỉ tiêu Chủ tịch UBND cấp huyện giao, đảm bảo chất lượng;

- 100% quân nhân hoàn thành nhiệm vụ ở đơn vị thường trực về địa phương được đăng ký quân dự bị và được quản lý chặt chẽ;

- 100% quân nhân dự bị động viên và phương tiện kỹ thuật được đăng ký, quản lý chặt chẽ theo chỉ tiêu cấp trên giao, sẵn sàng động viên khi có lệnh;

- Hằng năm tổ chức tốt trình tự, thủ tục công tác đăng ký, quản lý công dân trong độ tuổi thực hiện nghĩa vụ tham gia dân quân tự vệ, công dân nam trong độ tuổi sẵn sàng nhập ngũ, đăng ký nghĩa vụ quân sự và lập danh sách báo cáo Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện theo quy định của pháp luật;

- Lập danh sách lực lượng dân quân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn; sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ dân sự khác được giao;

- Chủ trì phối hợp thực hiện có hiệu quả công tác quốc phòng, quân sự theo sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền cùng cấp và chỉ thị, mệnh lệnh, hướng dẫn của cơ quan quân sự cấp trên;

- Phối hợp thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục quốc phòng, an ninh cho lực lượng vũ trang và nhân dân, công tác vận động quân chúng, công tác chính sách hậu phương quân đội; tổ chức cho dân quân tự vệ, dự bị động viên tham gia xây dựng cơ sở vững mạnh toàn diện.

2. Xã đạt chuẩn an toàn về an ninh, trật tự xã hội và đảm bảo bình yên: không có khiếu kiện đông người kéo dài; không để xẩy ra trọng án; tội phạm và tệ nạn xã hội (ma túy, trộm cắp, cờ bạc, nghiện hút) được khống chế, giảm liên tục so với các năm trước.

  1. . Đánh giá đặc điểm địa bàn:

Xã Hòa Bình là một địa bàn rộng với diện tích tự nhiên là 3.708 ha, với mật độ dân số cao (trên 13 nghìn dân) dân số sống tập trung theo tỉnh lộ 328 qua địa bàn xã là 07km, địa bàn là khu trung tâm có nhiều tuyến đường giao thông liên xã, liên huyện đi qua địa bàn, có đường tỉnh lộ 328 đi từ trung tâm huyện qua xã Phước Tân – Hòa Bình – Hòa Hưng và kéo dài đến xã Sông Ray, huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai và đường tỉnh lộ Hòa Bình – Sơn Bình kéo dài đến Mỹ Xuân và đến Tp. HCM, ngoài ra còn một số tuyến đường nông thôn nối liền qua xã Suối Rau, huyện Châu Đức chạy về hướng TX Bà Rịa … Địa bàn xã có tứ cận gồm hướng Đông, Nam và Bắc giáp các xã giáp ranh trong địa bàn huyện như xã Hòa Hội, xã Phước Tân, xã Hòa Hưng, riêng hướng Tây giáp xã Sơn Bình và một phần xã Suối Rau, huyện Châu Đức có địa hình hết sức phức tạp, chia cắt địa bàn bởi dòng sông Ray với những triền dốc thẳng đứng theo 02 bờ sông Ray.

Trong những năm gần đây tình hình ANCT và TT – ATXH trên địa bàn còn diễn biến và tiềm ẩn nhiều phức tạp, các cơ sở tôn giáo trái phép thường xuyên hoạt động, không chấp hành các quy định của pháp luật như : Tự tiện cơ nới nơi thờ tự, tự tiện dựng tượng, tự tiện tổ chức lễ …, tình hình khiếu kiện vượt cấp liên quan dự án hồ chứa nước Sông Ray còn xảy ra thường xuyên, tình hình hoạt động của tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật còn diễn biến và tiềm ẩn nhiều phức tạp, gây ảnh hưởng đến ANTT trên địa bàn.

