TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Chủ Nhật, 24/11/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 303984

  THUỶ SẢN

  6 bệnh nguy hiểm ở tôm nuôi
03/06/2014
Ngày 28/7/2011, Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư quy định các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi, bao gồm cả tôm giống và tôm thương phẩm.


Theo đó, một số bệnh trên tôm nuôi được chỉ đích danh như sau:

1. Bệnh đầu vàng (Yellowhead Disease - YHD)

a) Tác nhân gây bệnh: Yellowhead complex virus (YHCV);

b) Loài cảm nhiễm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng;

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh tìm thấy đầu tiên tại Thái Lan vào đầu những năm 1990 sau đó lan ra các nước khu vực Đông Nam Á như Philippines, Indonesia, Trung Quốc. Bệnh đầu vàng lan truyền theo đường truyền ngang;

d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có biểu hiện ăn nhiều khác thường, sau đó ngừng ăn, với sự xuất hiện màu vàng ở phần đầu ngực và sự nhạt màu của toàn cơ thể, tôm bơi lờ đờ trên mặt nước và ven bờ rồi chết với mức độ tăng dần trong vòng 2 - 4 ngày, tỷ lệ chết có thể lên đến 100%.

 

2. Hội chứng Taura (Taura Syndrome - TS)

a) Tác nhân gây bệnh: Taura Syndrome Virus (TSV);

b) Loài cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng ở giai đoạn 14 - 40 ngày tuổi;

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh xuất hiện lần đầu tiên ở Ecuador năm 1991 trên tôm thẻ chân trắng và nhanh chóng lây lan sang các nước ở khu vực châu Mỹ La tinh như: Mỹ (Hawaii), Colombia, Peru… và một số nước, vùng lãnh thổ châu Á như Trung Quốc, Đài Loan… Ở Việt Nam chưa có báo cáo chính thức về dịch bệnh này. Hội chứng Taura có thể lan truyền theo đường truyền ngang và truyền dọc;

d) Đặc điểm bệnh lý: Thể cấp tính: đuôi tôm phồng lên và chuyển sang màu đỏ. Tỷ lệ chết từ 40 - 90% trong vòng 5 - 20 ngày; Giai đoạn chuyển tiếp: xuất hiện các đốm đen trên biểu bì, phồng đuôi và chuyển màu đỏ (người ta thường gọi là bệnh đỏ đuôi); Nếu bệnh chuyển sang thể mạn tính, xuất hiện nhiều đốm nhiễm melanin.

 

Dịch bệnh trên tôm vẫn tái diễn - Ảnh: Phan Thanh Cường

 

3. Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu ở tôm (Infectious Hypodermal and Haematopoetic Necrosis - IHHNV)

a) Tác nhân gây bệnh: Do virus Infection Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus (IHHNV) gây ra;

b) Loài cảm nhiễm: Tôm sú, tôm thẻ chân trắng ở tất cả các giai đoạn;

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh được thấy nhiều trên đàn tôm chân trắng ở châu Mỹ và châu Á như: Thái Lan, Indonesia, Việt Nam,... Bệnh lan truyền theo cả đường truyền ngang và truyền dọc;

d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm có biểu hiện hôn mê, hoạt động yếu, chùy biến dạng, lúc sắp chết thường chuyển màu xanh, cơ phần bụng màu đục. Tôm thẻ chân trắng thể hiện hội chứng dị hình, an-ten quăn queo, vỏ kitin xù xì hoặc biến dạng. Hệ số còi cọc trong đàn tôm giống chân trắng bị bệnh IHHNV thường từ 10 - 30%, khi bị bệnh nặng có thể tới 50%.

 

4. Bệnh virus gan tụy (Hepatopancreatic Parvovirus Disease)

a) Tác nhân gây bệnh: Hepatopancreas Parvovirus (HPV);

b) Loài cảm nhiễm: Tôm he ở giai đoạn tôm giống;

c) Phân bố và lan truyền: Bệnh phân bố rộng rãi ở các nước châu Á, châu Úc, châu Phi và châu Mỹ. Ở nước ta, bệnh được phát hiện lần đầu trên tôm sú nuôi ở Quảng Ninh năm 2002. Bệnh lan truyền theo đường truyền ngang;

d) Đặc điểm bệnh lý: Tôm bị bệnh có triệu chứng không đặc trưng, chậm lớn, ít hoạt động, đục thân, vỏ và phụ bộ thường có nhiều sinh vật bám. Gan tụy bị phá hủy và có màu trắng. Tỷ lệ chết có thể từ 50 - 100% trong 4 tuần.

 

5. Vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (Necrotizing Hepatopancreatitis - NHP)

a) Tác nhân gây bệnh: Là loại vi khuẩn Gram âm có cấu trúc giống như vi khuẩn Ricketsia. Gọi là vi khuẩn gây hoại tử gan tụy (NHPB);

b) Loài cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng, tôm xanh châu Á - Thái Bình Dương (P. stylirostris), tôm sú ở giai đoạn hậu ấu trùng, tôm giống và tôm trưởng thành;

c) Phân bố lan truyền: Chủ yếu ở phía Tây bán cầu gồm các nước Mỹ, Mexico, Panama, Belize, Guatemala, Colombia, Ecuador, Nicaragua, Costa Rica, Brazil, Peru và Venezuela;

d) Đặc điểm bệnh lý: Các dấu hiệu bệnh lý không rõ ràng, bao gồm: tôm bơi lờ đờ, giảm ăn, tăng trưởng chậm, vỏ mềm và gan tụy teo. Kiểm tra ở các góc ao/đầm, tôm mắc bệnh ruột bị rỗng, bẩn, biểu mô bề mặt ruột tăng sinh hoặc bị nhiễm khuẩn thứ phát cùng với sự xuất hiện các chấm đen ở gan tụy. Tỷ lệ chết lên tới 95% ở những đàn tôm nuôi không được điều trị bệnh.

 

6. Bệnh Hoại tử cơ hay còn gọi bệnh đục cơ do virus (IMNV)

a) Tác nhân gây bệnh: Infectious myonecrosis virus;

b) Loài cảm nhiễm: Tôm thẻ chân trắng (cảm nhiễm nhất), tôm sú ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng;

c) Phân bố và lan truyền: Được phát hiện lần đầu trên tôm thẻ chân trắng tại Mexico năm 2004. Tổ chức Thú y Thế giới (OIE) đưa vào danh sách các bệnh phải theo dõi ở khu vực châu Á. Bệnh lan truyền theo cả đường truyền ngang và truyền dọc;

d) Đặc điểm bệnh lý: Bệnh đặc trưng bởi hiện tượng hoại tử từ những điểm nhỏ sau đó lan dần ra, thường phần đuôi tôm xuất hiện màu trắng đục. Tôm thẻ chân trắng nhiễm bệnh hoại tử cơ có tỷ lệ chết từ 35 - 55%, thậm chí còn cao hơn. Nồng độ muối và nhiệt độ môi trường cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh IMNV bùng phát. Bệnh hoại tử cơ có khả năng cảm nhiễm sang một số loài tôm khác, kể cả tôm sú.

thuysantuanha.com.vn
In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu