Cá trê dễ nuôi, sinh trưởng nhanh, là loài cá ăn tạp, tận dụng được nhiều loại thức ăn sẵn có. Có thể nuôi trong bể, ao nhỏ vài chục mét vuông đến ao rộng vài trăm mét vuông, nuôi đơn, nuôi ghép đều được. Tuy nhiên để nuôi cá trê đạt hiệu quả cao, người chăn nuôi cần lưu ý một số điểm sau:
+ Chọn con giống: Giống cá trê hiện nay có 2 loại: Giống lai thường và giống lai trê phi. Trê thường màu vàng có 8 râu. Trê phi đầu nhọn nhỏ có từ 9 đến 12 râu, trên mình có đốm hoa. Tùy theo nhu cầu tiêu thụ của từng vùng mà nên chọn nuôi loại nào. Trê thường nuôi 6 tháng đạt cỡ 450g – 500g/con. Trê phi 5 – 6 tháng đạt cỡ 1kg đến 1,2kg/con.
+ Nguồn nước nuôi: Trê lai ăn tạp, nhưng ở lại sạch nên nguồn nước nuôi cũng phải đảm bảo trong sạch. Nếu nguồn nước bị nhiễm bẩn trê lai sẽ chậm lớn và dễ phát sinh bệnh. Do vậy người nuôi phải định kỳ xử lý và thay nước thường xuyên.
+ Thức ăn và cách cho ăn: Cá trê ăn tạp thiên về thức ăn động vật, địa phương sẵn có nên tận dụng để giảm giá đầu vào. Ngoài ra có thể nuôi cá trê bằng thức ăn công nghiệp theo từng giai đoạn sinh trưởng của cá để đảm bảo đủ lượng đạm cần thiết cho cá phát triển. Khi nuôi cá bằng thức ăn công nghiệp giá thành cho 1 kg cá từ 8 – 10 nghìn đồng. Cá bán ở các tỉnh phía Bắc 20 – 25 nghìn đồng/kg, người nuôi vẫn có lãi trên 50%. Ở các tỉnh phía Nam giá bán cao hơn 30 – 35 nghìn đồng/kg, nhưng lãi chỉ đạt 25 – 30% vì trọng lượng cá xuất bán nhỏ hơn. Tuy nuôi cá trê có lãi cao nhưng hiện nay nhiều hộ gia đình vẫn không dám đầu tư để nuôi vì sợ cá trê ăn nhiều không có lãi là sai lầm.
+ Cách cho ăn: Tập tính của cá trê là ăn theo đàn, nên người nuôi cần cho ăn vào một số giờ nhất định hàng ngày để khi ăn con nào cũng được ăn đạt độ đồng đều về trọng lượng. Có thể cho ăn ngày một lần vào 18 – 19h.
+ Thu hoạch: Khi nuôi 4 – 6 tháng cá đạt cỡ 500g đến 1,2kg thì xuất bán, vì nuôi thêm cá trê cũng sẽ chậm lớn, lãng phí thức ăn làm chi phí tăng cao, lãi suất sẽ giảm