Ngay từ những ngày đầu năm lực lượng Công an xã đã dự báo tình hình ANTT diễn biến và tiềm ẩn nhiều phức tạp, nên đã chủ động tham mưu cho Đảng ủy – Chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn. Bên cạnh đó lực lượng Công an xã đã tổ chức, quán triệt và triển khai thực hiện cho toàn bộ lực lượng nhằm thực hiện có hiệu quả công tác trong năm góp phần ổn định an ninh chính trị, giữ gìn an ninh trật tự xã hội trên địa bàn nhằm đảm bảo hoàn thành tiêu chí số 19 về ANTT được giữ vững.

  1. Kết quả thực hiện trong 6 tháng đầu năm 2019:

            Nội dung 1: Tự đánh giá đạt

- Năm 2019 Đảng ủy xã Hòa Bình ban hành Nghị quyết số 62-NQ/ĐU, ngày  30/01/2019 về việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác đảm bảo ANTT và xây dựng lực lượng Công an xã; UBND xã xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 2a-CTr/HU của Huyện ủy Xuyên Mộc về việc thực hiện Nghị quyết 40-NQ/TW của Bộ Chính trị về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác Công an trong tình mới.

            - Công tác xây dựng các mô hình:

            + CLB PCTP và TNXH:  06 câu lạc bộ với 180 thành viên;

            + Tổ liên gia tự quản: 20 tổ với 800 thành viên;

            + Tổ hòa giải: 08 tổ với 56 thành viên;

            + Tổ địa bàn dân cư: 73 tổ;

            + Đội dân phòng: 08 đội với 32 thành viên;

            + Camera an ninh: 10 hệ thống, gồm 22 cụm, 36 điểm và 80 mắt Camera.

            Nội dung 2: Tự đánh giá đạt

            Đối với các vụ việc khiếu kiện liên quan đến công trình hồ chứa nước Sông Ray: Cấp ủy, chính quyền địa phương đã chủ động làm tốt công tác tuyên truyền, vận động, giải thích cho nhân dân chấp hành các quy định của pháp luật trong khi chờ giải quyết của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền;

            Trong 06 tháng đầu năm 2019, trên địa bàn xã Hòa Bình không có người dân tham gia khiếu kiện dông người kéo dài, khiếu kiện vượt cấp trái pháp luật.

            Nội dung 3: Tự đánh giá đạt

Trong 06 tháng đầu năm 2019, xã Hòa Bình không xảy ra các vụ trọng án, tội phạm về ma túy trên địa bàn. Cụ thể không xảy ra vụ án hình sự về tội phạm quy định tại các điều 93, 95, 96; tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại các điều 104, 111, 112, 113, 114, 133, 134, 135 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Nội dung 4: Tự đánh giá đạt

 

6 tháng đầu năm 2018

6 tháng đầu năm 2019

So sánh

Phạm pháp hình sự

Xảy ra 04 vụ

(gồm 04 vụ trộm cắp tài sản)

Xảy ra 04 vụ gồm:

01 vụ cướp giật tài sản;

01 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản;

01 vụ lạm dụng chiếm đoạt tài sản;

01 vụ trộm cắp tài sản.

Không tăng, không giảm

Đánh bạc

Không

Không

Không tăng, không giảm

Ma túy, nghiện hút

Sử dụng trái phép chất ma túy: 28 đối tượng

Đưa 04 đối tượng vào cơ sở tư vấn và điều trị nghiện ma túy

Giảm

Tai nạn

giao thông

Xảy ra 02 vụ,

chết 02 người

Xảy ra 01 vụ,

Chết 01 người

Giảm

 

Nội dung 5: Tự đánh giá đạt

Năm 2018 xã Hòa Bình được công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh trật tự theo quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BCA, ngày 27/4/2012 của Bộ Công an quy định về khu dân cư, xã, thị trấn, cơ quan, doanh nghiệp, nhà trường đạt tiêu chuẩn an toàn về an ninh, trật tự; xã có 8/8 ấp và 6/6 trường học được UBND xã ra Quyết định công nhận đạt tiêu chuẩn an toàn về ANTT.

