Từ năm 2002, TS Lê Thanh Hùng đã chú ý đến việc nuôi ếch công nghiệp. Trong những lần đi công tác từ Bắc chí Nam, như Đông Anh (Hà Nội), Yên Phong (Hà Bắc), Từ Lộc (Hải Hưng) và một số tỉnh miền Nam, anh nhận thấy người dân thường nuôi ếch đồng với nguồn giống bắt ngòai tự nhiên. Đây là lòai ếch đồng Việt Nam, tên khoa học là Rana tigrina. Khi mang về nuôi, người dân thường nuôi ếch bằng những lọai côn trùng tìm kiếm được như sâu bọ, giun, bướm đêm. Nuôi trong khỏang từ 4-6 tháng, ếch đồng chỉ đạt trọng lượng khỏang trên dưới 1 lạng (100g) mỗi con.
Có dịp ra nước ngòai, TS Lê Thanh Hùng kinh ngạc khi nhìn thấy một số nước quanh ta đã có hẳn cả một ngành công nghiệp nuôi ếch. Ở Thái Lan, người ta nuôi một lòai ếch đồng Thái lan, tên khoa học là Rana rugulosa. Lòai ếch này được nuôi trong những bể xi măng và được cho ăn thức ăn viên công nghiệp. Thời gian nuôi từ 4-5 tháng, trọng lượng mỗi chú ếch có thể đạt đến 300-400g/con, gấp 3 lần so với ếch đồng VN. Chỉ trong năm 1995, Thái Lan đã có trên 300 trại nuôi ếch với qui mô công nghiệp. Không chỉ có vậy, người Thái còn nhập cả giống ếch bò từ Nam Mỹ (Rana catesbeiana) để nuôi. Lòai ếch này phải nuôi từ 6-8 tháng để cho ra ếch thương phẩm, trọng lượng trên dưới nửa kg/con. Riêng Đài Loan cũng đang bắt đầu xuất hiện những trại nuôi công nghiệp ếch. Đây là lòai ếch đồng của Đài Loan, có tên khoa học Rana tigrina pantheria. Ếch đồng Đài Loan cũng được nuôi bằng thức ăn viên công nghiệp cho đến khi thành ếch thương phẩm với thời gian nuôi và trọng lượng ếch tương đương như ở Thái lan. Ngòai ra, Đài Loan cũng nhập ếch bò Nam Mỹ để nuôi, nhưng do là xứ lạnh, mùa đông có nhiệt độ thấp hơn 20 độ C nên không thể nuôi quanh năm được.
Nhận thấy ếch dễ nuôi và có giá trị kinh tế cao, TS Lê Thanh Hùng tự hỏi, liệu có thể phát triển ngành… công nghiệp nuôi ếch tại VN? Ếch đồng Việt Nam nếu đưa nuôi công nghiệp có đạt giá trị kinh tế không? Nếu chọn nuôi ếch Thái Lan và ếch đồng Việt Nam, nuôi lòai nào có giá trị kinh tế cao hơn? Bức xúc trước những câu hỏi trên, TS Lê Thanh Hùng bèn bắt tay vào thực hiện đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình sản xuất giống và nuôi thâm canh ếch”.
Năm 2002, TS Lê Thanh Hùng cùng một nhóm nghiên cứu do mình phụ trách đã nhập về VN 200 con giống ếch Thái Lan để nuôi thử nghiệm. Tham gia nuôi thử nghiệm, còn có sự hợp tác của một số hộ dân ở ngọai thành cùng với công ty Côn Au ở Q.9-TP.HCM. Ếch được nuôi trong những bể xi măng có kích thước (3x2,5x1,2)m với mật độ nuôi 100 con/ m2. Để so sánh, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến hành nuôi ếch đồng VN trong điều kiện tương tự như nuôi ếch Thái Lan. Tuy nhiên, do ếch đồng VN “nhỏ con” hơn nên được nuôi trong những bể xi măng có kích thước phù hợp hơn là (3x2x0,8)m. Mật độ nuôi là 85 con/ m2.
Cả hai lọai ếch đồng VN và ếch đồng Thái lan đều được nuôi thúc bằng lọai cám viên nổi của nhà sản thực phẩm chăn nuôi Cargill, có hàm lượng đạm (protein) 22-35%.
Điều kỳ lạ là, ếch đồng VN sau nửa tháng nuôi, tỷ lệ sống chỉ có 36,2%. Chúng hầu như không ăn thức ăn viên, lại hay ăn thịt lẩn nhau. Đã vậy, ếch đồng VN còn có “tâm lý” sợ bóng người. Mỗi khi nhác có bóng người qua lại, chúng nhảy tưng lên thành hồ và bị trầy xước miệng nên bỏ ăn và… chết! Các nhà nghiên cứu lắc đầu khi thấy, sau 3 tháng nuôi với thức ăn công nghiệp, giàu đạm hẳn hoi mà ếch đồng VN cũng chỉ đạt trọng lượng trung bình có… hơn 20 gam/con.
Trong khi đó, ếch đồng Thái Lan tuy cũng có tập quán ăn thịt lẩn nhau nhưng chỉ trong 15 ngày đầu của chu kỳ nuôi. Qua thời gian đó, nuôi trong 60 ngày, mỗi con đã đạt tới trọng lượng hơn 1,5 lạng (167,5g)/con. Tỷ lệ nuôi sống đạt tới trên 70%.
Nuôi 1, lời...3!
Thành công trong bể nuôi thực nghiệm, nhóm nghiên cứu đã chuyển giao mô hình nuôi ếch Thái Lan trong bể xi măng cho 6 hộ tại huyên Hóc Môn và Củ Chi. Trong số 6 hộ nuôi, có 4 hộ đạt kết quả khả quan. Sau 2 tháng nuôi, tỷ lệ sống đạt từ 65-70%, mỗi chú ếch đạt trọng lượng lượng trung bình 110-120g.
Sau kết quả trên, nhiều nông hộ tại các huyện ngọai thành TP.HCM đang săn lùng ếch giống Thái Lan để nuôi. Thế nhưng, số ếch giống mà nhóm nghiên cứu ươn nuôi được tại Trại thực nghiệm của vườn hiện không còn đủ để bán. Nhóm nghiên cứu đang tiếp tục “nhân giống” từ số ếch giống Thái Lan nhập về trước đây để trong vài tháng tới, có thể kịp cung cấp cho người nuôi
Trong khi đó, một nhà chuyên xuất khẩu ếch đông lạnh là Công ty V.T (đề nghị không nêu tên), tiết lộ nhu cầu xuất khẩu ếch hiện rất lớn. Do không đủ ếch xuất khẩu nên khách hàng các nước chỉ ký hợp đồng với các công ty của ta theo từng công-ten-nơ: lọai công-ten-nơ 9 tấn và lọai 18 tấn.. Gía xuất khẩu tùy theo qui cách và kích cỡ. Thấp nhất, khỏang 2USD/kg đùi ếch. Với ếch có kích cỡ lớn, giá xuất khẩu có thể lên đến trên 4USD/kg đùi ếch. Hiện tại, giá thu mua ếch để xuất khẩu là từ 35.000-50.000 đồng/kg đùi ếch.
Còn theo TS Lê Thanh Hùng, các nông hộ hòan tòan có thể tận dụng những bể xây xi măng bỏ trống hay chuồng heo cũ để nuôi ếch. Chỉ cần tốn 1,2 kg thức ăn viên công nghiệp (giá khỏang 10.000 đồng) sẽ cho 1kg ếch thịt sau 3 tháng nuôi. Tính gộp, giá thành 1kg ếch chỉ khỏang hơn chục ngàn đồng nhưng sẽ bán được giá 20.000 – 30.000 đồng cho mỗi kg ếch thịt tươi. Cầm chắc 1 lời 2, lời 3 nếu đầu tư nuôi ếch!