TRANG CHỦ LIÊN HỆ SƠ ĐỒ WEB PHÔNG UNICODE TÌM KIẾM
Thứ Sáu, 22/11/2024
Tổng quan về huyện
Tin hoạt động-KHCN
Sản phẩmHoạt động UBND huyện
Dịch vụ
Gương làm kinh tế giỏi
Tài liệu KHCN
Phim KH&CN
Văn bản pháp quy

WEBSITE CÁC XÃ
Trao đổi trực tuyến
vananhvt88
longttkhcn
WEBSITE KHÁC
THƯ VIỆN HÌNH ẢNH
DỰ BÁO THỜI TIẾT

Lượt truy cập: 302840

  THUỶ SẢN

  Khuyến nông Xơ xác đồng tôm
31/07/2014

Nuôi tôm thẻ chân trắng vùng Ngũ Điền (huyện Phong Điền, TT- Huế) đang đối diện với dịch bệnh, giá tôm nguyên liệu xuống thấp khiến hàng nghìn hộ bỏ hoang…

Xơ xác đồng tôm
Đồng tôm ở Điền Hương bỏ hoang đã mấy tháng nay

Chỏng chơ

Đi dọc vùng Ngũ Điền (gồm các xã Điền Hương, Điền Lộc, Điền Hòa, Điền Môn, Điền Hải), dù đã bước vào mùa vụ nuôi tôm nhưng trên đồng, dưới ao đều vắng bóng người. Cả một vùng tôm trù phú giờ vắng hoe, lều bạt, máy móc chỏng chơ trong cái nắng như đổ lửa.

Tại xã Điền Hương, đi ra giữa vùng nuôi tôm trên cát ven biển, ngoài các công ty, khó khăn lắm mới tìm được một, hai nhóm hộ đang canh hồ, thả tôm nuôi. Còn lại đa số hồ đều bỏ hoang, bờ đê sạt lở, trại nuôi hoang tàn, xuống cấp.

Ông Nguyễn Tấn Thành (thôn Trung Đồng Đông), một hộ nuôi tôm cho biết: “Toàn xã những năm trước nuôi tôm rầm rộ, xe chạy ra vùng cát ven biển nườm nượp. Chưa bao giờ thất bát to như mùa vụ vừa rồi, bình quân mỗi nhà thua lỗ từ 50 - 70 triệu đồng; cá biệt có nhà lỗ đến 200 triệu. Hiện chỉ còn 3 nhóm hộ dám thả nuôi”.

Hộ ông Thành vụ này thả nuôi 2 hồ với diện tích 8.000 m2. Theo tính toán của ông, với giá tôm chỉ 80 - 90 nghìn đồng/kg loại 100 con như hiện nay thì người nuôi “cầm” được vốn là may mắn lắm rồi. Gần 1 ha tôm của ông Thành, tính đầy đủ chi phí các khoản từ khi nuôi đến thu hoạch trong hơn 2 tháng “ngốn” mất gần tỷ bạc, giờ hòa vốn là mừng.

17-21-02_2
Lều bạt, máy móc đầu tư tiền triệu giờ phơi mưa, nắng

Theo thống kê của UBND xã Điền Hương, toàn xã mọi năm thả nuôi 52 ha tôm với 25 hộ dân tham gia, vụ vừa rồi thả nuôi mới gần một tháng đã có gần 15 ha tôm chết, nhiều hộ giờ ôm nợ không dám thả nữa.

Ông Văn Đình Duệ, một người dân nói: “Thà tôm mới thả nuôi chết thì tiêu phí tiền giống, công sức, cải tạo hồ, chứ nuôi trên dưới 1 tháng, có nơi nuôi 2 tháng, nắng nóng hay mưa giông 1 ngày là tôm lăn ra chết đỏ hồ. 2 tháng nuôi ngốn cả gần chục tấn thức ăn chứ không phải ít, tôm chết trắng tay là cái chắc”.

Ông Trần Gia Duy, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Hương cho biết: “Bắt đầu vụ hè thu năm 2013 tôm được giá, qua tết đến nay, tôm nuôi dịch bệnh liên tục; giá tôm cũng chỉ 80 - 90 nghìn đồng/kg, thấp bằng ½ năm ngoái.

Nguyên nhân tôm chết do các bệnh về gan, đường ruột và đốm trắng. Giá tôm xuống thấp do thương lái không thu mua, ảnh hưởng từ thị trường Trung Quốc. Người nuôi tôm ở địa phương chưa bao giờ đối diện với khó khăn lớn như hiện nay”.

Ngoài yếu tố thời tiết, theo ghi nhận của chúng tôi, tại xã Điền Hương, vấn đề xử lý nước thải từ vùng nuôi tôm cũng bị bỏ ngỏ. Toàn xã chỉ có một vài hồ chứa nước thải, nằm gần khu vực nuôi, không trải bạt, cứ xả thải thẳng ra hồ, để tự lắng lọc rồi thải trực tiếp ra biển, gây ô nhiễm hồ nuôi, dịch bệnh lây lan nhanh dẫn đến tôm chết hàng loạt.

17-21-02_3
Người nuôi tôm ở Ngũ Điền cầm chắc thua lỗ do dịch bệnh, giá tôm xuống thấp

Thất nghiệp

Theo Phòng NN- PTNT huyện Phong Điền, toàn huyện có gần 500 ha tôm cả 2 vụ. Do dịch bệnh, giá cả thấp nên đến thời điểm này cũng chỉ thả 50% diện tích. Nuôi tôm vùng Ngũ Điền chủ yếu cung cấp cho thị trường Trung Quốc thông qua các thương lái phía Bắc chứ các thị trường khác do không đảm bảo các tiêu chí, chỉ số sản phẩm nên không bán được.
Vì thế khi thị trường này biến động dẫn đến giá tôm bấp bênh, người nuôi khó khăn.

Tại xã Điền Lộc, những mùa vụ trước toàn xã thả nuôi 12 ha tôm với 14 nhóm hộ ở hai thôn Mỹ Hòa và Tân Hội, nhưng năm nay cũng chỉ thả chừng 50% diện tích.

Ông Lê Văn Thắng, Phó Chủ tịch UBND xã Điền Lộc thông tin: “Năm nay bà con không dám thả là vì sợ dịch bệnh và bị “cụt” vốn. Bà con ở đây chủ yếu theo nghề nuôi tôm, ít hộ đánh bắt thủy hải sản. Giờ nuôi tôm gặp khó khăn khiến nhiều hộ thất nghiệp, cuộc sống khó khăn”.

Cứ bình quân trại tôm giải quyết 4 - 5 lao động thường xuyên, chưa kể lao động thời vụ. Hiện, các hồ nuôi đều bỏ hoang, đa số lao động đều phải thất nghiệp ở nhà. Khó khăn cho bà con là nếu tiếp tục nuôi tôm thì như “canh bạc” với trời, nguồn vốn quá khó khăn; trong khi giá tôm bấp bênh, nuôi trúng vụ cũng không có lãi.

Ông Hoàng Thanh Hùng (thôn Mỹ Hòa) cho hay: “Vụ nuôi năm nay gia đình tui cũng chỉ giữ lại 2 lao động, bình thường thì 6 - 7 lao động làm các công việc sửa máy, cải tạo hồ, chăm sóc tôm… Trước đây mình nuôi cả mấy ha, giờ chỉ nuôi cầm chừng 1 hồ 7.000 m2. Đến thời điểm này xem như cầm chắc lỗ vốn”.

Theo tính toán của ông Hùng: “Giá tôm 130 nghìn đồng/kg trở lên người nuôi mới có lãi. Một hồ 3.000 m2, tính chi phí, từ khi nuôi cho đến khi thu hoạch hết chừng 600 triệu đồng (trong đó thức ăn 10 tấn), thu được 7 tấn tôm, với giá hiện nay bán được chừng 700 triệu đồng thì mới hòa vốn, chưa tính tiền cải tạo ao hồ và công sức bỏ ra. Vì thế, nhiều hộ bỏ hoang đồng không nuôi nữa”.

Tình hình nuôi tôm của  các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cũng gặp nhiều khó khăn, mặc dù lương cắt giảm chỉ còn 70%, người lao động vẫn cần việc nhưng công ty từ chối không tuyển, hiện số lao động trong các vùng tôm ở Điền Lộc thất nghiệp khá nhiều.

 

In trang Quay lại Lên trên

  
LOGO
Bộ Khoa học và Công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ


Cổng thông tin điện tử Chính Phủ
Cổng thông tin điện tử Chính Phủ


Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn


Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn
Kênh truyền hình nông nghiệp - nông thôn


Trang KHCN phục vụ nông thôn
Thông tin tư vấn


bảng giá nông sản
Bảng giá nông sản


Bản quyền thuộc Uỷ Ban Nhân Dân huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Điện thoại: (84.064) 3.874.165 - Fax: (84.064) 3.874.165
Đơn vị thiết kế: Trung tâm Tin học và Thông tin KHCN Bà Rịa - Vũng Tàu