Nội dung 6: Tự đánh giá đạt

Lực lượng Công an xã đã được xây dựng và đáp ứng theo biên chế gồm: 01 Trưởng, 02 Phó và 03 Công an viên thường trực; lực lượng Công an viên phụ trách các ấp gồm 13 đồng chí/8 ấp, không có ấp nào trống Công an viên;

Lực lượng Công an xã đã chủ động nắm chắc tình hình, kịp thời tham mưu, đề xuất với cấp ủy, chính quyền cùng cấp về chủ trương, đường lối, biện pháp, kế hoạch thực hiện công tác đảm bảo an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ. Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo an ninh, trật tự trên địa bàn; hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, thực hiện nhiệm vụ công tác theo đúng quy định của pháp luật.

Năm 2018 tập thể Công an xã được phân loại thi đua đạt danh hiệu “Đơn vị tiên tiến”

c) Tự đánh giá: Đạt yêu cầu tiêu chí.

 

V. Đánh giá chung:

1. Những mặt đã làm được:

a) Về kinh tế:

- Qua 05 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn của địa phương đã có những thay đổi toàn diện và đạt được những kết quả tích cực. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn phát triển nhanh, nổi bật nhất là hệ thống đường giao thông, thủy lợi, trường học, cơ sở vật chất văn hóa.

- Cơ cấu kinh tế nông thôn tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thương mại - dịch vụ; nâng cao chất lượng, hiệu quả sản xuất, nhất là các sản phẩm thế mạnh của xã (trồng lúa, chăn nuôi súc, gia cầm, khai thác, nuôi trồng thủy sản, du lịch). Trong những năm qua đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế có hiệu quả gắn với xây dựng nông thôn mới, nâng cao thu nhập và đời sống vật chất tinh thần cho người dân được nâng cao, thể hiện như sau:

Thu nhập bình quân đầu người: từ năm 2012 đến năm 2019 tăng 24.470.000 đồng/người/năm.

b) Về văn hóa – xã hội:

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao được đẩy mạnh. Chất lượng giáo dục ngày càng tăng, phổ cập giáo dục tiếp tục được duy trì, công tác đào tạo nghề giải quyết việc làm được quan tâm chỉ đạo. Công tác phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân đạt kết quả tốt, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ngày một tăng.

- Phong trào thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới được nhân dân đồng tình hưởng ứng mạnh mẽ, tạo ra sức lan tỏa lớn và thật sự mang lại hiệu quả thiết thực đối với chương trình xây dựng nông thôn mới. 2.274/3.890 = 58,46%.

- Đào tạo nghề nông thôn: 9 lớp, số người tham dự 285 học viên.

- Tỷ lệ hộ nghèo Quốc gia: từ năm 2012 đến năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo Quốc gia giảm từ 2,79 % xuống còn chỉ còn 0 %, hiện nay trên địa bàn xã không còn hộ nghèo Quốc gia.

c) Về môi trường:

- Cảnh quang môi trường nông thôn ngày càng được cải thiện xanh, sạch; ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao. Hiện nay, số hộ sử dụng nước sạch hợp vệ sinh, tỷ lệ người dân tham gia thu gom rác thải sinh hoạt tăng so với những năm trước, các tuyến đường giao thông nông thôn được vệ sinh thông thoáng, nhà ở được nâng cấp đạt chuẩn, các công trình nước sạch, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi được đầu tư đảm bảo vệ sinh môi trường; việc mai táng người qua đời thực hiện theo quy ước ở khu dân cư; chất thải từ các cơ sở kinh doanh được thu gom xử lý theo quy định.

- Đối với chất thải sinh hoạt được đơn vị thu gom định kỳ 02 lần/tuần gồm thứ 2, thứ 5 thu gom và vận chuyển tập trung về bãi rác trung chuyển xã Phước Tân.

d) Về hệ thống chính trị và an ninh, trật tự:

- Hệ thống chính trị không ngừng được củng cố và phát huy sức mạnh tổng hợp. Đội ngũ cán bộ, công chức xã ngày càng hoàn thiện cả về chính trị, năng lực chuyên môn, tinh thần trách nhiệm và kỹ năng vận động quần chúng. Tình hình ANCT – TTATXH trên địa bàn được giữ vững, công tác quốc phòng – an ninh được thực hiện tốt.

- Mô hình Canmera an ninh: Hiện tại trên địa bàn xã có 03 hệ thống được truyền tải về Trung tâm tại Trụ sở Công an xã do Công an xã quản lý và bố trí lực lượng Công an xã trực tiếp quan sát phục vụ công tác gồm 01 hệ thống của Huyện lắp gồm 04 cụm với 13 mắt; 01 hệ thống của xã gồm 05 cụm với 16 mắt và 01 hệ thống tại UBND xã gồm 04 mắt được kết nối qua màng hình Tivi quan sát, theo dõi, thuận tiện phục vụ công tác; Các ấp đã vận động và lắp đặt 08 hệ thống, gồm 16 cụm, 24 điểm với 47 mắt Camera.

e) Kết quả thực hiện 19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới:

Trong những năm qua, UBND và Ban quản lý xã đã tập trung thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành, tuyên truyền, vận động và đề ra nhiều giải pháp hiệu quả để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xã. Từ đó đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị, nâng cao nhận thức của nhân dân và huy động được mọi nguồn lực để thực hiện có hiệu quả chương trình. Tính đến tháng 08/2019, xã đã thực hiện hoàn thành 19/19 tiêu chí nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân:

- Việc chuyển dịch cơ cấu sản xuất vẫn còn chậm, việc quy hoạch các vùng chuyên canh sản xuất chưa thực hiện được; các ngành nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp vẫn chưa thực sự ổn định; sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp vẫn còn ở quy mô nhỏ, sản phẩm chưa có thương hiệu và chưa đủ sức cạnh tranh; các mô hình phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới thành công chưa được tổng kết nhân ra diện rộng; chưa đáp ứng tốt yêu cầu phát triển và đổi mới toàn diện của nền kinh tế địa phương.

- Thu nhập của nhân dân chưa thật sự bền vững do ảnh hưởng nhiều yếu tố khách quan như giá cả thị trường không ổn định; thiên tai, dịch bệnh diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của cây trồng và vật nuôi.

- Một số thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Quản lý và các ban ngành, đoàn thể của xã chưa phát huy hết vai trò tiên phong, chưa sâu sát địa bàn, chưa chủ động, sáng tạo từ đó ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện một số tiêu chí.

- Một bộ phận nhỏ người dân nhận thức còn hạn chế, còn trông chờ, ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, đặt quyền lợi cá nhân lên trên lợi ích cộng đồng.

3. Bài học kinh nghiệm:

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới phải có tính định hướng, bền vững và có những bước đột phá quan trọng; tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội. Đối với Hòa Bình là một xã có nền kinh tế gắn liền với nông nghiệp thì công tác quy hoạch xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng; cần phải tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, chú trọng đến việc quy hoạch tổng thể và quy hoạch cụ thể, chi tiết theo từng ngành; xác định rõ vai trò trách nhiệm của từng ngành, từng bộ phận của hệ thống chính trị trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo; phát hiện, chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, thiếu sót trong quá trình thực hiện.

- Cấp uỷ Đảng, chính quyền phải chủ động triển khai thực hiện, xây dựng kế hoạch, lộ trình thực hiện cụ thể cho từng giai đoạn. Các bước tiến hành được thực hiện một cách khoa học, trên cơ sở phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đồng thời thực hiện tốt việc công khai, dân chủ, dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và giám sát.

   - Tiếp tục thực hiện tốt công tác bố trí, luân chuyển, quản lý, giáo dục và đào tạo đội ngũ cán bộ xã và các ấp đúng chuẩn theo quy định. Tiếp tục phát huy tốt vai trò, vị trí của cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể trong hệ thống chính trị để xây dựng nông thôn mới; tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn xã.

4. Đề xuất, kiến nghị:

Đề nghị Ban Chỉ đạo chương trình mục tiêu Quốc gia của tỉnh và huyện xem xét,  hỗ trợ Ban quản lý của xã mở thêm các lớp tập huấn cho cán bộ xã và các ấp. Chú trọng vào các nội dung về biện pháp triển khai thực hiện Đề án và Kế hoạch xây dựng nông thôn mới, biện pháp tổ chức thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới, cách lập và triển khai thực hiện các dự án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho nhân dân nhằm giữ vững các tiêu chí sau khi được công nhận.

Xem xét, ban hành chế độ đãi ngộ đặc thù cho cán bộ chuyên quản nông thôn mới vì hiện nay cán bộ này là chức danh kiêm nhiệm và chưa được hưởng trợ cấp.

VI. Kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới:

1. Quan điểm:

Xây dựng, triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng ủy, HĐND xã và kế hoạch của UBND xã về nâng cao chất lượng các tiêu chí xây dựng nông thôn mới.

Các thành viên Ban chỉ đạo phải bám sát kế hoạch công tác, nội dung được phân công hỗ trợ các Ban phát triển ấp, hướng dẫn chỉ đạo thực hiện các tiêu chí nông thôn mới. Thường xuyên chỉ đạo, nắm chắc tiến độ, kết quả triển khai trên địa bàn các ấp, tổng hợp báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo định kỳ để từng bước nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới.

Các ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể: xây dựng và triển khai kế hoạch để tập trung thực hiện các tiêu chí có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình trong năm 2019 và những năm tiếp theo.

Vận dụng linh hoạt các cơ chế chính sách, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế, cộng đồng dân cư tham gia đầu tư phát triển sản xuất.

2. Mục tiêu:

Tiếp tục duy trì, giữ vững và nâng cao chất lượng 19/19 tiêu chí đã đạt được. Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn, hạ tầng xã hội, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao. Phát triển nông thôn theo quy hoạch, gắn nông nghiệp với phát triển, dịch vụ - thương mại. Hạ tầng kinh tế, xã hội từng bước hiện đại, bản sắc văn hoá được bảo tồn, dân trí được nâng cao; môi trường sinh thái xanh – sạch - đẹp; chất lượng hệ thống chính trị được nâng cao, sát dân, gần dân, lắng nghe ý kiến nhân dân.

3. Nội dung nâng chất lượng các tiêu chí nông thôn mới:

a) Công tác tuyên truyền, vận động toàn xã hội tham gia thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới:

Công tác tuyên truyền, vận động là một trong những khâu rất quan trọng, quyết định đến sự thành công trong việc thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới. Do đó, UBND và Ban Quản lý xã tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức phong phú về nội dung Chương trình xây dựng nông thôn mới. Thông qua công tác tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động, sự đồng thuận trong xã hội, phát huy tính năng động, sáng tạo, cùng chung tay chủ động khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới của xã, thể hiện qua các việc làm cụ thể như: hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động làm các công trình đường giao thông nông thôn, kênh mương thủy lợi; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ để chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển kinh tế gia đình để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế hợp tác, xây dựng cảnh quan môi trường. Tiếp tục thực hiện kế hoạch tuyên truyền, vận động xây dựng nông thôn mới gắn với phát động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”.

b) Tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, ngành nghề, nâng cao thu nhập cho người dân:

Tập trung chỉ đạo vận động nông dân đẩy mạnh phát triển sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với kinh tế tập thể, xây dựng nhiều mô hình kinh tế làm ăn có hiệu quả. Đẩy mạnh công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật, hỗ trợ sản xuất, góp phần cải thiện đời sống, giảm nghèo bền vững, nâng cao thu nhập cho người dân.

c) Khảo sát, phân loại cán bộ để xây dựng kế hoạch, đào tạo nâng cao trình độ đáp ứng với nhiệm vụ trong tình hình mới.

d) Công khai, minh bạch, sử dụng đúng mục đích, đúng quy định, có hiệu quả nguồn lực huy động cho chương trình xây dựng Nông thôn mới ở địa phương.

Trên đây là báo cáo kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đến năm 2019 trên địa bàn xã Hòa Bình./.

Nơi nhận:

- Ban Chỉ đạo tỉnh;

- UBND huyện;

- Ban Chỉ đạo huyện; 

- Đảng ủy & HĐND xã;

- Ban QL TTCT MTQG xã;

- Lưu: VP.

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
 

 

 

Tuấn
|

  
Trang KHCN phục vụ nông thôn
LOGO
Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân xã Hoà Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3 872 118 - Fax: (84.064) 3 872 118
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu